Nhận diện các thế hệ người tiêu dùng và thói quen mua sắm

Nhận diện và thấu hiểu các hành vi mua hàng của các thế hệ người tiêu dùng Gen X, Gen Y, Gen Z ,...chính là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp, người làm kinh doanh dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu và chuyển đổi mua hàng thành công.

Hãy cùng LP Tech tìm hiểu chân dung từng thế hệ người tiêu dùng trong môi trường kinh doanh số hiện nay ngay dưới đây nhé!

Tổng quan bức tranh chân dung các thế hệ người tiêu dùng

Mỗi thế hệ người tiêu dùng sẽ được phân chia dựa trên các thông tin nền tảng về nhân khẩu học, văn hóa và sự kiện lịch sử.

Và mỗi quốc gia, châu lục khác nhau sẽ có những cách áp dụng không giống nhau về khoảng cách giữa các thế hệ người tiêu dùng. Các nghiên cứu đưa ra cũng vậy, nó chỉ mang tính tương đối và cho đến hiện nay vẫn chưa ai có thể tìm ra được giá trị tuyệt đối cho việc phân biệt rạch ròi các thế hệ.

Theo nghiên cứu của Michael T. Robinson (Founder and Career Coach), có thể chia thế hệ người tiêu dùng thành các nhóm như sau:

  1. Thế hệ vĩ đại nhất: Sinh năm 1910 đến 1924 (76-90 tuổi)
  2. Thế hệ Silent: Sinh năm 1925 đến 1945 (65-77 tuổi)
  3. Thế hệ Baby Boomers: Sinh năm 1946 đến 1964 (47-66 tuổi)
  4. Thế hệ X: Sinh năm 1965 đến 1979 (40-46 tuổi)
  5. Thế hệ Y: Sinh năm 1980 đến 1994 (26-40 tuổi)
  6. Thế hệ Z: Sinh năm 1995 đến 2012 (9-25 tuổi)
  7. Thế hệ Gen Alpha: Sinh năm 2013 đến 2025 (từ 8 tuổi trở về sau)

Cách phân chia này của nhà nghiên cứu dựa trên thế hệ văn hóa phương Tây. Còn ở Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc hay đi vào địa phận cụ thể của Đông Nam Á như Việt Nam,...sự phân chia có thể khác. 

Như cụ thể ở Việt Nam, thường có cách gọi quen thuộc là thế hệ 7x, 8x, 9x, 10x. Mọi người vẫn thường truyền tai nhau những câu như những người sinh vào đầu những năm 1990 gọi là “thế hệ đầu 9x”, sinh vào đầu những năm 2000 thì là “sự lên ngôi của thế hệ 10x”.

Những thế hệ này của Việt Nam có sự giống nhau khi so sánh với bảng trên của các thế hệ ở Phương Tây. Ví dụ, người Việt Nam sinh ra trong thời kỳ giữa thế kỷ XX sẽ giống với thế hệ Baby Boomers của phương Tây. Tất cả đều được sinh sau hoặc trong các cuộc chiến tranh đẫm máu, đói khổ, mâu thuẫn về tư tưởng nhưng số lượng này khá là đông đảo.

Phân chia nhóm thế hệ có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược Marketing?

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các kênh truyền thông xã hội cùng xu hướng thương mại điện tử (TMĐT) được các nhà kinh doanh tận dụng triệt để để bán hàng. 

Bởi lẽ, vạn người bán dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những ai am hiểu người dùng, tận dụng công nghệ và có chiến lược marketing tối ưu mới có thể dành phần thắng về mình. 

Chính vì điều này, marketing theo thế hệ (Generation Marketing) ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và chú trọng hơn. Đây chính là cơ sở để người kinh doanh kịp thời phân phối những giá trị đến khách hàng mục tiêu của mình và qua đó tác động đến tiến trình mua sắm khách hàng mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Thông thường, thế hệ người tiêu dùng ở "cùng nhóm tuổi" sẽ có hành vi mua hàng tương đồng với nhau. Ở thế hệ của họ có thể là độc nhất mà thế hệ khác không có được.

Đơn giản như người lớn tuổi thường thích mua sắm trực tiếp, tìm hiểu rõ ràng, trung thành với thương hiệu. Còn các thế hệ người trẻ hơn lại ưu tiên mua sắm online, tiện lợi, chủ yếu quét mã thanh toán trực tiếp qua smartphone.

Nên trong kinh doanh, nếu bạn đang cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ cho đối tượng khách hàng A, vậy thì bạn cần xác định được nhóm A này:

  1. A thuộc thế hệ tiêu dùng nào? 
  2. A có đặc điểm gì?
  3. A có thói quen và sở thích mua sắm như thế nào?

Từ đây, khi đã HIỂU RÕ về người mua hàng tương lai của mình rồi thì bước tiếp theo xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing tới họ cũng sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Một ví dụ điển hình có chiến dịch Marketing thành công vang dội nhờ chinh phục thế hệ người tiêu dùng là Biti’s Hunter. Đây là một thương hiệu từng gắn với triết lý “ăn chắc, mặc bền”, từng khiến cho khách hàng cảm nhận là lỗi thời, không tạo ra mới mẻ cho thương hiệu.

Tuy nhiên sau đó, Biti’s lại có cú lội ngược dòng ngoạn mục, chinh phục thành công thế hệ millennials và Gen Z. Bằng cách tung ra mẫu Sneaker hiện đại xuất hiện  trong Mv “Vang bóng một thời” của Sơn Tùng Mtp. Và quảng cáo “Nâng niu bàn chân Việt” để tăng niềm tự hào dân tộc có trong gen Z.

Đặc điểm và thói quen mua sắm của các thế hệ người tiêu dùng

Có rất nhiều thế hệ người tiêu dùng nêu ở mục trên nhưng chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu những thế hệ người tiêu dùng có liên quan trực tiếp đến hành vi mua sắm hiện nay. Họ sẽ là những khách hàng tiềm năng ở hiện tại và tương lai. Đó là Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

1. Gen X (1965-1979)

Tính đến năm 2021, gen X là những người nằm trong độ tuổi từ 42 cho đến 56. Gen X là người dày dặn kinh nghiệm sống và họ mang những đặc điểm như sau:

  1. Mang gánh nặng nhiều vì phải chăm lo gia đình, con cái, gánh vác sự nghiệp.
  2. Có công việc ổn định, thu nhập cao.
  3. Hoạch định tài chính rõ ràng, tiêu dùng tiết kiệm, đầu tư thông minh.

Dựa trên độ tuổi thì người dùng gen X là các bậc ba mẹ, chú, bác và còn có những người lên chức ông, bà. Nên hành vi tiêu dùng của họ tập trung chủ yếu vào:

  1. Bất động sản, xe hơi, đồ nội thất
  2. Trung thành với thương hiệu
  3. Hứng thú với quảng cáo nội dung hấp dẫn, có tính giải trí cao. 

Gen X không có thời gian để đọc những quảng cáo dài. Để tiếp cận họ cần lý luận đầy tính thuyết phục, khơi dậy niềm tự hào về con cái cho họ. Đối với nhiều người Gen X đầu tư cho con cái là số 1 nhất là về các khóa học, phát triển thể chất, tinh thần.

2. Gen Y (1980-1994)

Gen Y hay còn được gọi Millennials là những người từ 26 đến 40 tuổi. Đây cũng là độ tuổi nhiều thương hiệu đang nhắm tới. Nếu bạn thuộc gen Y thì xin chúc mừng bạn vì:

  1. Millennials là nhóm đầu tiên vinh dự được tiếp xúc với internet, lớn lên trong sự phát triển của khoa học công nghệ
  2. Nhạy bén công nghệ, các nền tảng mạng xã hội như facebook, Instagram, Printess, hiểu biết về sàn thương mại điện tử
  3. Nhóm Millennials đang là lực lượng lao động chính hiện nay
  4. Có ý thức về sức khỏe nhiều, cân bằng cuộc sống. Tìm đến những điều truyền cảm hứng, tạo động lực trong cuộc sống.

Ở Việt Nam theo thống kê: "35% dân số hiện nay thuộc nhóm Millennials". Họ thuộc nhóm có quy mô lớn nhất, sức mua mạnh nhất thành phần dân số nước ta. 

Với lực lượng đông như vậy, Millennials có những ĐẶC ĐIỂM riêng về hành vi mua hàng:

  1. Hoạt động mua sắm của họ chủ yếu qua các trang mạng xã hội. 
  2. Họ trung thành với thương hiệu và yêu cầu thương hiệu hiểu cũng như đồng cảm với họ.
  3. Khi mua hàng, họ tìm hiểu kỹ càng về sản phẩm nên những hình thức hào nhoáng bên ngoài khó mà gạt đánh lừa được
  4. Xu hướng mua hàng của gen Y chủ yếu họ sẽ thanh toán bằng tiền mặt. 

Để tạo lòng tin đối với gen Y và thúc đẩy họ mua hàng doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing sáng tạo, đánh trúng tâm lý mua hàng của họ.

>> Bài viết liên quan: Content Marketing chinh phục người tiêu dùng thế hệ Millennials

3. Gen Z (1995-2012)

Gen Z là nhóm thế hệ người tiêu dùng thuộc độ tuổi 9 đến 25. Họ là lực lượng tiêu dùng trẻ tuổi và hùng hậu trong tương lai. Dưới cách nhìn về phân khúc khách hàng gen Z thực sự nhiều lúc khá là bí ẩn và đòi hỏi những nhà làm Marketing phải thật tinh tế để nhận ra những điểm độc lạ của họ.

Gen Z có những ĐẶC ĐIỂM khác biệt hẳn với những gen còn lại:

  1. Gen Z sử dụng công nghệ ngay khi còn nhỏ. Theo khảo sát, Gen Z chủ yếu thích ở nhà, quan tâm đến mạng xã hội và tương tác online nhiều hơn.
  2. Trẻ trung, cá tính, thích thể hiện bản thân. Gen Z bùng nổ với trào lưu Trendy trên Tik tok và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Thông qua những video cover đáng yêu, vui nhộn chứng tỏ Gen Z là đối tượng thích thể hiện bản thân nhiều hơn trên mạng xã hội.

Có nhiều nghiên cứu đã đi tìm và giải mã gen Z dưới góc nhìn Marketing và thấy được những đặc trưng về hành vi tiêu dùng của họ.

  1. Gen Z ít trung thành với thương hiệu và 41% Gen Z sẵn sàng thử sản phẩm mới. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là họ sẵn sàng ủng hộ giá trị văn hóa Việt giữa mênh mông bản sắc
  2. Gen Z phóng khoáng và mạnh tay chi tiêu khi mua sắm. Những Rich Kid sẵn sàng chi tiền cho các thương hiệu nổi tiếng
  3. Mua sắm chủ yếu thanh toán qua thẻ

Tóm lại, thế hệ người tiêu dùng gen Z sẽ có nhiều khác biệt trong hành vi, sở thích nên các Marketer muốn chiếm lấy tình yêu của họ cần sáng tạo trong hình thức tiếp thị...Nhìn chung, số đông trong gen z vẫn chịu ảnh hưởng từ thế hệ Millennials.

>> Bài viết liên quan: Làm thế nào để tiếp thị hiệu quả với Gen Z?

4. Thế hệ Alpha

Thế hệ Alpha họ được gọi với cái tên mới mẻ là thế hệ Internet. Một trong số họ có thể sẽ sinh ra cùng năm với Ipad, Instagram. Nhiều trẻ em đã học cách sử dụng internet máy tính bảng khi còn mới 2 tuổi. 

Các đặc điểm tiêu biểu của nhóm thế hệ người tiêu dùng Alpha này là: 

  1. Quen với sử dụng công nghệ thông minh, ứng dụng AI, xử lý thông tin với tốc độ nhanh chóng trên các phương tiện. 
  2. Vượt trội ở chỗ chơi game tự lồng tiếng, quay phim những ý tưởng tự làm, livestream...Những video đó của thế hệ Alpha sở hữu lượt xem lớn hơn rất nhiều so với người lớn làm. Nếu ai đã từng xem Baby Shark thì có thể thấy được điều này.
  3. Có kỹ năng tư duy phản biện tốt. Ranh giới giữa thật và ảo rất khó phân biệt đối với Alpha. 

Các Alpha am hiểu công nghệ cho nên xu hướng mua sắm của bố mẹ dành cho Alpha bắt đầu mua sắm các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu con họ. 

Thế hệ Alpha sẽ là thế hệ vượt trội hơn hẳn chúng ta và thói quen mua sắm của họ cũng sẽ khác biệt lớn bởi sự tác động của công nghệ. Thế hệ người tiêu dùng Alpha trong tương lai dự tính sẽ có nhiều sự bùng nổ và khác biệt bất ngờ trong hành vi mua sắm.

>> Xem thêm bài viết: Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Top 6 phần mềm SEO Facebook miễn phí, mới nhất 2024

Các phần mềm SEO Facebook hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà bán hàng trong việc quản trị fanpage và kinh doanh online. Tìm hiểu 6 phần mềm...

Top 22 phần mềm marketing Facebook đối thủ không...

Các phần mềm facebook marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà marketer. Tham khảo ngay top 22 phần mềm facebook marketing hiệu...

Bài viết mới nhất


Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn hãy xem bài...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên TikTok đơn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng props và...