Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (2 Reviews)

Một chiến lược tiếp thị Influencer thành công giúp doanh nghiệp lan tỏa thương hiệu và kết nối đến với nhiều người. Nó thúc đẩy lượng truy cập đến website và thu hút khách hàng mới sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Có rất nhiều lợi ích mang đến từ chiến dịch Influencer Marketing nhưng để có thể vạch ra quy trình xây dựng chiến lược rất khó khăn và phức tạp. Đó là chưa kể đến việc khởi động và quản lý chiến dịch sao cho hiệu quả. Để vượt qua những rào cản đó, hãy cùng tham khảo quy trình xây dựng chiến dịch Influencers Marketing tối ưu và tiết kiệm chi phí dưới dây!

Quy trình 6 bước xây dựng chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Quy trình xây dựng chiến dịch Influencer Marketing

Influencer hiện nay đang là vũ khí lợi hại của truyền thông. Influencer Marketing trở thành xu hướng tiếp thị thống trị thị trường hiện nay. Đối tượng Influencer mà các doanh nghiệp hướng đến để hợp tác không chỉ là những người có tầm ảnh hưởng sâu rộng mà cả những Influencer có ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong phạm vi tiếp cận của họ.

Để có thể xây dựng một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả cần tuân thủ theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch

Xác định mục tiêu của chiến dịch Influencer Marketing là bước quan trọng đầu tiên.  Nó giúp định hình một chiến lược nhất quán trong suốt chiến dịch tiếp thị Influencer. Dựa vào mục tiêu để lên các ý tưởng và đo lường chỉ số thành công ở cuối mỗi chiến dịch.

Xác định mục tiêu của chiến dịch

Một số mục tiêu có thể đặt ra cho chiến dịch Influencer Marketing như:

  1. Nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến
  2. Thiết lập kế hoạch về tài chính cho toàn chiến dịch
  3. Đưa ra những chỉ số hiệu suất- KPI cần đạt được sau chiến dịch

Trong đó, KPI có thể bao gồm các chỉ số tùy theo mục tiêu của chiến dịch Influencer như phạm vi tiếp cận đối tượng khách hàng, số lượng người tương tác (lượt view, like, share, người đăng ký chatbot). Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đạt yêu cầu KPI về sản phẩm/dịch vụ bán ra, lòng trung thành của khách hàng (mức độ quan tâm và kết nối với thương hiệu).

Bước 2: Lựa chọn nền tảng để thực hiện chiến dịch Influencer Marketing

Phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch Influencer Marketing mà nền tảng sử dụng sẽ tương ứng. Các nền tảng khác nhau sẽ có sự đa dạng của đối tượng tham gia. Hãy xem xét nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp đang tìm kiếm tương tác trên nền tảng nào là chủ yếu và loại tương tác nào cần để hoàn thành sẽ lựa chọn được kênh phù hợp.

Các kênh Social Media sẽ mang lại khả năng tương tác cao khi có sự góp mặt của Influencer. Tuy nhiên, chiến lược tiếp thị trên mỗi nền tảng sẽ nhận được kết quả khác nhau. Ví dụ, trên facebook sẽ nhận được kết quả khác với Tik tok, Twitter.

Bước 3: Lựa chọn Influencer phù hợp

Influencer doanh nghiệp chọn sẽ nói lên hình ảnh và đóng vai trò là đại sứ thương hiệu. Nhất là trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp có xu hướng hợp tác lâu dài với Influencer trong nhiều chiến dịch.

Lựa chọn Influencer phù hợp

Để chọn được Influencer chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến dịch cần xem xét các yếu tố như:

  1. Xem xét và điều tra tất cả hồ sơ của Influencer
  2. Xác minh chắc chắn Influencer không vướng vào những thông tin xấu, Scandal
  3. Influencer có khả năng sáng tạo nội dung hấp dẫn, chất lượng và chịu trách nhiệm về hành vi của mình
  4. Đảm bảo Influencer cam kết không thảo luận về các chủ đề, nội dung làm ảnh hưởng đến giá trị, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, nếu như ngân sách chiến dịch hạn hẹp thì thay vì tìm những Influencer có độ phủ sóng lớn thì hãy tìm đến những Influencer có mức độ ảnh hưởng trung bình nhưng họ tương tác tốt với khách hàng. Điều này sẽ giúp duy trì chiến dịch một cách dài hạn.

Bước 4: Sáng tạo nội dung

Content is King (Nội dung là vua) yêu cầu phải phù hợp với chiến dịch nhằm tăng cường nỗ lực tiếp thị Influencer. Tạo ra content chất lượng là trách nhiệm của không những bộ phận Marketing mà nó còn thuộc vào Influencer. Mỗi bên sẽ có những trách nhiệm cụ thể cần phải thực hiện để đảm bảo có một chiến dịch thành công, nhất là đối với Influencer.

Hai bên hợp tác sẽ có sự phân chia cụ thể về chi tiết công việc mỗi bên cần hoàn thành. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tôn trọng sáng tạo của các Influencer để đưa chiến dịch đến thành công. Bởi vì họ là những người hiểu về khán giả của mình nhiều giống như cách doanh nghiệp đang nắm bắt nhu cầu khách hàng.

Bước 5: Lên lịch trình xuất bản

Sau khi giữa bộ phận Marketing và Influencer đã thống nhất với nhau về mảng nội dung cần lên lịch trình phân phối nó. Với hai kênh phân phối chính là online và offline. 

  1. Kênh online sẽ là trên các blog, mạng xã hội, báo điện tử, diễn đàn của Influencer và doanh nghiệp
  2. Kênh offline là các sự kiện, talkshow, thông cáo báo chí, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ,...có sự góp mặt của Influencer

Đối với kênh online cần vạch ra thời gian đăng bài cụ thể phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, công cụ đăng và tần suất đăng cũng cần đặc biệt chú ý với mỗi nền tảng sẽ có những yêu cầu khác nhau. Ví dụ, facebook ưa chuộng những content hấp dẫn, video chất lượng còn instagram đặc trưng hình ảnh kích thích thị giác. Đồng thời, mỗi nền tảng sẽ có những khung giờ vàng khác nhau để đăng tải content.

Lên lịch trình xuất bản

Đối với online thì tương tác phải thống nhất với Influencer và nên trả lời nội dung theo hướng dẫn có sẵn được sự đồng ý của hai bên để tạo ra tính nhất quán.Còn kênh offline thì Influencer cần đảm bảo “đúng giờ” để tạo được thiện cảm đối với khách hàng và đối tác.

Bước 6: Đo lường hiệu quả tiếp thị

Đo lường để biết được kết quả đạt được trong chiến dịch Influencer Marketing đã hoạt động hết công suất hay chưa. Để đo lường phải dựa vào KPI ban đầu đặt ra. Thông thường, hiệu quả của chiến dịch Influencer Marketing sẽ được đo lường bằng các chỉ số như sau:

  1. Độ nhận diện thương hiệu
  2. Mức độ tương tác
  3. Traffic của trang web
  4. Tỉ lệ chuyển đổi
  5. Doanh thu đạt được so với chi phí bỏ ra

Để quy trình và kết quả đạt độ hiệu quả nhất, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự giỏi, có chuyên môn và kinh nghiệm về Influencer Marketing. Hoặc giải pháp tối ưu hơn, các doanh nghiệp/nhãn hàng có thể hợp tác với các AgencyBooking KOL. Họ sẽ giúp bạn thực hiện tất cả mọi việc, vừa tối ưu về chi phí vừa đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Kết Luận

Trên đây là quy trình 6 bước ngắn gọn vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp đang muốn thiết lập chiến lược Influencer Marketing. Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà chiến lược Influencer sẽ được cụ thể hóa theo cách khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu tiếp thị.

Tham khảo thêm>> Triển khai KOLs Marketing kênh nào là tối ưu?

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược giá đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

USP là gì? Vai trò và cách xác định USP thành công cho doanh nghiệp

USP là gì? Vai trò và cách xác định USP thành...

USP là gì? USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point hoặc Unit Selling Proposition, có nghĩa là điểm bán hàng độc nhất. USP thường...

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng hotmail mới nhất hiện nay

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng...

Hotmail là một ứng dụng được cung cấp bởi Microsoft từ năm 2007. Hotmail hoạt động như một công cụ giúp người dùng gửi và nhận thư điện...

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng như thế nào ?

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng...

Outlook là phần mềm gửi và nhận thư điện tử được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại giữa các cá nhân, tổ chức. Tìm...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.