SKU là một trong những công cụ quản lý hàng tồn kho hữu ích đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh các mặt hàng đa dạng. Đặc biệt đối với các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, SKU giúp hỗ trợ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng nhằm cải thiện các hoạt động marketing và bán hàng theo từng thời điểm phù hợp.
Để hiểu hơn SKU là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với Marketing doanh nghiệp, hãy cùng LPTech tìm hiểu chi tiết những thông tin sau đây.
SKU là gì?
SKU - viết tắt của cụm từ tiếng anh Stock Keeping Unit, được hiểu là đơn vị lưu kho. Nó bao gồm chuỗi ký tự chữ và số giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi các mặt hàng và các biến thể của chúng trong kho.
Theo cách hiểu thông thường, SKU còn được gọi là mã mặt hàng, ID mặt hàng, số mặt hàng, là phiên bản rút gọn của việc mô tả mặt hàng.
Mã SKU là mã duy nhất, không trùng lặp, được dựa vào các ký tự số và chữ cái do chính doanh nghiệp quy ước để phân loại hàng hóa theo các chỉ tiêu như nhóm hàng hóa, màu sắc, thuộc tính, kích thước,...
Quan trọng nhất, số SKU có thể được tạo thủ công bằng cách sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa hoặc thông qua điểm bán hàng (POS). SKU sẽ được quét và hệ thống POS sẽ tự động loại bỏ các mặt hàng đó khỏi kho cũng như ghi lại các dữ liệu khác như giá bán. Bên cạnh đó, mã SKU còn được in trên nhãn của sản phẩm cùng với mã sản phẩm chung toàn cầu (UPC) và các thông tin khác về sản phẩm.
Không giống như mã toàn cầu UPC, SKU có thể được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của nhà bán lẻ.
Mã SKU thường được sử dụng trong:
- Nhà kho
- Cửa hàng bán lẻ
- Siêu thị
- Catalogs…
Ý nghĩa của mã SKU trong sản xuất kinh doanh
Mã SKU là một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp với nhiều lợi ích như sau:
- SKU giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác và vị trí chính xác của sản phẩm.
- SKU giúp tìm kiếm nhanh chóng một sản phẩm cũng như giảm thiểu sai sót trong quá trình lưu kho và vận chuyển sản phẩm.
- Cho phép bạn tối ưu hóa việc quản lý danh mục sản phẩm của mình.
- Hỗ trợ theo dõi, quản lý hàng tồn kho và các phân tích khác nhau liên quan đến sản xuất, bán hàng cũng giúp bạn dễ dàng phân tích hành vi của khách hàng.
- SKU được tạo đúng cách giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đóng gói. Nó giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển hàng tồn kho vì nó giúp bạn có thể xác định các mặt hàng luân chuyển chậm.
- SKU giúp dự báo bán hàng và lập kế hoạch sản xuất, tránh tình trạng hết hàng.
- Giúp phân tích các xu hướng hiện tại và tiếp thị lại các sản phẩm trên các nền tảng truyền thông xã hội.
- SKU giúp cung cấp trải nghiệm tại mua sắm tiện ích tại các cửa hàng bán lẻ.
Mã SKU được tạo như thế nào?
Chúng ta sẽ thấy rằng mã SKU thường được tạo thành từ các chữ số, bảng chữ cái hoặc kết hợp cả hai. Các bảng chữ cái và số này cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm bao gồm các yếu tố như sau:
- Giới tính sử dụng sản phẩm
- Thương hiệu của sản phẩm
- Danh mục của sản phẩm
- Kích thước của sản phẩm
- Màu sắc của sản phẩm
- Loại sản phẩm
- Tên của sản phẩm
- Định giá
Mặc dù không có quy tắc thiết lập nào để tạo SKU, nhưng bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Mọi mã đơn vị tồn kho phải là duy nhất và không được sử dụng lại.
- Mã SKU dài có thể trở nên khó hiểu; tốt nhất bạn nên biết cách tối ưu và không nên cho quá nhiều thông tin vào. Những thông tin quan trọng giúp hiển thị trong mã SKU sẽ giúp bạn phân biệt được các sản phẩm với nhau một cách dễ dàng hơn.
- Sắp xếp các thông tin trong mã SKU khoa học cũng như cần phải xác định được thuộc tính quan trọng nhất dùng để phân biệt với các sản phẩm cùng loại.
- Không nên sử dụng các ký tự đặc biệt như *, #, & v.v., cũng như dấu cách để tránh gây nhầm lẫn khi nhập dữ liệu vào Excel.
- Tránh sử dụng các chữ cái như O và I vì chúng có thể bị nhầm với các số 0 và 1.
Ví dụ: Một cửa hàng quần áo có thể thiết kế SKU của mình dựa trên các đặc điểm của sản phẩm như loại mặt hàng, kích thước mặt hàng, chất liệu mặt hàng và màu sắc mặt hàng như sau:
Loại | Mã | Size | Mã | Chất liệu | Mã | Màu sắc | Mã | SKU |
T-shirt | T1 | Nhỏ | S40 | Cotton | CN | Trắng | WH | T1S40CNWH |
T-shirt | T1 | Vừa | M42 | Cotton | CN | Trắng | WH | T1M42CNWH |
T-shirt | T1 | Lớn | L44 | Cotton | CN | Trắng | WH | T1L44CNWH |
T-shirt | T1 | Nhỏ | S40 | Len | WN | Đỏ | RD | T1S40WNRD |
T-shirt | T1 | Vừa | M42 | Len | WN | Đỏ | RD | T1M42WNRD |
Tầm quan trọng của SKU trong Marketing
Các cửa hàng bán lẻ thuộc mọi lĩnh vực như thời trang, giày dép, đồ trang sức, hiệu thuốc, đồ thể thao, cửa hàng quà tặng hoặc những gã khổng lồ về thương mại điện tử như Amazon cũng đều áp dụng SKU để quản lý hàng tồn kho.
Mặt khác, họ cũng như đưa ra được những dự đoán, chiến lược Marketing sản phẩm thích hợp theo từng thời điểm.
>>Xem thêm: Chiến lược marketing ngày Black Friday hiệu quả tăng doanh thu khủng
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn những lợi ích mà SKU mang lại cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp như sau:
Kiểm soát hàng tồn kho
Trong khi dự trữ quá nhiều một sản phẩm có thể dẫn đến cắt giảm lợi nhuận do tăng chi phí ghi sổ, mặt khác, việc dự trữ sản phẩm ít có thể dẫn đến thua lỗ về kinh doanh mặt hàng tiềm năng.
Tóm lại, áp dụng SKU trong lưu giữ hàng tồn kho giúp duy trì hồ sơ hàng tồn kho được cập nhật một cách liên tục, giúp bạn có thể tối đa hóa lợi nhuận và đạt được mục tiêu kinh doanh bằng việc nắm bắt được hành vi của khách hàng.
Dự báo doanh số bán hàng
Với sự hỗ trợ của SKU và các cơ sở dữ liệu khác sẽ giúp bạn dự báo doanh số bán hàng của mình tốt hơn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sản phẩm nào đang bán chạy, bán nhanh, hoặc có thể là bán chậm. Với tất cả các dữ liệu như vậy, việc phân tích sản phẩm và đưa ra chiến lược Marketing là bước cần thiết để giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tối ưu chi phí
Một khi đơn hàng đã được đặt, việc vận chuyển kịp thời là điều cần thiết. Do đó, việc theo dõi hàng tồn kho là một bước rất quan trọng. Mã SKU giúp các quản lý kho tìm được sản phẩm cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác.
Hơn hết, bất cứ khi nào bạn cần một sản phẩm cụ thể, cơ sở dữ liệu có thể được kiểm tra và có thể biết được vị trí chính xác của sản phẩm đó. Do đó, điều này giúp tiết kiệm thời gian, những rắc rối khi tìm kiếm sản phẩm trong các kho hàng lớn và giúp vận chuyển đơn hàng nhanh nhất có thể, tiết kiệm chi phí.
Dịch vụ khách hàng tốt hơn
Nhóm dịch vụ khách hàng và nhóm bán hàng tại cửa hàng thực có thể nhanh chóng xác định vị trí các sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Do đó, các đơn đặt hàng lặp lại, tìm kiếm sản phẩm và so sánh các tính năng của sản phẩm đều được SKU thực hiện dễ dàng đối với khách hàng.
Bạn cũng có thể theo dõi sản phẩm theo thương hiệu, loại, bộ sưu tập, v.v. - điều này giúp tổ chức và tìm kiếm sản phẩm dễ dàng không chỉ trên kênh online mà còn trong kho.
Trong trường hợp là nhà cung cấp, họ có thể nhanh chóng giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm cần thiết của họ khi SKU đã có sẵn.
Tối đa hóa lợi nhuận
SKU hỗ trợ nâng cao hoạt động Marketing và giúp tối đa hóa lợi nhuận. Hơn nữa, chúng giúp bạn biết những sản phẩm đang bán chạy nhất. Do đó, bạn phải thực hiện các hành động chiến lược để duy trì mức bán hàng hiệu quả nhất. Có thể thực hiện định vị sản phẩm phù hợp trên cả nền tảng ngoại tuyến và trực tuyến để tăng sự tập trung của khách hàng.
Giúp bán chéo
Đối với các nhà bán lẻ trực tuyến, việc có SKU phù hợp có thể giúp bán hàng chéo. Ví dụ: Khi khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng của họ, trang web có thể đề xuất các sản phẩm bổ sung, dựa trên SKU của nó.
Giả sử một khách hàng thêm điện thoại di động vào giỏ hàng của họ. Trang web trực tuyến sẽ ngay lập tức đề xuất các mục như phụ kiện bảo vệ màn hình, bộ chuyển đổi, tai nghe, ốp điện thoại và nhiều đề xuất hấp dẫn khác.
>>Bài đọc hữu ích: Upsell là gì? Cross sell là gì? Giải pháp tăng doanh thu hiệu quả
Phân biệt mã SKU so với mã UPC
UPC và SKU, mặc dù đều hỗ trợ với mục tiêu theo dõi các sản phẩm dành cho các nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất,...tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt nhau trong cách ứng dụng. Bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng như sau:
UPC (Universal Product Code), hay mã sản phẩm chung, là một mã số gồm 12 chữ số được gắn vào các sản phẩm ở bất kỳ nơi nào chúng được bán (theo quy ước có sẵn). Trong khi đó, SKU là một mã số có thể bao gồm cả chữ và số có độ dài từ 8-12 ký tự, được tối ưu hóa cho việc kiểm soát kho hàng nội bộ.
Trong khi Tổ chức Tiêu chuẩn Toàn cầu (GS1) ban hành Mã sản phẩm chung, thì SKU được xác định bởi nhà bán lẻ và đi kèm với mã vạch. Như vậy một cùng một sản phẩm, ở những đơn vị khác nhau sẽ gán cho nó những SKU khác nhau nhưng chỉ có một UPC duy nhất.
Ví dụ: Khi bạn mua cùng một nhãn hiệu kem đánh răng có cùng trọng lượng (ví dụ 120 gram) từ hai cửa hàng và mỗi cửa hàng sẽ có các SKU khác nhau. Điều này có nghĩa là kem đánh răng 120 gam của Thương hiệu X sẽ chỉ có 1 mã UPC hoặc mã vạch, nhưng có nhiều SKU khác nhau.
Đơn vị lưu kho SKU xác định các đặc tính của sản phẩm trong khi mã sản phẩm chung UPC xác định các nhà sản xuất và mặt hàng. Ngoài ra, UPC được sử dụng cho người tiêu dùng trong khi SKU được sử dụng phổ biến cho các nhà bán lẻ.
Tổng kết
Có thể nói, SKU trở nên vô cùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay và trên toàn thế giới. Hiểu được SKU là gì, sẽ giúp việc quản lý tồn kho của doanh nghiệp hiệu quả hơn đồng thời có những chương trình Marketing hỗ trợ thúc đẩy mục tiêu doanh số bán. Ngoài ra, xây dựng hệ thống SKU tốt sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và giảm thiểu tổn thất, rủi ro không đáng có.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)