Protocol là một cái tên đã quá quen thuộc trong quản trị hệ thống an ninh mạng. Đây là một giao thức quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống mạng nào. Để hiểu rõ hơn Protocol là gì, các loại giao thức mạng và cách hoạt động của chúng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của LPTech nhé!
Protocol là gì?
Protocol có tên đầy đủ là Communication Protocol, có nghĩa là Giao thức truyền thông. Đây được xem là một bộ quy tắc nội bộ và thỏa thuận sử dụng khi giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng, thiết bị hoặc các hệ thống khác nhau. Tại đây, Protocol sẽ hướng dẫn các bên xử lý thông tin và chia sẻ dữ liệu, giúp đảm bảo tính hiệu quả và bảo mật khi truyền tải.
Nhờ vào Protocol, các thiết bị dù có sự khác nhau về hạ tầng, tiêu chuẩn cơ bản hay thiết kế vẫn có thể giao tiếp dễ dàng.
Hiện nay, Protocol được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Một số ứng dụng điển hình của Protocol là truyền tải dữ liệu qua mạng TCP/IP, HTTP, SSH, SNMP, DNS hoặc SMTP,... Protocol cũng được ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực y tế, giao thông, kỹ thuật và các năng lượng khác.
Cách thức hoạt động của Protocol
Protocol ra đời với mục đích là giúp các thông tin được truyền đi đầy đủ và đúng địa chỉ. Protocol hoạt động dựa trên các lớp của mô hình Open Systems Interconnection (OSI) và mô hình TCP/IP. Mỗi lớp đóng vai trò cụ thể và riêng biệt trong suốt quá trình truyền thông.
Khi có hai thiết bị, hai ứng dụng hoặc hai hệ thống muốn kết nối với nhau, chúng sẽ thiết lập một kết nối mạng theo quy trình sau:
- Xác định cách thức truyền và định nghĩa các thông tin truyền đi.
- Các thông tin được chia thành từng gói và thiết lập kết nối truyền thông để gửi qua mạng.
- Các tệp tin được kiểm tra để đảm bảo chúng đã được gửi đến đúng địa chỉ mà không xảy ra lỗi.
- Sau khi hoàn tất quá trình truyền tin, kết nối được đóng lại. Mỗi giao thức khác nhau có thể dùng phương thức truyền thông khác nhau, có thể truyền qua internet, qua kết nối có dây hoặc không dây.
Tính năng của Protocol là gì?
Protocol ra đời mang đến những tính năng vượt trội, hỗ trợ cho việc chia sẻ, trao đổi tệp tin đầy đủ và an toàn giữa nhiều thiết bị, mạng hoặc hệ thống. Dưới đây là một số tính năng điển hình của Protocol:
Đảm bảo dữ liệu được truyền đi đầy đủ
Giao thức Protocol đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được truyền qua mạng một cách nguyên vẹn và đầy đủ thông tin. Điều này nhờ vào việc kiểm tra lỗi và một số cơ chế mã hóa dữ liệu khác.
Kiểm soát quyền truy cập tệp tin
Protocol cung cấp các cơ chế, nhằm xác thực tài khoản người dùng. Nó đảm bảo rằng chỉ có người dùng và thiết bị được cấp quyền mới có thể truy cập vào tệp tin theo cách an toàn.
Kiểm soát địa chỉ gửi tệp tin
Protocol có giao thức quản lý địa chỉ IP và MAC của mỗi thiết bị. Từ đó, nó đảm bảo các tệp tin sẽ được gửi đến đúng thiết bị, đúng địa chỉ.
Các loại giao thức mạng
Protocol được xem là một giao thức truyền thông giữa nhiều thiết bị, hệ thống và mạng khác nhau. Sau đây là một số giao thức mạng phổ biến nhất của Protocol
Giao thức Internet Protocol (IP)
IP là giao thức cơ bản trong hệ thống mạng Internet. Đây là một loại giao thức để truyền dữ liệu không đáng tin cậy, nó có trách nhiệm định tuyến các tệp tin từ nguồn đến đích trên mạng.
Mỗi thiết bị trên internet đều có một địa chỉ IP riêng, đại diện bằng số 32 bit (IPv4) hoặc 128 bit (IPv6). Nhờ vào địa chỉ IP này mà tệp tin có thể được gửi đúng đến địa chỉ thông qua internet.
Để đảm bảo tính nguyên vẹn của dữ liệu, IP sẽ sử dụng một checksum (kiểm tra bảo vệ) để có thể kiểm soát lỗi trong quá trình chuyển dữ liệu qua mạng. Tuy nhiên, IP sẽ không thể cung cấp tính năng điều khiển lỗi, bảo mật hoặc đồng bộ dữ liệu.
IP có vai trò quan trọng trong giao thức TCP/IP, có thể cung cấp tính năng định tuyến và truyền dữ liệu trên mạng toàn cầu.
> Xem thêm: Hướng dẫn check IP chính xác nhất
Giao thức Transmission Control Protocol (TCP)
TCP là loại giao thức truyền tải đáng tin cậy, được ứng dụng truyền tải tệp tin giữa các thiết bị thông qua internet. TCP sẽ cung cấp tính năng điều khiển, truyền tải và bảo mật dữ liệu đồng bộ hóa theo trình tự rõ ràng. Nhờ vào TCP mà người dùng có thể yên tâm rằng dữ liệu sẽ được gửi từ nguồn đến đích theo đúng vị trí mà không bị mất hoặc trùng dữ liệu.
TCP được ứng dụng để truyền dữ liệu qua HTTP, thư điện tử SMTP, truyền tập tin FTP,... Cùng với IP, giao thức TCP cũng được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Giao thức Hypertext Transfer Protocol (HTTP)
Đây là giao thức để truyền tải siêu văn bản và được dùng cơ bản cho World Wide Web (WWW). HTTP sẽ truyền tải các siêu văn bản HTML, Javascript,... thông qua máy chủ web và trình duyệt web.
HTTP dùng mô hình request - response để truyền tải dữ liệu qua web. Khi trình duyệt web gửi yêu cầu (request), máy chủ sẽ quản hồi (response) bằng cách gửi lại các tài liệu siêu văn bản đã yêu cầu.
HTTP là giao thức quan trọng nhất với WWW, được sử dụng phổ biến nhất trong việc truyền tải siêu văn bản qua internet. Bên cạnh đó, HTTP cũng được dùng trên các ứng dụng web Web Services, API,...
> Xem thêm: HTTPs là gì? Cách cấu hình website sử dụng HTTPs miễn phí
Giao thức SMTP
SMTP là viết tắt của cụm từ Simple Mail Transfer Protocol, là một loại giao thức truyền thư đơn giản trên internet. SMTP được sử dụng là một giao thức truyền tải email giữa các máy chủ mail server trên mạng.
Đây là một giao thức quan trọng để truyền tải thư điện tử trên mạng và được ứng dụng trong Gmail, Outlook, Yahoo,...
Giao thức FTP
FTP là giao thức truyền tải tập tin - File Transfer Protocol, được xem là giao thức cơ bản trong vấn đề truyền tệp tin trên internet. FTP dùng để truyền tải tệp tin giữa máy chủ đến trình duyệt của người dùng.
FTP sử dụng mô hình yêu cầu - phản hồi để có thể truyền đi tập tin từ máy chủ đến trình duyệt của user. Khi bạn thực hiện yêu cầu tải xuống dữ liệu từ máy chủ, FTP sẽ là giao thức thực hiện tác vụ này. Hiện nay, FTP được ứng dụng trong việc truyền tải các tệp tin như WinSCP, FileZilla,...
>Xem thêm: FTP Server là gì? Cách cài đặt và cấu hình cho FTP Server
Giao thức Telnet
Giao thức này được dùng để thiết lập kết nối đến thiết bị từ xa và điều khiển bằng các lệnh được gửi từ máy tính của người dùng. Telnet dùng định dạng kiểu văn bản thuần túy để truyền dữ liệu.
Giao thức SSH
SSH hay còn gọi là Secure Shell, là một giao thức mạng được ứng dụng để thiết lập kết nối từ xa an toàn đến thiết bị. Nhờ vào khả năng mã hóa dữ liệu để bảo mật, nó có thể bảo vệ thiết bị của người dùng khỏi các mối đe dọa từ an ninh mạng.
SSH được thiết lập trong các hệ thống máy chủ và mạng quy mô lớn để đảm bảo kết nối và truyền tải tệp tin an toàn. Bên cạnh đó, SSH còn được ứng dụng để truy cập vào các thiết bị mạng switch, router hoặc tường lửa.
Nhược điểm của giao thức mạng
Mặc dù được thiết kế với nhiều tính năng ưu việt, tuy nhiên, các loại giao thức mạng vẫn tồn tại rủi ro về độ bảo mật.
- Các giao thức mạng mặc dù đã được nâng cấp và cập nhật tính năng bảo mật thường xuyên, dù vậy, lỗ hổng về bảo mật là điều khó có thể tránh khỏi.
- Các rủi ro về bảo mật khi dùng giao thức mạng có thể dẫn đến các cuộc tấn công, nghe lén,... ảnh hưởng đến hệ thống. Một số kiểu tấn công thường gặp là broadcast attack trên router giả lập, điều hướng traffic về máy chủ bị tấn công thay vì máy chủ đích.
Có thể thấy được rằng, Protocol có ứng dụng mạnh mẽ và vai trò quan trọng trong quá trình truyền tải, chia sẻ và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị, hệ thống. Hy vọng qua bài viết này, LPTech đã giúp bạn hiểu rõ Protocol là gì rồi nhé!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.