Performance là một hình thức marketing trên nền tảng kỹ thuật số dựa trên đánh giá hiệu suất và đo lường kết quả. Để tìm hiểu chi tiết hơn Performance marketing là gì và làm sao để triển khai đúng chiến dịch Performance, hãy cùng LPTech tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Performance marketing là gì?
Performance marketing là một hình thức tiếp thị dựa trên hiệu suất (performance) và các thông số đo lường. Trong Performance marketing, các nhà marketer sẽ phải chi trả cho các hành động cụ thể của khách như: click vào trang web, điền thông tin vào form hoặc tương tác với bài đăng,...
Performance marketing được xem là một nhánh nhỏ trong Digital marketing. Không giống như marketing truyền thống phải thanh toán chi phí trước, performance marketing sẽ tập trung vào kết quả và chi phí sẽ được trả sau khi hành động nào đó được thực hiện.
Cách thức hoạt động của performance marketing
Performance marketing hoạt động dựa trên sự tham gia và vai trò riêng biệt của 4 nhóm đối tượng chính:
- Retails và Merchants
- Affiliates và Publishers
- Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms
- Affiliates Managers và OPMs (Outsourced Program Management Companies)
> Tìm hiểu thêm: Outsource là gì? Sự khác nhau giữa Product và Outsourcing
Retails và Merchants
Đây là các nhà bán lẻ hoặc các sàn thương mại điện tử. Trong Performance marketing, họ được xem là các nhà quảng cáo - Advertisers. Họ tham gia vào với mục đích là tiếp cận và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến với nhóm khách hàng tiềm năng thông qua việc hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung, người có tầm ảnh hưởng,...
Performance marketing đạt được thành công lớn hơn ở các doanh nghiệp trong những lĩnh vực như thời trang, F&B, sức khỏe, làm đẹp, thể thao,... Sự thành công này bắt nguồn từ xu hướng người dùng thường hay tin tưởng vào sự đánh giá hoặc tin tưởng các các influencers hoặc nhà xuất bản nội dung đáng tin cậy.
Affiliates và Publishers
Affiliates và Publishers trong Performance được xem là nhóm ‘đối tác thực hiện tiếp thị’. Họ sẽ nhận quảng bá sản phẩm, thương hiệu từ doanh nghiệp và thu lại hoa hồng từ việc giới thiệu sản phẩm, thương hiệu thành công.
Các nhà ‘đối tác thực hiện tiếp thị’ này có nhiều hình thức hoạt động khác nhau như sử dụng website để đánh giá sản phẩm, vlog, blog, social media hoặc sáng tạo ra các nội dung để quảng bá cho sản phẩm...
Influencers (người có sức ảnh hưởng) cũng được xem là một dạng trong nhóm Publishers, họ thực hiện việc quảng cáo sản phẩm qua các blog, social riêng của họ. Các influencers thường sẽ có những bài viết, video review chi tiết về sản phẩm và có kèm theo những ưu đãi đặc biệt từ hãng.
Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms
Đây được xem là các nền tảng để các nhà Affiliates và Publishers có thể thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms có các nhiệm vụ như:
- Theo dõi thông tin khách hàng, cập nhật các chỉ số đo lường để đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến dịch.
- Cung cấp vị trí khai báo banner, chạy ads,... để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
- Xử lý các giao dịch thanh toán cho đối tác liên kết như trả hoa hồng,...
- Giải quyết những vấn đề tranh chấp xảy ra giữa bên Advertisers và các nhà ‘đối tác thực hiện tiếp thị.
Affiliates Managers và OPMs (Outsourced Program Management Companies)
Affiliates Managers và OPMs là những nhà quảng cáo chuyên hỗ trợ các vấn đề liên quan đến đối tác liên kết. Họ có thể cung cấp các chuyên viên để tư vấn cho doanh nghiệp hình thức quảng cáo, công cụ, từ khóa hiệu quả và giải quyết một số vấn đề về kỹ thuật.
Vai trò của performance marketing trong hoạt động tiếp thị số
Sau khi đã hiểu được Performance marketing là gì và cách thức hoạt động của nó, bạn có thể thấy rằng đây là một hình thức tiếp thị đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy Performance có vai trò gì trong hoạt động tiếp thị số?
Đo lường sự hiệu quả
Performance marketing cho phép bạn đo lường hiệu quả và chính xác ở mỗi khâu trong một chiến dịch. Nhờ vào đó, bạn sẽ đánh giá được khâu nào đang mang lại hiệu quả, khâu nào chưa tối ưu để đưa ra các thay đổi phù hợp.
Tăng tính tương tác với khách hàng
Performance marketing không chỉ là hoạt động để ra doanh số mà còn có thể tập trung vào nhiều mục tiêu khác như: số lượt hiển thị, lưu lượng truy cập website, lượt tương tác trên social media,... Từ đó, bạn có thể xây dựng các chiến dịch để tăng sự tương tác với khách hàng, hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng để có những thay đổi phù hợp hơn với sản phẩm, dịch vụ.
Tối đa hóa chỉ số ROI
ROI (Return on Investment) là một chỉ số giúp đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng thu được dựa trên mức đầu tư ban đầu. Với Performance marketing, ban có thể tối ưu hóa các chi phí trong hoạt động tiếp thị, từ đó tối đa hóa ROI và đạt mức lợi nhuận thu về so với số tiền đã bỏ ra.
Tối ưu chi phí vận hành và tăng tính cá nhân hóa
Performance marketing giúp bạn có thể nhận biết và tập trung vào các chiến dịch mang lại hiệu quả cao nhất. Nhờ vào việc đo lường các chỉ số, bạn có thể điều chỉnh ngân sách tăng/ giảm phù hợp để phân phối lại nguồn lực tiếp thị mang lại hiệu quả hơn.
Sử dụng Performance có thể tối ưu chi phí nhờ vào khả năng tùy chỉnh, tập trung đúng vào những đối tượng khách hàng tiềm năng. Bạn có thể dùng các hình thức re-marketing, email-marketing để tăng tương tác với khách hàng và tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa trong mỗi chiến dịch thực hiện.
Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch Performance marketing
Performance marketing được đo lường hiệu quả thông qua các chỉ số này:
- CPM - Cost Per Impression
- CPC - Cost Per Click
- CPL - Cost Per Leads
- CPS - Cost Per Sales
- CPA - Cost Per Acquisition
CPM - Cost Per Impression
Cost Per Impression hay còn gọi là Cost Per Mile, là chi phí quảng cáo phải trả cho mỗi 1000 lượt hiển thị. CPM không dùng để đo lường hành động của người dùng. Hiện nay, CPM được ít doanh nghiệp sử dụng hơn vì nó chỉ đo lường giá hiển thị quảng cáo.
Công thức tính: CPM = (Chi phí quảng cáo) / (Số lần hiển thị) x 1000
CPC - Cost Per Click
CPC là chi phí phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp (click) vào xem quảng cáo của bạn. CPC có tính tương tác tốt hơn so với CPM vì người dùng đã thực hiện hành động tương tác với quảng cáo.
CPC là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả ở các chiến dịch quảng cáo. Chỉ số CPC thấp thể hiện rằng quảng cáo của bạn đang thu hút nhiều người click vào với chi phí thấp. CPC cao thể hiện rằng quảng cáo của bạn có thể đã nhắm đến sai đối tượng hoặc nội dung quảng cáo không thu hút.
Công thức tính: CPC = Tổng chi phí quảng cáo / Tổng lượt click vào quảng cáo
CPL - Cost Per Leads
CPL là chi phí bạn phải chi trả cho mỗi khách hàng tiềm năng (lead). CPL là một chỉ số quan trọng trong mỗi chiến dịch quảng cáo, thường được dùng để đo lường hiệu quả. CPL càng thấp thể hiện chiến dịch có hiệu quả càng cao. CPL cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề,...
Công thức tính: CPL = Tổng chi phí quảng cáo / Tổng số Lead
CPS - Cost Per Sales
CPS là chi phí bạn phải trả cho mỗi lượt bán hàng (sale). CPS là chỉ số được sử dụng nhiều nhất và đo được chính xác hiệu quả của mỗi chiến dịch quảng cáo. Cost Per Sales dựa trên số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi đơn hàng hoàn thành.
Công thức tính: CPS = Tổng chi phí quảng cáo / Tổng số đơn hàng thành công
CPA - Cost Per Acquisition
CPA là chi phí phải trả cho các hành động cụ thể như đăng ký thông tin, đăng ký tham dự sự kiện, điền form, để lại số điện thoại,... đều được gọi chung là acquisition. Với Performance marketing, mỗi hành động của khách hàng đều sẽ đóng góp một ý nghĩa quan trọng, do đó CPA cũng là một trong những chỉ số được quan tâm nhất.
Cách thức triển khai chiến dịch Performance marketing cho doanh nghiệp
Để triển khai được chiến dịch Performance marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch Performance marketing
Doanh nghiệp có thể tuân thủ quy tắc xác định mục tiêu SMART để đề ra được mục đích quan trọng nhất của chiến dịch. Một số mục tiêu thường gặp trong Performance marketing bao gồm:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu, sản phẩm
- Tăng lượt chuyển đổi
- Tăng lưu lượng truy cập website/ landing page
- Tăng doanh số
- Tăng tương tác với khách hàng
Bước 2: Chọn kênh truyền thông phù hợp
Doanh nghiệp nên lựa chọn đa dạng hóa các kênh truyền thông để triển khai chiến dịch, nhằm tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:
- Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó xác định kênh truyền thông phù hợp.
- Phân tích các yếu tố về ngân sách, khả năng tiếp cận,... để chọn được kênh hiệu quả.
- Thử nghiệm trên nhiều kênh để chọn ra kênh hiệu quả nhất.
Bước 3: Triển khai chiến dịch
Sau khi đã xác định được mục tiêu, kênh triển khai và chân dung khách hàng, cũng như nhu cầu và mong muốn của họ, doanh nghiệp có thể tạo ra các quảng cáo thu hút khách hàng quan tâm.
Bước 4: Tối ưu hóa chiến dịch
Dựa vào Performance marketing, nhà tiếp thị có thể đo lường và tối ưu hóa chiến dịch để đạt hiệu quả cao ở các chiến dịch đang thực hiện. Thường xuyên phân tích các chỉ số để xác định được nguồn truy cập hiệu quả nhất và phân bổ lại nguồn lực quảng cáo hiệu quả.
Performance marketing không chỉ giúp tăng doanh số, mà nhờ nó bạn có thể xác định kênh, đối tượng của chiến dịch hiệu quả nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Bước 5: Xử lý rủi ro
Mỗi chiến dịch Performance thường tiềm ẩn nhiều rủi ro về gian lận dữ liệu,... Do đó đội ngũ marketing cần có những kế hoạch để xử lý những rủi ro này.
Các hình thức Performance marketing phổ biến nhất
Performance marketing phổ biến nhất với 6 hình thức sau đây:
Content Marketing
Content marketing là việc tối ưu nội dung để thu hút và tăng chuyển đổi từ các khách hàng tiềm năng thành doanh số. Nó có thể được thực hiện bởi nhiều cách khác nhau, ví dụ như:
- Các trang blog, kênh vlog, podcast, ebook,...
- Website, email marketing, social,...
- Content cần thiết cho mỗi giai đoạn trong quá trình bán hàng bằng Performance marketing.
Social Media Marketing
Social media là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận đối tượng tiềm năng của chiến dịch quảng cáo, Các nền tảng này còn giúp doanh nghiệp tương tác và quảng cáo đúng đến đối tượng tiềm năng.
Affiliate Marketing
Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức mà ở đó các nhà Publishers sẽ nhận được hoa hồng từ các Advertisers khi người dùng thực hiện các hành động cụ thể, như:
- Click vào liên kết của Publishers và truy cập website của Advertisers.
- Mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ thông qua liên kết của Publishers.
Search Engine Marketing (SEM)
Đây là chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,... SEM bao gồm 2 phương pháp:
- Quảng cáo trả tiền trên kết quả tìm kiếm (Search Advertising)
- Quảng cáo trả tiền trên số lần hiển thị (Display Advertising)
Native Advertising
Native advertising là một dạng quảng cáo trả phí, tuy nhiên nó được thiết kế để phù hợp với nội dung của website hoặc ứng dụng mà nó hiển thị. Dạng quảng cáo này thường được hiển thị theo dạng quảng cáo đề xuất hoặc các dạng bài viết tài trợ.
Native advertising có lợi thế ưu việc là ít gây sự khó chịu cho khách hàng và nhắm được đối tượng quảng cáo cụ thể hơn. Do đó, dạng quảng cáo này có thể mang đến hiệu quả hơn.
Banner (Display) Ads
Banner (Display) Ads là hình thức quảng cáo online sử dụng các video, hình ảnh hoặc nội dung để quảng cáo. Banner Ads thường hiển thị ở các vị trí nổi bật, top đầu ở một số website, app, mạng xã hội,...
Banner ads có rất nhiều dạng khác nhau như: Image Ads, Video Ads, Text Ads, Rich Media Ads,...
Bài viết đã cung cấp các thông tin bạn cần biết xoay quanh chiến lược marketing dựa trên hiệu suất (performance marketing). Chúc bạn thành công với chiến dịch của mình. Đừng quên đánh giá bài viết và theo dõi những bài viết tiếp theo của LPTech nhé!!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.