Những lỗi bạn thường mắc phải khi chạy Google Ads

Hiện nay, có nhiều bạn phàn nàn rằng quảng cáo của Google không còn hiệu quả với doanh nghiệp. Bởi vì họ đầu tư số tiền lớn, nhưng kết quả thu về lại rất kém. Cho dù bạn là người mới sử dụng Google Ads hay đã có những chiến dịch trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) trong nhiều năm, thì rất có thể sẽ có những sai sót nhỏ mà bạn không hề chú ý đến. Điều này làm cho các chiến dịch của bạn sẽ hoạt động kém hiệu quả và gây ra sự lãng phí tiền bạc.

Nếu bạn biết những lỗi gì đang xảy ra, bạn có thể khắc phục nó một cách nhanh chóng. Dưới đây, LPTech sẽ liệt kê những lỗi bạn thường mắc phải khi chạy Google Ads.

Sử dụng mạng tìm kiếm và hiển thị cùng với nhau

Khi bạn bắt đầu với chiến dịch quảng cáo trên Google, sẽ có một đề xuất dành cho bạn là nên chọn cả “ Mạng tìm kiếm và hiển thị”. Bởi vì Google thông báo rằng khi bạn cài đặt cả hai, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được rất nhiều khách hàng. Điều này sẽ rất hoàn hảo cho tới khi bạn biết được mạng tìm kiếm và mạng hiển thị hoạt động khác nhau. 

Một thông tin quan trọng dành cho bạn là tỷ lệ chuyển đổi trên mạng hiển thị sẽ thấp hơn so với mạng tìm kiếm. Nếu bạn chọn tìm kiếm mặc định, bạn sẽ có rất ít cơ hội để thu về kết quả như mong muốn trên mạng hiển thị. Bạn sẽ có chiến dịch Google Ads tốt khi không chọn cùng lúc cả hai mạng tìm kiếm và hiển thị. Tốt nhất là bạn nên nghiên cứu kỹ các loại chiến dịch của doanh nghiệp mình và có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Không sử dụng từ khóa phủ định

Để có chiến dịch thành công trên Google Ads, bạn cần phải có các từ khóa tạo ra nhiều chuyển đổi hơn để khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng. Tuy nhiên, sẽ có những từ khóa người dùng tìm kiếm mà bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện. Bởi vì, sẽ không có một lượt nhấp chuột hay chuyển đổi nào khi khách hàng không có nhu cầu tìm kiếm. Lúc này, từ khóa phủ định được dùng để ngăn quảng cáo của bạn xuất hiện ở những tìm kiếm không có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Từ khóa phủ định còn mang đến cho bạn cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Bạn sẽ hạn chế tối đa những lần nhấp chuột không mang lại kết quả như mong muốn và ngân sách của bạn sử dụng một cách hiệu quả. Để chiến dịch Google Ads thành công bạn cần đặc biệt lưu ý tới điều này.

Bỏ qua tiện ích mở rộng quảng cáo

Google Ads cung cấp cho doanh nghiệp nhiều tiện ích mở rộng để có thể tăng xếp hạng quảng cáo và tỷ lệ nhấp. Điều đáng chú ý là bạn sẽ không mất thêm bất kỳ chi phí nào để sử dụng các tiện ích mở rộng này. Mỗi loại tiện ích là khối xây dựng thông tin bổ sung về doanh nghiệp của bạn. Hiện tại, có rất nhiều tiện ích mở rộng quảng cáo mà bạn có thể sử dụng để tối ưu hiệu quả chiến dịch Google Ads của mình:

  1. Liên kết trang web
  2. Phần mở rộng về chú thích
  3. Đoạn nội dung có cấu trúc
  4. Tiện ích mở rộng cuộc gọi
  5. Tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng
  6. Phần mở rộng về địa điểm 
  7. Phần mở rộng về giá

Bạn có thể sử dụng nhiều tiện ích mở rộng phù hợp với doanh nghiệp của mình. Hãy tìm hiểu thật chi tiết về từng loại tiện ích mở rộng quảng cáo, bạn sẽ biết được khi nào nên sử dụng nó một cách hiệu quả.

Không quản lý tài khoản Google khi chạy quảng cáo

Có rất nhiều bạn hiện nay đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi để cho tài khoản Google Ads của mình hoạt động mà không có sự theo dõi. Khi bắt đầu chiến dịch bạn cần quản lý thường xuyên, nếu không bạn sẽ lãng phí chi phí chạy quảng cáo mà không đạt kết quả như mong muốn. 

Bạn cần thường xuyên kiểm tra để biết được các từ khóa đang thúc đẩy lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng khi có các báo cáo chi tiết. Nếu quảng cáo của bạn không đạt hiệu quả bạn cần điều chỉnh giá thầu, xem xét các cụm từ tìm kiếm để thêm từ khóa phủ định, tạo thêm những từ khóa, giải quyết tỷ lệ nhấp chuột,... Khi bạn không có thời gian để quản lý tài khoản của mình thì bạn có thể thiết lập báo cáo tự động trong Google Ads để nhận các dữ liệu cần thiết thông qua email.

Bỏ qua các tùy chọn nhắm mục tiêu theo đối tượng

Có rất nhiều điều để tạo nên quảng cáo trên Google thành công mà bạn có thể bỏ lỡ. Một trong số đó chính là nhắm mục tiêu theo đối tượng. Hiểu theo cách đơn giản là những người có thể sẽ thấy và xem nội dung quảng cáo của bạn. Việc chọn đúng đối tượng cho chiến dịch quảng cáo là vô cùng quan trọng. Cũng giống như các nền tảng quảng cáo khác, Google Ads cũng có nhiều tính năng tìm đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn có thể xem một số tính năng đó trong nội dung dưới đây:

  1. Nhân khẩu học
  2. Sở thích
  3. Vị trí địa lý
  4. Theo hành vi
  5. Theo phương án loại trừ
  6. Nhắm mục tiêu lại

Chiến lược đặt giá thầu sai

Google Ads sẽ tự động đề xuất các chiến lược đặt giá thầu thông minh dựa trên các mục tiêu chiến dịch mà bạn muốn đạt được. Ví dụ: nếu bạn muốn ưu tiên lưu lượng truy cập trang web, nền tảng có thể đưa ra cho bạn sự tối đa hóa số lần nhấp. Khi bạn chưa có nhiều dữ liệu để lấy, bạn có thể làm theo những gì mà Google Ads đề xuất. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. 

Tuy nhiên, nếu bỏ qua việc thử nghiệm các tùy chọn khác nhau, bạn sẽ không thể tận dụng tối đa dữ liệu và tối ưu hóa chiến lược giá thầu của mình. Đây có thể là một trong những sai lầm nghiêm trọng khi quảng cáo Google Ads.

Khi bạn có đủ dữ liệu PPC bạn sẽ biết chi phí quảng cáo phải trả cho các lần nhấp chuột và chuyển đổi. Khi có được dữ liệu này bạn có thể bắt đầu sử dụng các hành động mục tiêu như đặt giá thầu mỗi lần nhấp chuột (CPC) hoặc giá mỗi nhấp chuột thủ công (CPA) để tối ưu hóa kết quả của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đặt giá thầu lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) mục tiêu để đảm bảo các chiến dịch Google Ads của bạn mang lại giá trị vượt ngoài mong đợi.

Bỏ qua kêu gọi Hành động

Cho dù bạn đang ở bất kỳ nền tảng quảng cáo nào, bạn cũng không nên thiếu những lời kêu gọi hành động. Việc này sẽ làm tăng lượng nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi. Mặc dù bạn phải lựa chọn những nội dung cần thiết để đưa vào quảng cáo do sự ảnh hưởng từ chính sách của Google, nhưng việc bỏ qua lời kêu gọi hành động (CTA) sẽ là một sai lầm lớn của bạn.

Nếu không có CTA, khách hàng tiềm năng có thể chỉ lướt qua, rời đi và nhấp vào một quảng cáo khác hoặc họ sẽ tìm kiếm một kết quả đáng mong đợi hơn. Để cải thiện số lượt nhấp chuột và chuyển đổi, bạn cần bao gồm CTA trong quảng cáo của mình. Bằng cách đó, bạn có thể cho khách hàng tiềm năng biết bước tiếp theo cần thực hiện để có được chuyển đổi bạn mong muốn.

>> Xem thêm bài viết: 6 loại quảng cáo Google phổ biến

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Bài viết mới nhất


Siri là gì? Trợ lý ảo cực thông minh của hệ...

Siri là tính năng trợ lý ảo của Apple, được thiết lập trên các thiết bị iPhone, iPad, Apple Watch hoặc Macbook. Siri giúp hỗ trợ sử dụng Apple đơn...

Line là gì? Ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và...

Line là ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và gọi điện miễn phí đang được rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng để làm phương tiện liên lạc. Tìm hiểu...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp hướng dẫn...

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành cho bạn....

Shazam là gì? Ứng dụng tìm nhạc bằng giai điệu...

Shazam là ứng dụng tìm kiếm bài hát dựa trên các giai điệu trên thiết bị điện thoại iOS. Shazam giúp người dùng tìm được tên bản nhạc yêu thích chỉ...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là Google...

Airdrop là gì? Tính năng chia sẻ hình ảnh, dữ...

Airdrop là tính năng dành riêng cho các thiết bị trong hệ sinh thái Apple giúp chia sẻ, trao đổi hình ảnh, dữ liệu dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm...

Smart Switch là gì? Ứng dụng sao lưu dữ liệu...

Smart Switch là ứng dụng hỗ trợ người dùng Samsung sao lưu và truyền các dữ liệu trên điện thoại với các thiết bị có hệ điều hành Windows hoặc...

Itunes là gì? Ứng dụng quản lý dữ liệu đa chức...

iTunes là một phần mềm đã quá quen thuộc với người dùng lâu năm các thiết bị của iOS. Dù vậy, ắt hẳn nhiều người vẫn chưa biết đến hết công dụng...