Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

3.7/5 (3 Reviews)

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến thương hiệu. Thương hiệu không phải chỉ đơn giản là một chiếc logo xinh đẹp mà còn là linh hồn, máu thịt của doanh nghiệp. Để tạo được thương hiệu có giá trị, gây ấn tượng và khiến khách hàng luôn nhớ đến thì bạn cần sử dụng một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán.

Vậy cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho công ty là gì? Cùng LPTech tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là thuật ngữ chỉ những yếu tố hữu hình, đại diện cho hình ảnh và bản sắc thương hiệu, giúp khách hàng nhận dạng thương hiệu doanh nghiệp tốt hơn. 

Trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố như tên công ty, slogan, logo, đồng phục, màu sắc, kích cỡ chữ, giao diện web,...Thậm chí, tại một số công ty ngay cả ngoại hình của nhân viên cũng được đưa vào bộ nhận diện thương hiệu.

bộ nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu phải được thể hiện một cách thống nhất, đồng bộ; qua đó tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác (wikipedia)

Với các doanh nghiệp khi có được bộ nhận diện thương hiệu nổi bật và khác biệt sẽ giúp khách hàng nhớ ngay đến mình thay vì các công ty khác. Có thể nói giữa vô vàn thương hiệu, sản phẩm cùng chủng loại, tâm lý khách hàng sẽ chọn sản phẩm mà họ nhớ/nhận diện được thương hiệu của nó đầu tiên. Vậy nên xây dựng cho công ty một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo, đồng bộ sẽ kích thích khả năng mua hàng của khách hàng.

Ngoài ra, về phía nội bộ công ty bộ nhận diện thương hiệu là tài liệu hướng dẫn đội ngũ nhân viên thực thi các ấn phẩm truyền thông, thiết kế sản phẩm có logo,...sao cho truyền tải được tốt nhất thông điệp của thương hiệu.

Một bộ nhận dạng thương hiệu tốt sẽ cho thấy được tất cả các thiết kế cơ bản cần thiết để tạo ra và phổ biến thông tin về công ty - từ các kiểu chữ cho phép và phong cách, đến bảng màu, sử dụng hình ảnh, văn bản và giai điệu, và miêu tả cảm xúc của thương hiệu.

>> Xem thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần lưu ý

Cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp 

Để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và ấn tượng khiến khách hàng ghi nhớ không phải chuyện dễ dàng. Ngoài kiến thức chuyên môn cần có ra, bạn còn phải hiểu các đối thủ cạnh tranh của mình.

Để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu chỉn chu, gây ấn tượng mạnh cho khách hàng bạn không được hấp tấp vội vã mà phải tìm hiểu có tuần tự mọi quy trình. Hãy xem xét lại lịch sử của doanh nghiệp, bắt đầu từ những ngày đầu tiên. Động lực, quy mô và tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp thế nào? Xem lại những giá trị, mục đích mà công ty bạn muốn hướng tới.

bộ nhận điện thương hiệu

Hơn ai hết bạn phải hiểu rõ bản thân doanh nghiệp, nắm hết các điểm mạnh điểm yếu là cách giúp bạn xây dựng nền tảng tương lai cũng như bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng. Tiếp theo, hãy tìm hiểu xem vị trí hiện tại của doanh nghiệp là ở đâu? Điểm độc đáo của công ty bạn là gì? (Ví dụ như con người, văn hoá, sản phẩm mới lạ,...)

Cuối cùng, bạn phải thu thập những thông tin về đối thủ kể cả cách nhận diện công ty đó. Theo bạn, điểm gì khiến bạn không thuận mắt hoặc yêu thích ở công ty đối thủ?

Bộ nhận diện thương hiệu liên quan đến nhiều yếu tố, bạn cần lọc ra cái gì là quan trọng đối với công ty của bạn. Tuy nhiên nếu có thể tạo được tất cả những yếu tố liên quan, bạn sẽ dễ dàng giúp khách hàng hình dung ra thương hiệu của mình.

1. Tên thương hiệu

Để ghi dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng thì tên thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng. Tên thương hiệu sẽ đại diện và thể hiện tất cả những giá trị và quá trình hình thành phát triển mà doanh nghiệp gởi gắm.

Vì vậy, đặt tên thương hiệu rất quan trọng, cần phải là duy nhất, dễ ghi nhớ, dễ đọc và có liên quan tới lĩnh vực, sản phẩm bạn muốn bán. Một câu chuyện lôi cuốn ẩn dấu dưới tên thương hiệu sẽ là cách giúp bạn tăng mức độ nhận biết thương hiệu trong tương lai.

2. Slogan

Sau tên thương hiệu, bạn cần định vị thương hiệu bằng cách tạo ra triết lý slogan cho doanh nghiệp. Bạn sẽ có khoảng 8 từ để ghi dấu trong đầu và trong tim khách hàng, hãy đơn giản hết sức có thể slogan đó.

Slogan không thể thay đổi, nó sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, góp phần vào xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Để tạo ra một slogan hay mà đơn giản không phải dễ dàng, ngoài ra slogan dự đoán được xu hướng của tương lai sẽ giúp sức hút không bị giảm nhiệt dù là trong thời đại nào.

bộ nhận diện thương hiệu

Bạn có thể học hỏi một số câu slogan sâu sắc sau: Broadcast Yourself của Youtube; Think Different của Apple.

3. Logo

Logo của doanh nghiệp có tầm quan trọng không thể thiếu để giúp khách hàng nhận ra thương hiệu. Có một sự thật là phần lớn khách hàng nhìn logo sẽ nhận ra doanh nghiệp đó là ai, nhưng khi hỏi về sản phẩm của doanh nghiệp đó họ có thể thấy lúng túng. 

Logo thương hiệu cần phải đồng nhất cả về màu sắc chủ đạo và giá trị của doanh nghiệp. Để tạo ra được logo như thế bạn có thể sử dụng sách hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu Adobe 2010. 

Bạn sẽ biết cách phác thảo vị trí từng chi tiết, khoảng trắng hoặc kích thước của logo sao cho hợp lý, đẹp mắt và dễ ghi nhớ. Bạn phải phối hợp màu sắc hợp lý, sử dụng hình khối khác biệt để tạo nên sự độc nhất giúp khách hàng có thể phân biệt được bạn trong hàng vạn chiếc logo ngoài kia.

4. Cách dùng chữ

Tuy ít người chú ý những chữ viết sử dụng cho thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng nên cần được định dạng rõ ràng về kiểu chữ, phong cách, kích cỡ, màu sắc,... Bạn cần tìm ra một kiểu chữ đặc biệt phù hợp với những dự án mà công ty bạn đang tiến hành.

Không nên thay đổi nhiều kiểu chữ, dễ gây mất cảm tình và khó nhớ đối với khách hàng.

5. Cách phối màu

Mỗi một doanh nghiệp đều cần phải có một bảng màu dành riêng cho bộ nhận diện thương hiệu. Bạn có thể tùy ý chọn màu sắc chỉ xuất hiện trong logo khác với màu sắc nền văn bản, các dạng thiết kế khác nhưng phải theo quy luật nhất định. 

Màu sắc không nên quá sặc sỡ, giữ số màu ở mức tối thiểu để tránh rối mắt. Có sự phân biệt rạch ròi màu chính, phụ và các màu thay thế nếu cần để dễ dàng phân biệt . Nên ghi rõ tên màu sắc để dễ dàng phân biệt.

6. Sử dụng hình ảnh

Các thiết kế hình ảnh liên quan đến thương hiệu cần được phân biệt rõ ràng ví dụ như loại hình (minh hoạ hay hình chụp), màu sắc hình ảnh (đen trắng hay màu nào khác), kích cỡ hình trong từng loại bài viết,...

Sử dụng kiểu hình ảnh nào để PR trong các chiến dịch quảng cáo của công ty. Khi có một quy chuẩn rõ ràng, bạn có thể dễ dàng thiết kế và tạo nên hình ảnh bắt mắt, gây ấn tượng với người xem.

bộ nhận diện thương hiệu

7. Phong cách ngôn ngữ

Tất cả những điều bạn nói, bạn viết để PR, kể chuyện,...về doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp đó. Do đó bạn cần phác thảo ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả những bài viết liên quan đến doanh nghiệp như quảng cáo, bài blog, thông cáo báo chí,...

Chú ý tới phong cách mà doanh nghiệp muốn hướng tới, ví dụ như mọi quảng cáo của Durex đều sở hữu ngôn từ hài hước, dễ liên tưởng để bất cứ ai cũng phải tủm tỉm cười sau khi đọc xong. Nếu doanh nghiệp của bạn đề cao sự trang trọng, nghiêm túc thì không thể theo văn phong như thế. 

Lưu ý cần có sự đồng nhất trong văn phong ngôn ngữ để khách hàng có thể xác định rõ thương hiệu mình muốn gắn kết bền lâu. Nếu bạn thay đổi văn phong ngôn ngữ không phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm và sự yêu quý của khách hàng.

Tạm Kết

Bộ nhận diện thương hiệu quá khắt khẽ sẽ phá hủy tính sáng tạo, nhưng quá đơn sơ cũng sẽ không thể giúp khách hàng định vị được thương hiệu của mình. Hãy khéo léo tận dụng và lồng ghép các yếu tố trên vào hình ảnh, thiết kế website, landing page, các kênh social,... để gia nhận diện thường hiệu. Chúc bạn thành công nhé!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở thành xu hướng?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh doanh

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.