Thương hiệu của một doanh nghiệp cũng giống như thương hiệu của cá nhân. Chỉ khác là về quy mô nó lớn hơn rất nhiều. Nếu như tính cách đặc biệt của một người tạo nên điểm nhấn của họ thì với doanh nghiệp tính cách thương hiệu (brand personality) cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu cũng như phân biệt với thương hiệu khác.
Vậy thì Brand Personality là gì? Cách tạo dựng tính cách thương hiệu như thế nào hãy cùng tìm hiểu bài viết sau bạn nhé!
Brand Personality là gì?
Brand Personality (tính cách thương hiệu)là tập hợp các đặc điểm, đặc tính của con người được gán cho thương hiệu nào đó để tạo sự khác biệt.
Nó như một khuôn khổ giúp một công ty hoặc tổ chức định hình cách mọi người cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ hoặc sứ mệnh của họ.Đa dạng các hình thức tính cách thương hiệu có thể được truyền đạt thông qua giọng nói, hình ảnh và thậm chí cả chính sách dịch vụ khách hàng.
Ví dụ, khi nhắc đến Apple người ta sẽ nhớ đến tính cách thương hiệu đặc trưng đó là liên quan đến trí tưởng tượng, cải tiến, đam mê, hy vọng và mang đến sức mạnh cho con người thông qua công nghệ. Hay Dove chọn sự chân thành làm tính cách thương hiệu của mình, để thu hút những người tiêu dùng nữ tính.
Các thương hiệu xa xỉ, chẳng hạn như Michael Kors và Chanel, hướng đến sự tinh tế. Tính cách thương hiệu của họ tập trung vào phong cách sống thượng lưu, quyến rũ và thời thượng, thu hút lượng khách hàng chi tiêu cao
Phân biệt Brand Personality và Brand image
Nhiều người vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Brand Personality (tính cách thương hiệu) cần được phân biệt với Brand Image (hình ảnh thương hiệu).
- Brand Image là một loạt các tài sản sáng tạo truyền đạt những lợi ích hữu hình của thương hiệu của công ty đó
- Ngược lại, Brand Personality (tính cách thương hiệu) trực tiếp tạo ra một liên tưởng cảm xúc trong tâm trí của một nhóm người tiêu dùng lý tưởng khi họ nghĩ đến doanh nghiệp của bạn.
Brand Personality (tính cách thương hiệu) có sự khác biệt giữa các thương hiệu ngay cả khi chúng giống nhau về thuộc tính. Ví dụ dễ hiểu như Sony so với Panasonic cùng chung thuộc tính kinh doanh ngành hàng điện tử nhưng tính cách thương hiệu của nó sẽ không giống nhau. Sony mang đến nét tính cách mạnh mẽ, sáng tạo công nghệ còn Panasonic mang đến cá tính tự tin, tinh tế và đáng tin cậy.
Vậy nên điều quan trọng đối với một công ty là xác định chính xác cá tính thương hiệu của mình để tạo được ảnh hưởng với nhóm khách hàng mục tiêu và đạt được thành công trong các chiến dịch tiếp thị.
Tầm quan trọng của Brand Personality là gì?
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp không chỉ là tên, logo và khẩu hiệu mà nó liên quan đến việc chỉ định các đặc điểm và tài sản trong và ngoài dịch vụ để cung cấp cho thương hiệu đó bản sắc riêng biệt gọi chung là tính cách thương hiệu (Brand Personality).
Trong đó, vài trò của Brand Personality trong các chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là rất quan trọng:
- Tính cách thương hiệu là bắt buộc có để phân biệt với sản phẩm khác trên thị trường
- Nó giúp công ty hình thành kết nối và xây dựng tương tác, lòng trung thành của người tiêu dùng. Bởi khách hàng hiện nay ngoài quan tâm đến các yếu tố vật chất thì giá trị cảm xúc của họ cảm nhận được cũng quan trọng không kém.
- Góp phần giúp định vị thương hiệu, phát triển vững mạnh để tránh khỏi tình trạng “sớm nở tối tàn” giữa thị trường khốc liệt.
- Khách hàng có nhiều khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu hơn nếu tính cách của nó giống với của thương hiệu. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng được một chiến lược Branding Marketing hiệu quả. Vậy nên đây là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy việc ra quyết định và bao gồm cả quyết định mua hàng.
Cách tạo dựng tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp
Khi bạn đã thiết lập tính cách thương hiệu của mình, bạn cần đảm bảo rằng mọi yếu tố trong chiến lược tiếp thị đều truyền đạt những đặc điểm bạn đã chọn. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ giọng nói và thiết kế hình ảnh của bạn, đến dịch vụ khách hàng của bạn, nội dung bạn viết và bất kỳ tương tác hoặc liên lạc nào bạn có với khách hàng hiện tại và tương lai của mình.
Tính cách thương hiệu của bạn phải liên tục được củng cố bằng mọi thứ bạn làm, nói và đại diện. Cơ bạn để xây dựng Brand Personality (tính cách thương hiệu) bạn phải trả lời những câu hỏi sau:
1. Biết tính cách thương hiệu của bạn là gì?
Brand Personality sẽ tạo nên màu sắc cho tiếp thị, quảng cáo, truyền thông, sản phẩm. Đó sẽ là trải nghiệm mà khách hàng mong muốn khi mua sản phẩm/dịch vụ nào đó. Cho nên, bạn cần biết giai điệu nào bạn muốn truyền tải đến mọi người trong nhóm tiếp thị, PR để họ góp phần xây dựng tính cách đó.
2. Sáng tạo hay là nhất quán?
Mặc dù hai đặc điểm này không loại trừ lẫn nhau, hãy chọn từ thông dụng phù hợp nhất với thương hiệu của bạn và làm việc với điều đó.
3. Bạn thân thiện hay lạnh lùng?
Giống như hầu hết các thương hiệu nhỏ, bạn có thể sẽ muốn gặp phải sự thân thiện, nhưng bạn có thực sự gặp phải cái lạnh trong nỗ lực trông chuyên nghiệp không?
4. Bạn có nhạy cảm hay tự tin?
Bạn có thể là cả hai, nhưng với mục đích xây dựng tính cách thương hiệu của bạn, chỉ chọn một khi gửi thông tin tiếp thị.
Sau đó, bằng cách điều chỉnh các thiết kế, kế hoạch truyền thông kinh doanh của doanh nghiệp bạn để phù hợp với tính cách và thương hiệu lý tưởng mong muốn.
Khi bạn đã quyết định loại tính cách nào bạn muốn thương hiệu của mình có, hãy bắt đầu điều chỉnh thương hiệu của bạn để phù hợp với tính cách đó. Thông qua những thay đổi giao diện trên website, tạo logo, bố cục hài hòa, phù hợp để tạo nên mức độ chuyên nghiệp và bám sát tính cách đó của thương hiệu bạn.
Bên cạnh đó, một phương pháp mà nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng để tạo nên Brand Personality đó là hợp tác với những Influencer/KOLs. Bởi người nổi tiếng sẽ có tầm ảnh hưởng. Họ đảm bảo được nhận thực, khả năng chấp nhận, tinh thần lạc quan ngay lập tức của khách hàng đối với thương hiệu.
Điều này còn ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và tạo ra lòng trung thành đối với thương hiệu. Ví dụ, Hoa hậu H’Hen Niê là đại sứ thương hiệu cho Sun life Việt Nam, công ty cung cấp giải pháp bảo hiểm nhân thọ.
>> Xem thêm: Brand storytelling là gì? Phát huy sức mạnh của nó trên Social Media
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.