Martech là gì? Tìm hiểu xu hướng mới của ngành truyền thông

Martech là thuật ngữ marketing được sử dụng trong các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Với khả năng tối ưu chi phí và tăng cường hiệu quả tiếp thị mạnh mẽ, Martech là một phận không thể thiếu trong mọi chiến lược Marketing của doanh nghiệp hiện nay. Vậy Martech là gì? Martech có tác dụng như thế nào đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp vài xu hướng truyền thông trong tương lai là gì? LPTech sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về Martech trong bài viết dưới đây.

Martech là gì?

Martech hay Công nghệ tiếp thị (Marketing Technology) là thuật ngữ công nghệ dùng để chỉ sự hợp nhất giữa hoạt động marketing và công nghệ truyền thông. Cụ thể Martech là tập hợp các giải pháp quá trình xây dựng chiến lược marketing, truyền thông và quảng bá sản phẩm trong cùng các nền tảng công nghệ phục vụ cho doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu trên nhiều nền tảng thông tin khác nhau.

MarTech được triển khai tại các doanh nghiệp dưới dạng các tầng công nghệ khác nhau, trong đó các công cụ hoạt động song song, phối hợp cùng nhau thực hiện mục tiêu tiếp thị được đề ra một cách tự động. Mô hình công nghệ MarTech tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu quyết định mức độ phức tạp cũng như số lượng giải pháp,của từng doanh nghiệp.

Ví dụ như quản lý giao dịch điện tử, mạng phân phối nội dung (CDN), nền tảng video trực tuyến… Các kênh chính – tầng cao nhất này bao gồm nhiều kênh trong chiến lược marketing, nhằm tương tác với đối tượng mục tiêu. Các kênh như email, điện thoại, mạng xã hội, TV, tờ rơi, trang web và cả các kiosk. Chúng còn được gọi là các touchpoint (điểm tiếp xúc khách hàng) trong một sơ đồ hành trình khách hàng (customer Journey).

Các loại hình Martech phổ biến

Martech được nhiều nhiều cách khác nhau, nhưng thường được phân loại theo nhu cầu của công nghệ tiếp thị gồm quản lý, tối ưu hóa, phạm vi tiếp cận và tạo thông tin chi tiết của chiến dịch.

Quản lý nội bộ 

Quản lý là một danh mục thuộc công cụ MarTech giúp doanh nghiệp quản lý nội dung, sản phẩm, lập ngân sách. Tối ưu hóa các khía cạnh nhu cầu kinh doanh của chiến lược marketing xúc tác. Việc sử dụng các hệ thống quản lý Martech nhằm đảm bảo rằng các kế hoạch có thể nhanh chóng và dễ dàng tận dụng tài liệu tiếp thị, đưa ra đề xuất và duy trì báo cáo chiến lược.

Điển hình trong việc áp dụng quản lý đó là quản lý sản phẩm, kho vận đơn hàng, đơn vị nhà cung ứng, kênh truyền thông như Hootsuite – Nền tảng quản lý truyền thông mạng xã hội,… nhằm tối ưu quy trình vận hành nội bộ của tổ chức.

Tối ưu hóa xã hội

Các chiến thuật truyền thông xã hội sẽ được tổ chức và đo lường qua quản lý người có tầm ảnh hưởng. Người dùng tạo mối quan hệ khách hàng (CRM) giúp tối ưu hóa tự động hóa các chiến thuật xã hội cho phép người dùng kết nối với cộng đồng trực tuyến theo cách hiệu quả nhất.

Với mục tiêu tối ưu hóa xã hội công nghệ Martech tập trung vào các hoạt động như: quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Influencer, nội dung do người dùng (UGC),… với nhiệm vụ chính là quản lý các mối quan hệ các cộng đồng liên quan với doanh nghiệp.

Phạm vi tiếp cận chiến dịch

Phạm vi tiếp cận là loại hình Martech được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động tiếp thị lại. Đây là nhóm công cụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với tệp khách hàng và doanh nghiệp. Trong cả B2B và B2C marketing, các tool được sử dụng để gửi và đo lường hiệu suất của Email Marketing, SMS,… thông qua dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp thu thập được.

>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa Marketing cho B2C và B2B

Tạo thông tin nội dung chi tiết

Công cụ MarTech này phụ thuộc rất nhiều vào loại hình doanh nghiệp mà bạn đang vận hành, nhu cầu cụ thể, kết quả mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp. Các nhóm MarTech cho phép tích hợp nhiều giải pháp cùng lúc với quá trình tự động hóa tiếp thị.

Đồng thời, nó cũng cho phép các nhà tiếp thị nắm bắt được hiệu quả của các chiến dịch marketing hay các kênh tiếp thị khác. Công cụ này có khả năng đo lường và phân tích hiệu quả doanh nghiệp tối ưu hiệu suất của chiến dịch truyền thông. Điển hình trong nhóm này là các công cụ internet listening, social listening (phân tích hành vi trên nền tảng số), các công cụ đo lường Google Analytics, các công cụ nghiên cứu và quản lý Ahrefs, Semrush hay Moz,…

Để vận hành hiệu quả với thông tin Martech, thông thường doanh nghiệp sẽ phải phối hợp sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau. Vì vậy, hệ thống tập hợp các công cụ Martech hay Martech Stack tạo nên một mạng lưới công nghệ tiếp thị hiệu quả bao gồm nhiều loại công cụ khác nhau. Trong đó những công cụ chủ đạo là nền tảng quản lý chiến dịch (Email Marketing), quản trị truyền thông mạng xã hội, quản lý nội dung website, CRM, công cụ tối ưu quảng cáo, công cụ trả lời tin nhắn tự động (Chatbot), công cụ tối ưu SEO,….

Martech phù hợp với quy mô doanh nghiệp nào?

Martech không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có sự tương tác với khách hàng thì phần mềm MarTech sẽ phát huy được hiệu quả.

Martech phù hợp với các doanh nghiệp chú trọng chiến lược marketing gồm Outbound Marketing và Inbound Marketing. Những năm gần đây, công nghệ MarTech phục vụ cho Inbound Marketing ngày càng nhiều, để khai thác hiệu quả của Inbound Marketing. So với Outbound và công nghệ là một trong số MarTech phù hợp với doanh nghiệp chú trọng Outbound phụ thuộc vào quảng cáo.

Đồng thời, MarTech phù hợp với những doanh nghiệp có chiến lược và tư duy theo công nghệ chuyển đổi số. Chuyển đổi số là một quá trình đòi hỏi nguồn lực lớn để phát triển cho sự dài lâu của doanh nghiệp. Do đó, MarTech rất phù hợp cho những doanh nghiệp có định hướng kế hoạch lâu dài. Tuy nhiên để công nghệ phát huy tối đa, doanh nghiệp cần có một đội vận hành xu hướng chuyển đổi số hiện nay đem lại.

Sự khác biệt giữa Adtech và Martech là gì?

Công nghê truyền thông không chỉ có Martech mà cón có Adtech, vì vậy để tối ưu hóa công cụ này bạn cần phân biệt Adtech và Martech. Tương tự như sự khác biệt giữa marketing và advertising, Martech và Adtech là thuật ngữ khác biệt và không thể hoán đổi cho nhau. Adtech được sử dụng để tác động đến hành vi khách hàng thông qua dịch vụ quảng cáo truyền thông. Trong khi Martech sử dụng để vận hành và quản lý các chiến dịch và các hoạt động marketing khác dưới dạng tầng công nghệ.

Cụ thể, Adtech làthuật ngữ bao gồm các chiến thuật quảng bá và công cụ quản lý như các nền tảng khởi tạo nhu cầu, cung cấp hay sàn giao dịch quảng cáo. AdTech sẽ giúp tập trung nhiều hơn vào áp dụng công nghệ trực tiếp trong chiến dịch.

Còn Martech mô tả tính năng của các công nghệ quản lý truyền thông xã hội, phần mềm CRM, cung cấp và quản lý các giải pháp tiếp thị qua email,... Martech bao gồm các giải pháp công nghệ mà các nhà tiếp thị sử dụng trong quá trình tiếp thị kỹ thuật số.

Những lợi ích doanh nghiệp khi sử dụng Martech là gì?

Hiện nay xu hướng công nghệ ngày càng nhiều tác động đến quyết định mua hàng còn mạnh hơn kênh offline, nên việc doanh nghiệp áp dụng MarTech là một xu hướng không thể bỏ qua. Những lợi ích mà MarTech mang lại cho doanh nghiệp nổi bật như tự động hóa quy trình và tiết kiệm thời gian giúp doanh nghiệp có thể quản lý kênh tiếp thị, truyền thông một cách dễ dàng.


Các nhà tiếp thị nhờ có MarTech mà có trong tay lượng dữ liệu khổng lồ và có các insight khách hàng một cách chi tiết. Công cụ này còn cho phép các nhà marketing thấy rõ được mình phải làm gì tiếp theo qua bộ thông tin từ dữ liệu thô gồm những insight này được trả về theo thời gian thực, cho phép doanh nghiệp thay đổi chiến lược marketing kịp thời.

Trên các kênh Facebook, Google, MarTech được ứng dụng chủ yếu trong các khâu tìm kiếm/tiếp cận khách hàng. MarTech có thể ứng dụng vào mọi khâu, từ lúc tiếp cận cho đến khi tạo ra chuyển đổi, là mảnh ghép công nghệ chuyển đổi một khách hàng tiềm năng hữu ích của các marketer. Với đặc điểm đó, doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm khách hàng trên các nền tảng số tạo ra chuyển đổi và các lần mua tiếp theo.

MarTech giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu đa dạng, làm tăng tốc độ xử lý dữ liệu trong quá trình phân tích và ra quyết định. Doanh nghiệp sử dụng MarTech một cách thông minh sẽ phân loại được các dữ liệu chất lượng, nắm insight giá trị của khách hàng. Những công cụ này còn cho phép các nhà marketing thấy rõ được mình phải làm gì tiếp theo từ các insights, để thay đổi chiến lược marketing một cách kịp thời. Đồng thời, các chiến dịch marketing sẽ được lượng hóa, số hóa để cải thiện hiệu quả hoạt động

Cuối cùng, MarTech giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành với khả năng tự động hóa quy trình marketing, cắt giảm các chi phí vận hành, nhân sự. MarTech đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều những chi phí bằng cách cho phép hoạt động marketing phân tích liên tục các dữ liệu. Nhiều năm trước, các nhà tiếp thị đã thực hiện các chiến dịch kéo dài với đầy đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả của hoạt động marketing, vừa tốn kém, vừa tốn thời gian của doanh nghiệp.

Với thời đại công nghệ hiện nay, doanh nghiệp muốn chuyển mình nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi và ứng dụng công nghệ là quá trình quản lý sự thay đổi và thích nghi để cạnh tranh và phát triển.

Xu hướng mới của ngành truyền thông

Trong những năm gần đây, ngành truyền thông martech đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và mang đến nhiều thay đổi mới cho thị trường. Một trong những xu hướng mới nhất của ngành truyền thông martech là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn.

Tập trung vào giải pháp phù hợp với doanh nghiệp

Theo Rohit Prabhakar, chuyên gia Marketing tại McKesson, không ít doanh nghiệp đang thiếu rõ ràng trong định hướng ứng dụng công cụ MarTech, dẫn đến việc không vận dụng được tối đa được giá trị của MarTech. Trên thực tế từ các nền tảng MarTech hiện hữu với 59% marketer được khảo sát cho biết họ vẫn chưa thực sự khai thác hết sức mạnh của Martech.

Những giải pháp MarTech phù hợp để khắc phục nhằm tập trung ứng dụng vào nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm triển khai một cách tham lam, gây tốn kém nhưng không đem lại hiệu quả mong đợi.

Ứng dụng vào quá trình tiếp cận nhu cầu khách hàng

Một chiến lược truyền thông thành bại phụ thuộc vào yếu tố quyết định đến dữ liệu khách hàng. Vì thế, xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu được không ít doanh nghiệp hướng đến thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng. Tại nhiều doanh nghiệp tuy vẫn nhiều hạn chế, dẫn đến việc bỏ sót các dữ liệu quan trọng, martech sẽ giúp bạn không bỏ sót.

Thông qua việc tích hợp giải pháp MarTech, nhà quản trị và người làm truyền thông có thể tiếp cận và khai thác nhu cầu, quyết định mua hàng của khách hàng hay key insight. Một số nền tảng giúp marketer nắm bắt tốt hơn có thể phải kể đến như: HootSuite, SocialHeat, Sociable,...quá trình phân tích rút ngắn thời gian, nhờ đó đưa ra các quyết định chính xác, cải thiện đáng kể nhu cầu thị trường hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Đo lường hiệu quả chiến dịch truyền thông

Việc đo lường hiệu quả truyền thông hiện nay đã được tối ưu hơn rất nhiều với Martech, tích hợp vào các hoạt động truyền thông sẽ cho phép doanh nghiệp theo sát, nắm bắt mong muốn của khách hàng mục tiêu cụ thể. Từ đó, xác định chính xác những mặt tích cực và mặt hạn chế của chiến dịch trong quá trình thực hiện. Khi đã có được những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ có thể thống kê, so sánh mức độ hiệu quả giữa các kênh truyền thông. Từ đó đề ra những thay đổi cụ thể, tập trung phát thu hút khách hàng để xây dựng một chiến lược truyền thông tự động, thúc đẩy doanh thu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Những ứng dụng nổi bật của Martech trong kinh doanh

Qua các số liệu trên,bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công cụ martech vào doanh nghiệp, dưới đây là một số loại martech phổ biến được ứng dụng trong kinh doanh:

Tự động hoá tiếp thị - Marketing Automation

Doanh nghiệp có hệ thống tự động hoá tiếp thị sẽ có thể tự động hóa một số giai đoạn hoạt động tiếp thị và cả quy trình tiếp thị thí dụ là việc gửi email tự động hóa, cài đặt lịch đăng bài tự động trên nền tảng mạng xã hội hoặc gửi các thông báo tự động đến khách hàng tiềm năng. Việc ứng dụng các giải pháp martech vào các hoạt động có tính chất lặp lại nhiều lần, cần thực hiện theo quy trình cố định giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức để triển khai các hoạt động khác trong kế hoạch.

Tự động hoá tiếp thị - Marketing Automation

Ngoài các giải pháp martech có thể theo dõi các chỉ số tương tác của khách hàng hay tỷ lệ chuyển đổi,… giúp đo lường hiệu quả của từng hoạt động marketing. Martech với tự động hóa tiếp thị sẽ giúp cho doanh nghiệp cân đối và điều chỉnh chiến lược tiếp thị một cách nhanh chóng.

Quản trị quan hệ khách hàng – Customer Relationship Management (CRM)

Một hoạt động ứng dụng martech nhiều nhất đó là quản trị quan hệ khách hàng. Khi đó martech đóng vai trò giải pháp thu thập với khách hàng từ nhiều nguồn nhằm phân tích và tạo báo cáo dữ liệu cho doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng khách hàng. Đồng thời đưa ra các quyết định liên quan đến dịch vụ khách hàng hay cá nhân hóa trải nghiệm tăng độ chính xác hiệu quả.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - Search Engine Optimization (SEO)

Một hoạt động quan trọng của một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số ối ưu hóa là công cụ tìm kiếm. Hoạt động này cũng cần sự hỗ trợ từ các giải pháp martech để nâng cao hiệu suất tiếp thị trong SEO có thể kể đến là: Rank Math, Google Trends, Google Analytics, SEMrush hay Ahrefs…

Hệ thống quản lý nội dung - Content Management System (CMS)

Hệ thống quản lý nội dung là phần mềm giải pháp martech mà doanh nghiệp lựa chọn để quản lý và kiểm soát hiệu quả nội dung doanh nghiệp. Các CMS được sử dụng phổ biến hiện nay gồm WordPress, Wix, Shopify hay Drupal,… Người dùng sử dụng CMS không nhất thiết phải có kiến thức về lập trình website, blog hay các cửa hàng trực tuyến thay vào đó họ có thể sản xuất nội dung và đăng tải trực tiếp trên giao diện CMS. Người dùng sẽ không cần phải lo lắng việc việc cài đặt hay sửa chữa khi gặp phải lỗi phần mềm.

Tổng kết 

Martech đang trở thành một xu hướng được đa số doanh nghiệp trên thị trường hướng đến để cạnh tranh trong thời đại hiện nay. Hy vọng bài viết mà LPTech chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về martech và xu hướng truyền thông trong tương lai. Vì vậy marketers cần trang bị cho bản thân kiến thức sâu rộng để doanh nghiệp phát triển có thể nắm bắt và tối ưu hoá những ưu điểm hay hạn chế mà công cụ Martech đem lại.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm...

Việc làm remote là gì? Top các ngành làm remote...

Làm việc từ xa (remote work) là hình thức làm việc mà người lao động thực hiện công việc của mình ở một địa điểm khác với văn phòng chính...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking chuẩn Stanford sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp giải quyết được vấn đề một cách thông...

NLP là gì? Lợi ích và các ứng dụng thực tiễn của NLP

NLP mang đến nhiều ứng dụng hiệu quả đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp, tìm hiểu chi tiết về NLP qua bài viết bên dưới...

COO, CFO, CCO, CIO, CMO là chức vụ gì? Ý nghĩa và...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu...

Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí Fresher...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.