Poka-yoke là gì? Tìm hiểu cách vận dụng của Poka-yoke trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thực chất không thể tránh khỏi những sai sót gây ra những thiệt hại và nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của con người. Poka-yoke được biết đến như một phương pháp vô cùng hiệu quả giúp doanh nghiệp ngăn ngừa sai sót, sự cố trong quá trình sản xuất.

Vậy cụ thể hệ thống poka yoke là gì? Phương pháp này có điểm gì đặc biệt mà hiện nay ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng đến vậy? Bài viết dưới đây, LPTech sẽ cung cấp bạn thêm thông tin về Poka-yoke cũng như cách vận dụng của Poka-yoke trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Poka-yoke là gì?

Poka Yoke là một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là phòng ngừa sai lỗi hoặc chống sai lỗi, tiếng Anh còn gọi là Error Proofing hoặc Fool-Proofing. Được phát triển bởi nhà tư vấn quản lý, kỹ sư công nghiệp có tên là Shigeo Shingo, đây là phương pháp được xem như một phần hình thành nên hệ thống sản xuất Toyota.

Poka Yoke là hệ thống phát triển thành một quy trình cho phép con người xác định, loại bỏ lỗi khỏi nguồn gốc phát sinh trước khi các tác động bất lợi xảy ra và khắc phục chúng ngay lập tức.

Trong thực tế, việc đào tạo thiếu chuyên nghiệp, nhân viên thiếu tính nhất quán là nguyên nhân chính dẫn đến sai lỗi và bỏ qua những bước quan trọng của quá trình. Poka Yoke là công cụ có thể ứng dụng cho bất cứ vị trí hay quá trình sản xuất nào có nguy cơ xảy ra lỗi trong sản xuất.

Poka-yoke dùng để làm gì?

Poka-yoke là một trong những hệ thống phát hiện lỗi sai được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quy trình sản xuất kinh doanh. Vậy mục đích của poka yoke là gì?

Poka–Yoke phát hiện các sai lỗi và sự cố

Công cụ chống sai lỗi được coi là giải pháp hữu hiệu, Poka-yoke sẽ được áp dụng để phát hiện kịp thời những sai sót, và thông báo đến con người kịp thời có biện pháp khắc phục. Việc phát hiện kịp thời các sai lỗi và sự cố giúp công ty hay doanh nghiệp tránh được sản phẩm bị lỗi, đồng thời giảm được chi phí hư hỏng, chi phí bảo hiểm và chi phí mua nguyên vật liệu.

Đồng thời, khi xuất hiện sai lỗi thì công cụ Poka Yoke sẽ tự động ngắt hệ thống làm việc và báo cáo cho người liên quan. Điển hình như nhân viên thao tác quan sát những bất thường để xử lý sản phẩm hay nhân viên các bộ phận vận hành bảo trì, sản xuất, các kỹ sư quá trình tiếp cận giải quyết vấn đề.

Ví dụ cụ thể nhất là tất cả hệ thống các máy móc của các doanh nghiệp từ Nhật và Hàn Quốc đều trang bị đèn báo màu. Khi máy chạy bình thường báo màu xanh, khi xảy ra bất thường đèn vàng, khi màu đỏ máy có lỗi nghiêm trọng, từ đó sẽ nắm được hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Hay như các doanh nghiệp sản xuất, hệ thống kết hợp cảm biến được gắn trực tiếp vào dây chuyền máy móc sản xuất có chức năng phát hiện sai lỗi và tạo tín hiệu màn hình hiển thị để thông báo cho nhân viên từ đó tiếp cận và xử lý kịp thời.

Poka-Yoke khắc phục lỗi và sự cố

Một khi phát hiện được các lỗi và sự cố sớm thì việc khắc phục, sửa chữa các lỗi sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản. Trên thực tế một số hoạt động có thể tự khắc phục và sửa lỗi trong quá trình sản xuất như công cụ tự thiết bị tự động điều chỉnh lỗi và đánh dấu lỗi chính tả.

Ngoài ra, một số khác đòi hỏi có sự can thiệp của nhân tố con người, như thao tác xoay hộp thực phẩm về đúng vị trí để dán nhãn, để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra không bị gián đoạn.

Poka-Yoke phòng ngừa các lỗi và sự cố

Khi ứng dụng công cụ chống sai lỗi Poka Yoke, nó sẽ giúp con người kiểm soát quá trình làm việc. Bởi vậy bất cứ khi nào một sai sót nào xảy ra, công cụ ngay lập tức thông báo đến người liên quan, đồng thời dừng các hệ thống sản xuất. Nhờ đó các lỗi sai hỏng sẽ được phát hiện ngay lập tức và bị loại bỏ và các sản phẩm khuyết tật sẽ không thể xuất hiện.

Lợi ích khi áp dụng Poka Yoke trong sản xuất

Poka Yoke là phương pháp đặc biệt áp dụng hiệu quả trong quản lý sai lỗi tại các nhà máy sản xuất theo dây chuyền. Công cụ cải tiến này được ứng dụng rộng rãi ở cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bằng việc tự giác chủ động tìm kiếm và loại bỏ sai lỗi, Poka Yoke giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu các trở ngại trong quá trình hoạt động sản xuất.

Giảm thiểu chi phí sản xuất

Công cụ phòng chống sai lỗi Poka Yoke giúp phòng ngừa được những khuyết tật về sản phẩm và quá trình. Đồng thời cải thiện chất lượng và loại bỏ những lãng phí về nguyên liệu và nhân công kém chất lượng, giảm thiểu các lãng phí chi phí bán hàng trên từng đơn vị danh mục giúp gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Giảm chi phí quản lý

Doanh nghiệp ứng dụng Poka Yoke trong sản xuất giúp giảm tỷ lệ khuyết tật và ngăn ngừa sai lỗi giảm và không còn tái diễn trong tương lai. Vì thế doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian vận hành quản lý và phân bổ sự tập trung vào những hoạt động mang lại tổng giá trị cao hơn.

Gia tăng sự uy tín hài lòng đối với khách hàng

Poka Yoke giúp doanh nghiệp phát hiện và sửa chữa nhanh chóng những sai lỗi trong quá trình hoạt động, giúp giảm tỷ lệ sản phẩm sai lỗi được phân phối. Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta cũng thường phải những vấn đề liên quan đến danh mục không đáp ứng khiến khách hàng không hài lòng.

Tuy nhiên với Poka-Yoke, công ty bạn sẽ cung cấp những danh mục có chất lượng tốt nhất. Vì thế, doanh nghiệp cũng củng cố được vị thế của mình trên thị trường và có được sự tin tưởng vững chắc từ phía khách hàng.

Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất

Khi công ty bạn đã tìm ra quy trình cải tiến và loại trừ các nguồn gốc nguyên nhân gây ra những sai lỗi. Vì thế trong các chiến lược mở rộng kinh doanh sản xuất thì sẽ hạn chế được các vấn đề, nếu có xảy ra thì cũng được giải quyết nhanh chóng.

Bên cạnh những lợi ích rõ ràng là loại bỏ các lỗi do con người và máy móc hoặc loại bỏ các lỗi trong quá trình sản xuất, poka-yoke còn có thể mang lại những lợi ích khác có thể là không nhìn thấy rõ. Chẳng hạn tăng cường an toàn là một lợi ích nữa bổ sung cho công cụ này khi người lao động tiếp xúc với các vật liệu hoặc máy móc nguy hiểm có quán tính cao hoặc hóa dầu.

Bên cạnh đó, nhân viên vận hành sẽ cần ít đào tạo hơn vì các quy trình sử dụng poka-yoke sẽ tự động chỉnh sửa bất kỳ sai lệch nào so vớivới yêu cầu ban đầu.

Đặc điểm của Poka Yoke

Poka Yoke tập trung vào việc ngăn chặn lỗi ngay từ đầu bằng cách thiết kế quy trình hoặc hệ thống sao cho lỗi ít hoặc không xảy ra, thay vì chỉ phát hiện và sửa chữa sau khi lỗi đã xảy ra. Nó dễ sử dụng và được cài đặt đơn giản, không yêu cầu sự chú ý liên tục từ người điều hành.

Poka Yoke còn giúp mọi người lao động sử dụng hiệu quả mà không gây gián đoạn hoặc chậm trễ trong quá trình sản xuất. Khi có sai sót, hệ thống cung cấp phản hồi tức thời, ngừng máy hoặc tự động khắc phục lỗi, giúp loại bỏ các sai sót do con người gây ra và đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu trước khi tiếp tục công đoạn sản xuất.

Các loại Poka-yoke

Phương pháp Poka-yoke có thể giảm thiểu đáng kể những sai sót của con người gây ra bằng cách ngăn chặn không để mắc sai lầm trong một quy trình nhất định bằng các phương pháp khác nhau. Dưới đây là ba loại poka-yoke thường được sử dụng:

Phương pháp tiếp xúc

Phương pháp tiếp xúc của poka-yoke sử dụng các loại thiết bị cảm biến để phát hiện và xác định các sai lỗi về kích thước, màu sắc và hình dạng, thuộc tính vật lý. Những bộ phận như rãnh với chân định vị, chân giao thoa, công tắc hành trình và công tắc tiệm cận phù hợp được sử dụng để đảm bảo những bộ phận nhất định.

  1. Nếu các bộ phận được lắp ráp không chính xác thì tất cả các lĩnh vực mà một sản phẩm sẽ hỏng.
  2. Tìm kiếm lắp ráp các tính năng nhỏ quan trọng phù hợp.
  3. Đặc biệt nếu các bộ phận được sơn màu tối, hãy dựa vào những khác biệt nhỏ để xác định phần trên từ dưới lên hoặc từ phía trước từ phía sau.

Phương pháp số không đổi

Phương pháp số không đổi (giá trị cố định) của poka-yoke được áp dụng trong các quy trình mà một hành động được lặp lại nhiều lần. Phương thức này có giá trị cố định cảnh báo bằng các toán tử với một số chuyển động nhất định được thực hiện.

Một ví dụ điển hình của phương pháp này là cung cấp cho người vận hành một thùng chứa bộ phận cần thiết đầy đủ để hoàn thành một nhiệm vụ. Nếu thừa một phần thì sản phẩm ngay lập tức sẽ bị coi là bị lỗi và không được phép chuyển giao sang công đoạn tiếp theo. Bởi vậy, người vận hành cần lắp đúng số lượng yêu được yêu cầu.

Phương pháp tuần tự

Phương pháp tuần tự là phương pháp poka-yoke hoạt động theo trình tựkhi một quy trình yêu cầu một số hoạt động khác nhau theo một trình tự do cùng một người vận hành. Phương pháp này được tạo ra với mục đích để phát hiện từng chuyển động có được thực hiện đúng hay không rồi cảnh báo trước khi người vận hành tiến hành sản xuất.

Các thiết bị poka-yoke sẽ đảm bảo quy trình được thiết kế để ngăn chặn các sai lỗi trước khi chúng xảy ra. Hệ thống poka-yoke sẽ hoạt động trước khi lỗi xảy ra đồng thời báo hiệu cho người vận hành ngay khi mắc lỗi. Ngăn chặn quá trình đó tiếp tục, cho phép người vận hành nhanh chóng thay đổi sửa lỗi. Hai cách tiếp cận phổ biến là cách tiếp cận kiểm soát và cách tiếp cận cảnh báo.

  1. Cách tiếp cận kiểm soát: Lập tực thực hiện các hành động để khắc phục sự cố. Các thiết bị được sử dụng tiếp cận kiểm soát cảm nhận được sự cố và ngừng hoạt động.
  2. Cách tiếp cận cảnh báo: Chỉ cảnh báo cho người vận hành. Ví dụ khi bạn sử dụng laptop, trước khi pin hết, máy sẽ thông báo cho người dùng mức pin còn lại là bao nhiêu như ”Pin còn 10%”,... hay khi sử dụng phương tiện di chuyển như ôtô nếu người lái xe không thắt dây an toàn, tín hiệu cạnh bảo cũng sẽ được bật lên, …

Poka yoke được sử dụng trong những trường hợp nào?

Bạn có thể được sử dụng kỹ thuật Poka-Yoke bất cứ khi nào xảy ra sai sót hoặc có thể làm sai điều gì đó. Poka-yoke có thể được áp dụng thành công cho bất kỳ quy trình sản xuất nào trong ngành ở bất kỳ lĩnh vực nào để ngăn ngừa tất cả các loại lỗi như:

  1. Lỗi quản lý: Khi sử dụng thiết bị không phù hợp hoặc thực hiện cài đặt không đúng trên máy với các hoạt động không được phép thực hiện theo cách thông thường.
  2. Các bộ phận, đối tượng không tương thích: Một số bộ phận, đối tượng được sử dụng trong quy trình sản xuất không đúng cách và không tương thích.
  3. Lỗi xử lý trong hoạt động: Thực hiện công việc không chính xác hoặc có phiên bản định nghĩa không chính xác trong quy trình. Hoặc nó bị bỏ sót hoặc không được thực hiện theo quy trình vận hành tiêu chuẩn.
  4. Các lỗi về đo lường: Trong điều chỉnh máy, các lỗi đo lường kiểm tra hoặc kích thước bộ phận là từ nhà cung cấp. Lỗi điều chỉnh máy khi đo lường kiểm tra hoặc kích thước của một bộ phận đến từ nhà cung cấp.
  5. Lỗi về cài đặt: Khi sử dụng sai dụng cụ hoặc thực hiện việc cài đặt máy móc không chính xác về các bộ phận bao gồm trong quá trình lắp ráp, hàn hoặc các quy trình khác. 
  6. Lỗi liên quan quy trình sản xuất: Một số các công đoạn không được thực hiện hoặc được diễn ra nhưng chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Ví dụ như thiếu một phần chứ không phải tất cả các bộ phận đều được tính bao gồm trong quá trình lắp ráp, nhiên liệu hoặc các quy trình khác.
  7. Lỗi vận hành về máy móc thiết bị: Việc điều khiển và sử dụng các công cụ, máy móc sai cách hoặc không chính xác như để sót một hay một số bộ phận bất kỳ trong công đoạn, dây chuyền sản xuất. 

Ứng dụng thực tiễn của Poka-Yoke trong sản xuất

Dưới đây là các ví dụ cụ thể về cách các doanh nghiệp áp dụng poka yoke trong quy trình sản xuất của họ:

Toyota

Trong quy trình dây chuyền lắp ráp, Toyota sử dụng các kỹ thuật poka yoke khác nhau, chẳng hạn như sử dụng cảm biến để đảm bảo các bộ phận được lắp đặt đúng cách. Ví dụ, nếu một công nhân quên siết chặt một con ốc, cảm biến sẽ phát hiện và dừng dây chuyền cho đến khi lỗi được sửa.

Apple

Trong quá trình lắp ráp iPhone, Apple sử dụng các chốt căn chỉnh và các đầu nối có hình dạng cụ thể để đảm bảo rằng các thành phần như pin và bo mạch chủ được đặt đúng cách.

Dell

Trong quy trình lắp ráp máy tính của Dell, các cáp và cổng được mã hóa bằng màu sắc để đảm bảo các kết nối đúng. Mỗi loại cáp có một màu và hình dạng duy nhất chỉ phù hợp với cổng tương ứng của nó.

McDonald’s

Trong các nhà bếp của McDonald’s, thiết bị được thiết kế để ngăn chặn sai sót. Ví dụ, các nồi chiên có bộ đếm thời gian và cơ chế nâng tự động để đảm bảo khoai tây chiên được nấu trong thời gian chính xác.

Honda

Honda sử dụng poka yoke trong các nhà máy sản xuất ô tô của họ bằng cách áp dụng các cơ chế an toàn trong máy móc. Ví dụ, họ có các giá đỡ chỉ chấp nhận các bộ phận khi được đặt đúng hướng.

Boeing

Boeing áp dụng poka yoke trong quy trình sản xuất máy bay bằng cách sử dụng các đầu nối và giá đỡ có mã khóa. Các đầu nối này chỉ phù hợp với các cổng tương ứng của chúng, ngăn ngừa sự không khớp và lắp đặt sai.

Nestlé

Trong các dây chuyền sản xuất của Nestlé cho các sản phẩm như KitKats, Nestle sử dụng các hệ thống tự động để phát hiện các bánh xốp bị thiếu hoặc không đúng vị trí. Nếu phát hiện lỗi, hệ thống sẽ dừng lại và thông báo cho người vận hành để sửa chữa.

Johnson & Johnson

Trong quy trình sản xuất dược phẩm của Johnson & Johnson, họ sử dụng mã vạch và thẻ RFID để đảm bảo các thành phần đúng được sử dụng ở mỗi giai đoạn sản xuất. Máy quét sẽ xác minh các thành phần trước khi trộn.

Ford

Ford sử dụng các kỹ thuật ngăn chặn lỗi trong dây chuyền lắp ráp động cơ của họ, chẳng hạn như cờ lê lực số hóa chỉ cho phép các ốc vít được siết chặt đến lực được chỉ định.

Samsung

Trong quy trình sản xuất thiết bị điện tử của mình, Samsung sử dụng các hệ thống kiểm tra quang học tự động (AOI) để phát hiện lỗi trên các bảng mạch. Các hệ thống này có thể nhận diện các thành phần bị đặt sai chỗ hoặc không đúng và dừng dây chuyền để sửa chữa.

Cách triển khai Poka-Yoke hiệu quả

Để xây dựng được một hệ thống Poka-Yoke cần phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Xác định rõ các lỗi có thể xảy đến, xem xét kĩ lưỡng các bước trong quá trình xác định rõ lỗi nào có khả năng xảy ra nhiều nhất. Đó là lỗi của con người hay là do lỗi của máy móc và thiết bị, ngay cả khi có hàng động phòng ngừa.

Bước 2: Quyết định phương thức để phát hiện các sai lỗi hay những sự cố thiết bị máy móc có thể xẩy ra, trong dây chuyền lắp đặt.

Bước 3: Lựa chọn và xác định hành động phù hợp khi phát hiện ra những sai lỗi.

Bước 4: Đánh giá độ hiệu quả và cải tiến Poka Yoke

Có thể thấy poka-yoke là một giải pháp vô cùng hữu ích để sản xuất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên của LPTech đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về phương pháp Yoka Yoke và cách để vận dụng phương pháp này sao cho hiệu quả.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Việc làm remote là gì? Top các ngành làm remote...

Làm việc từ xa (remote work) là hình thức làm việc mà người lao động thực hiện công việc của mình ở một địa điểm khác với văn phòng chính...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking chuẩn Stanford sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp giải quyết được vấn đề một cách thông...

NLP là gì? Lợi ích và các ứng dụng thực tiễn của NLP

NLP mang đến nhiều ứng dụng hiệu quả đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp, tìm hiểu chi tiết về NLP qua bài viết bên dưới...

COO, CFO, CCO, CIO, CMO là chức vụ gì? Ý nghĩa và...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu...

Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí Fresher...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...