Nên hay không việc sử dụng Ajax trong thiết kế website?

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về cái tên Ajax khi tìm hiểu về lập trình web, lập trình ứng dụng. Nhưng đâu đó bạn vẫn đang băn khoăn công nghệ Ajax có thực sự cần thiết trong thiết kế website hay không? Hãy cùng xem LPTech phân tích về công nghệ này tại bài viết dưới đây.

Ý nghĩa tên gọi Ajax trong thiết kế website

AJAX (Asynchronous Javascript and XML), một loại thuật ngữ chung dành cho các kỹ thuật Javascript khác nhau, được sử dụng vào năm 2005 bởi ông Jesse James Garrett

  1. Asynchronous (bất đồng bộ): Nói cách khác, bất đồng bộ được xem như một chương trình có thể xử lý không theo thứ tự trong qui trình. Việc này giúp cho Ajax có thể xử lý nhiều công việc cùng một lúc
  2. JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình web nổi tiếng trong thiết kế website. Quản lý được nội dung động cho website và hỗ trợ tương tác với người sử dụng là hai trong số nhiều chức năng nổi trội của công nghệ Ajax này
  3. XML được xem là một dạng ngôn ngữ markup (XML sẽ được thiết kế để có thể chứa dữ liệu).

Tóm lại, thành phần trong tên gọi của công nghệ Ajax đều tương đồng và có ý nghĩa đối với vai trò của mỗi chức năng chính trong thiết kế website

Top 8 giá trị nổi trội của công nghệ Ajax trong thiết kế website

Ajax mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, hãy cùng LPTech điểm qua những giá trị to lớn mà công nghệ Ajax mang lại trong việc thiết kế website

  1. Thân thiện với người dùng
  2. Tăng khả năng tương thích
  3. Hỗ trợ xử lý không đồng bộ
  4. Điều hướng dễ dàng hơn
  5. Cải thiện trải nghiệm người dùng
  6. Hữu ích cho các ứng dụng thời gian
  7. Giảm tải cho máy chủ và tiết kiệm băng thông
  8. Cải thiện tốc độ, hiệu suất và khả năng ứng dụng của website

Những giá trị hữu ích kể trên của công nghệ Ajax trong thiết kế website phần nào giúp bạn đánh giá được tầm quan trọng của chúng. Công nghệ Ajax làm gia tăng hiệu quả hoạt động web của bạn.

Vậy các lợi ích của Ajax sẽ được ứng dụng cụ thể như thế nào trong website? Những trang web nổi tiếng nào đã sử dụng những ứng dụng đó dưới nền công nghệ Ajax? LPTech sẽ đưa ra top 10 ứng dụng phổ biến nhất của nó ở mục tiếp theo.

Top 10 ứng dụng không thể bỏ lỡ của Ajax trong thiết kế website

Nếu nhận được câu hỏi "Ajax nên được sử dụng ở đâu trong thiết kế website?", thì ta có thể khẳng định rằng Ajax rất đa năng nên lập trình viên có thể linh hoạt cài đặt ở bất kỳ vị trí nào sao cho phù hợp nhất. Đa phần, công nghệ Ajax được cài đặt ở những nơi lượng thông tin có thể được lưu vào và lấy ra từ máy chủ mà không cần trải qua quá trình tải lại toàn bộ trang web

Hãy cùng LPTech điểm qua những ứng dụng thực sự hữu ích khi sử dụng Ajax trong thiết kế website nào

Hoàn thiện từ khóa

Hoàn thiện từ khóa trong thanh tìm kiếm Google được xem là một trong những ví dụ dễ thấy nhất, sự có mặt của Ajax giúp các layer hiển thị trong trang web có thể hoạt động mà không ảnh hưởng gì đến nhau. 

Xác thực và gửi biểu mẫu

Ajax sẽ tự động hoàn thành việc xác nhận và gửi biểu mẫu trong thiết kế website. Ngoài ra, công nghệ này được sử dụng để kiểm tra xem biểu mẫu có đáp ứng một số yêu cầu nhất định hay không (mức độ mạnh của mật khẩu, tính hợp lệ của email hay URL nào đó).

Hộp đèn (Light Box)

Ở các trang web thường, các cửa sổ bật lên sẽ khiến người dùng cảm thấy rất phiền phức và chúng thường sẽ bị chặn ở những trình duyệt thông thường không có Ajax. Công nghệ Ajax có khả năng thú vị là thay thế các cửa sổ (Popups) bằng hộp đèn (Light Box) để giảm thiểu những rắc rối trên.

Hãy tham khảo Logo Sauce để thấy rõ về ứng dụng hộp đèn này nhé!

Hệ thống bình chọn hoặc đánh giá

Việc đánh giá sản phẩm, hiển thị kết quả bởi những bình chọn được thực hiện bằng Ajax giúp người dùng không cần phải chờ đợi khâu làm mới cả trang web. Reddit là ví dụ ở ứng dụng này trong thiết kế website.

Sự hiện diện của captcha

Công nghệ Ajax là sự lựa chọn lý tưởng trong việc tạo hoặc tải lại capcha về cơ bản bởi những hữu ích của nó

Giao diện người dùng nhấp nháy

Sử dụng Ajax trong việc tạo giao diện người dùng trở nên mượt mà, gọn gàng. Những lợi ích từ ứng dụng này gồm

  1. Sử dụng website nhanh hơn và dễ dàng hơn
  2. Giảm băng thông và thời gian tải

Drop.io, Google Docs, Google Maps là những ví dụ đã sử dụng rất tốt ứng dụng này

Các website trò chuyện hoặc nhắn tin

Việc trò chuyện hoặc nhắn tin hiện nay được xử lý trong trình duyệt. Có hai quy trình diễn ra trong hoạt động này như sau:

Một bên cập nhật máy chủ và cho máy chủ biết bạn đã gửi tin nhắn, bên còn lại kiểm tra liên tục với máy chủ và cập nhật trang của bạn với các tin nhắn được gửi bởi những người đang trong cuộc trò chuyện với bạn

Trên thực tế, Meboo chat, Facebook, Gmail là những ví dụ điển hình cho ứng dụng này trong việc sử dụng công nghệ Ajax

Cập nhật với nội dung người dùng

Một trong những ví dụ rõ nét nhất với ứng dụng này là trong trending notification của mạng xã hội Twitter. Các tweet sẽ được cập nhật nhanh chóng theo từng giây mà không ảnh hưởng đến trang chính bởi công nghệ Ajax

Tiện ích bên ngoài

Ajax có thể thực hiện các cuộc gọi trực tuyến đến bất kỳ máy chủ nào. Điều này chứng tỏ trang đang sử dụng JavaScript không chỉ giới hạn ở máy chủ mà nó được đặt. Hệ thống quản lý nội dung như WordPress và các tập lệnh khác nhau như Google Adsense là những ví dụ điển hình cho hoạt động này của Ajax

Kết hợp Ajax với Flash

Trang web trò chơi Flash Kongregate kết hợp công nghệ này rất hiệu quả. Đây được xem là một trong những kỹ thuật hiếm khi được sử dụng nhưng nó có thể tạo ra một kết quả hoàn toàn ấn tượng. Ajax đóng vai trò cập nhật hồ sơ người dùng với phần thưởng mà họ kiếm được trong game này.

6 điểm hạn chế của Ajax trong thiết kế website

Bên cạnh những ưu điểm mà Ajax mang đến cho nền công nghệ xây dựng trang web, mặt khác, cnó vẫn tồn tại những điểm hạn chế riêng. Cụ thể, Ajax bao gồm 6 mặt hạn chế sau:

  1. Hạn chế cho SEO
  2. Vấn đề đánh dấu trang
  3. Tăng tải trong máy chủ website
  4. Tính không tương thích với trình duyệt
  5. Không an toàn bởi những đe dọa bảo mật
  6. Trình đọc màn hình không thể truy cập Ajax

Trên đây là những nhược điểm có thể xảy ra trong quá trình sử dụng Ajax, tuy nhiên, những hạn chế này chỉ ở mức có thể đối với một số trình duyệt hiếm gặp.

Ngoài ra, khi bắt tay vào thiết kế website, đơn vị hợp tác xây dựng website sẽ tư vấn cho bạn những giải pháp an toàn có thể tận dụng những giá trị hữu ích và vượt qua rào cản hạn chế của nền công nghệ Ajax bởi những biện pháp khắc phục các vấn đề chuyên môn bài bản nhất

Các lĩnh vực phổ biến sử dụng công nghệ Ajax trong thiết kế wesite

Công nghệ Ajax hiện đại, đa năng có thể được sử dụng cho nhiều lĩnh vực website khác nhau. Tại LPTech, rất nhiều khách hàng kinh doanh ở nhiều mảng khác nhau đã và đang sở hữu những website riêng có ứng dụng Ajax hiện đại.

Phụ thuộc vào nền tảng những ứng dụng thực tế đã nêu phần trên, tùy thuộc vào lĩnh vực những lĩnh vực khác nhau mà bạn có thể cân nhắc sử dụng những ứng dụng sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh và mục tiêu chiến lược của công ty

Một số loại trang bán hàng được LPTech sử dụng Ajax trong thiết kế website

  1. Thiết kế website nhà hàng chuẩn seo
  2. Thiết kế website phòng khám y – nha khoa theo tiêu chuẩn công nghệ mới nhất 
  3. Công nghệ thiết kế website cho thuê bất động sản đem lại hiệu quả kinh tế
  4. Thiết kế website công ty- sàn giao dịch chứng khoán
  5. Thiết kế website game online sinh động cuốn hút
  6. ...

Bên cạnh những lĩnh vực kể trên, Ajax còn hữu dụng trong việc ứng dụng vào website ở nhiều khía cạnh khác nhau cũng như làm phong phú các loại hình kinh doanh có thể sử dụng nền công nghệ Ajax này.

Tóm lại, những điểm hạn chế không làm cản trở đi tính hiệu quả của nền công nghệ này. Trên thực tế, công nghệ Ajax vẫn nhận được rất nhiều sự lựa chọn và tin tưởng của người dùng với sự xuất hiện của nhiều website phổ biến, thành công và mang lại nhiều hiệu quả nhất định khi sử dụng Ajax.

Kết luận

Câu trả lời cho việc nên hay không trong sử dụng công nghệ Ajax vào thiết kế website là tùy vào trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta không thể chối bỏ những mặt giá trị to lớn của Ajax, hãy nghe những lời khuyên của nhà chuyên môn nếu bạn đang cân nhắc vấn đề này

>> Xem thêm bài viết:

Thiết kế website chuẩn di động Mobile First và Responsive là gì?

AMP là gì? Lợi ích của AMP

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

CRUD là gì? Vai trò của CRUD trong thiết kế...

CRUD là thuật ngữ được viết tắt từ Create, Read, Update và Delete, có chức năng quan trọng trong việc tạo hoạt động tương tác với...

Favicon là gì? Cách tạo và thêm favicon vào...

Favicon được viết tắt từ ‘favorite icon’, là một biểu tượng nhỏ hiển thị trên các thẻ (tab) khi mở một website. Dù favicon nhỏ nhưng lại...

Wireframe là gì? Quy trình xây dựng khung xương...

Wireframe là một công cụ trực quan, được dùng để tạo khung xương hay cấu trúc trong thiết kế website. Xem ngay cách thực hiện quy trình...

Plugin là gì? Top 6 plugin quan trọng cho website...

Plugin là gì? Plugin là một chương trình phần mềm được tích hợp vào website Wordpress và được xây dựng các tính năng để vận hành trang...

LCP là gì? Cách tối ưu Largest Contentful Paint...

LCP là gì? LCP là viết tắt của Largest Contentful Paint, nghĩa là một chỉ số để đo lường thành phần hiển thị lớn nhất trên website sau...

Widget là gì? Các chức năng và cách sử dụng...

Widget là gì? Nó có tác dụng trong việc giúp hiển thị một phần hoặc toàn bộ nội dung từ những ứng dụng khác trên màn hình chính của thiết...

Bài viết mới nhất


Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ