Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (1 Reviews)

M-Commerce (thương mại di động) không còn là khái niệm xa lạ ngày nay khi mà các hoạt động kinh doanh, mua sắm diễn ra trên điện thoại thông minh một cách phổ biến. Vậy thì M-Commerce liệu có phải là xu hướng tất yếu của thương mại điện tử trong tương lai? Hãy cùng LPTech tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

M-Commerce là gì? Tương lai của thương mại di động

M- Commerce là gì?

M-Commerce (Mobile Commerce) có nghĩa là thương mại di động. M-Commerce là tất cả những hoạt động mua bán sản phẩm/dịch vụ được thực hiện trên điện thoại di động hay máy tính bảng. Cụ thể nó bao gồm mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn.

Thuật ngữ M-Commerce ra đời đầu tiên vào năm 1997. Theo dòng thời gian và sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ cao, M-Commerce ngày càng chứng minh được đây là ngành công nghiệp rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ.

Khi mà Smartphone thông minh phủ sóng thế giới, con người ngày càng tìm đến sự tiện lợi. Không có gì thuận tiện hơn là việc đặt hàng trực tuyến và nhờ người giao đến tận nhà. Không giống với việc đến cửa hàng truyền thống, khách hàng giờ đây ngồi một chỗ duyệt qua hàng nghìn sản phẩm và đưa ra đến tận "7749" cách so sánh khác nhau dựa trên thương hiệu, giá, review,...chỉ trong nháy mắt. 

Tương lai của M-Commerce

Hiện nay, M-Commerce đã mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn. Thông qua phân tích dữ liệu, cho phép theo dõi hành vi người dùng và cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa. Để hiểu hơn về một số xu hướng trong tương lai chúng ta có thể tham khảo một số dữ liệu dự báo về M- Commerce. 

  1. Năm 2021 doanh số M-Commerce sẽ chiếm hơn một nửa tổng doanh số E-Commerce (Nguồn:EMarketer,2017)
  2. Ngày nay 1/3 quyết định mua hàng bị ảnh hưởng bởi thiết bị di động (Nguồn: invesp)
  3. Năm 2021, 80,5 % doanh số thương mại điện tử bán lẻ của Hoa Kỳ được tạo ra thông qua điện thoại thông minh (Nguồn: Statista)

Thực tế tăng cường (AR)

M-Commerce phải đối mặt với vấn đề tương tự như E-Commerce: Khách hàng không thực sự "nhìn thấy" sản phẩm trước khi mua nó và điều này khiến nhiều người lưỡng lự ở phút chót đó là nhấn nút đặt hàng. Đó là lý do tại sao rất nhiều ứng dụng M-Commerce hiện nay bao gồm các tính năng thực tế tăng cường (AR).

Tương lai của thương mại di động ứng dụng AR

Trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng, thực tế tăng cường giúp cho khách hàng có thể cảm nhận và trải nghiệm sản phẩm thật trước khi mua hàng. Như vậy, khách hàng có thể gạt bỏ rào cản mua hàng trực tuyến không chất lượng ở thời điểm mà trước đó họ lo lắng. Với công nghệ AR thông minh này dự đoán sẽ mang đến doanh thu hàng trăm tỉ đô la trong tương lai M-Commerce.

Tìm kiếm - Điều khiển với giọng nói

Do điện thoại di động màn hình khá nhỏ khiến cho nhiều người dùng không thích mua sắm trên điện thoại mà chọn máy tính để bàn hay laptop. Khắc phục nhược điểm này công nghệ đã cho ra đời tính năng tìm kiếm điều khiến bằng gọng nói một cách thông minh. Với sự gia tăng của các trợ lý kỹ thuật số như Amazon Alexa, Google Assistant, Siri. Tìm kiếm với giọng nói sẽ trở thành xu hướng M-Commerce hàng đầu trong giai đoạn 2020 đến 2025.

Chatbot thông minh

Chatbot thông minh sẽ thúc đẩy M-Commerce phát triển không ngừng. Nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy, 85% tương tác của khách hàng sẽ được xử lý qua chatbot mà không cần sự hiện diện con người. Chatbot - yếu tố then chốt của xu hướng M-Commerce. Chatbot được ứng dụng để cung cấp thông báo, lời nhắc và ưu đãi đặc biệt được cá nhân hóa.

Chatbot thông minh

Mặt khác, Email ngày càng được các nhà bán lẻ sử dụng nhưng nó cũng đang dần cạn kiệt tiềm năng. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ chuyển sang chatbot để kết hợp thay email. Mặc dù vậy, tiếp thị qua email cũng là cách để chinh phục cả thế hệ người tiêu dùng Millennials và nhất là Gen Z trong xu hướng M-Commerce.

Trải nghiệm đa kênh trên M-Commerce

Thị trường cạnh tranh khốc liệt, có tồn tại chỗ đứng vững chắc nào cho doanh nghiệp không hoạt động đa kênh hay không? Hiện nay, có đến 50% doanh nghiệp đang dùng 8 kênh khác nhau.

Mặc dù khả năng hiển thị tăng lên nhưng tạo được trải nghiệm nhất quán và xuyên suốt cho người dùng lại là thách thức cho doanh nghiệp. Cho nên, ý tưởng tạo ra trải nghiệm bán lẻ đa kênh sẽ thịnh hành trong giai đoạn 2021- 2025 trong xu hướng M-Commerce.

Tối ưu hóa tốc độ 

Tối ưu hóa tốc độ quyết định lượng traffic truy cập của website rất lớn và nó cũng cần thiết đối với thị trường M-Commerce. Bên cạnh đó, ngày nay người dùng smartphone thường chủ yếu có 2 ứng dụng mua sắm trở lên trên điện thoại của họ. Mở điện thoại lên dễ dàng mua sắm tại các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Amazon,...thông qua thao tác dễ dàng. 

Tuy nhiên, họ sẽ bỏ qua một trang website nếu tốc độ tải trang vượt quá 3s. Đây cũng là lý do nhiều website chú trọng vào tính năng AMP trên di động để thúc đẩy doanh thu từ M-Commerce. Chính điều này, đã khiến các trang website chú trọng và nâng cao tốc độ tải trang lên một tầm cao mới, có những trang web chỉ mất 1s để tải.

Tối ưu hóa tốc độ trên di động

Trong giai đoạn 2021 đến 2025 thì cải thiện tốc độ tải trang trên di động cũng là xu hướng M-Commerce nhằm thúc đẩy mua hàng. Nhất là đối với các công ty đang khởi nghiệp đang nổi rần rần hiện nay thì việc tối ưu hóa trang web, mang đến tốc độ tải trang nhanh sẽ giúp người xem có trải nghiệm hoàn hảo, gia tăng mua sắm trong M-Commerce.

Tiền điện tử

Tiền điện tử chính là loại tiền kỹ thuật số, dùng thuật toán để bảo mật và xác nhận giao dịch. Tiền điện tử hoạt động trên một nền tảng Blockchain (ghi tất cả các giao dịch và không thể thay đổi). Nó được dự đoán sẽ là phổ biến trong thị trường M-Commerce.

Thanh toán bằng tiền điện tử nghe có vẻ xa lại ở Việt Nam và thị trường M-Commerce ở nước ta cũng chưa cho phép thực hiện điều này. Tuy nhiên, ở những nước như Hoa Kỳ thì tiền điện tử được cho phép thanh toán chính thức trong giao dịch thương mại.

Bởi nó cho phép mọi người giao dịch nhanh, gọn, chi phí giao dịch thấp và tính bảo mật cao cũng như không cần phụ thuộc vào bên thứ 3 chẳng hạn như ngân hàng. Trong tương lai khi khung pháp lý được hoàn thiện thì tiền điện tử sẽ là xu hướng thanh toán trong M-Commerce.

Như vậy, trên đây LPTech đã cung cấp cho bạn một số xu hướng chính của M-Commerce trong tương lai. Thông qua đơn vị thiết kế website, tích hợp những yếu tố này trên di động chắc chắc sẽ thúc đẩy doanh thu hiệu quả trong M-Commerce.

Tham khảo thêm

 Thin Content là gì? Cách khắc phục lỗi nội dung mỏng

6 lý do phổ biến khiến website sụt giảm traffic

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh Youtube dành cho nhà sáng tạo nội dung

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn phí với Google Sites

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại điện tử của Google

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại mới nhất 2024

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng cho doanh nghiệp của bạn

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.