Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (914 Reviews)

Trở thành Content Creator chuyên nghiệp là mục tiêu của nhiều bạn trẻ trong thời trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để trở nên nổi bật, thu hút người xem và tìm kiếm thu nhập thì bạn cần trở thành một Content Creator chuyên nghiệp. 

Vậy Content Creator là gì? Hành trình phát triển sự nghiệp của Content Creator như thế nào? Hãy cùng LPTech tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Content Creator là gì?

Content Creator có thể hiểu đơn giản là một nhà sáng tạo nội dung. Theo báo cáo từ quỹ đầu tư mạo hiểm Signal Fires tính đến cuối năm 2020, hiện có hơn 50 triệu người làm nghề sáng tạo nội dung trên thế giới. Những content creator này không chỉ tạo ra một nghề nghiệp “hot”, tạo được thu nhập cho bản thân mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho nền kinh tế.

Content Creator là người có thể tạo nội dung để truyền tải thông điệp hướng đến một đối tượng cụ thể nào đó. Nội dung có thể là bất cứ thứ gì được sử dụng để truyền đạt thông tin.

Khám phá hành trình phát triển sự nghiệp của một Content Creator

Bạn cần tránh lầm lẫn giữa khái niệm về Content Creator và content writer, Copywriter.

  1. Content writer là những nhà sáng tạo các nội dung chữ như bài viết trên website, mạng xã hội cụ thể là các bài về sản phẩm, dịch vụ.
  2. Copywriter là nhà sáng tạo các nội dung chữ nhằm mục đích quảng cáo như các slogan, kịch bản…
  3. Content Creator là những người sáng tạo nội dung bằng mọi cách từ việc viết lách, thiết kế, quay phim, chụp hình, dựng kịch bản, nội dung email, viết sách… Có thể xem đây là một công việc đa năng.

Khám phá hành trình phát triển sự nghiệp của một Content Creator

Xây dựng cho mình một kênh truyền thông riêng đã trở nên dễ dàng hơn trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ. Một Content Creator sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển sự nghiệp cơ bản sau đây:

Giai đoạn 1: Sản xuất nội dung

> Tìm ngách nội dung của riêng bạn

Hành trình trở thành Content Creator chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc bạn phải biết được mình sẽ viết gì. Công việc cụ thể ở giai đoạn này là bạn cần tìm được thị trường ngách của riêng mình. Thị trường ngách sẽ là phần giao nhau giữa lĩnh vực bạn thích, lĩnh vực bạn giỏi và lĩnh vực mà thị trường cần.

Bất cứ Content Creator nào cũng sẽ có một lĩnh vực cụ thể để sáng tạo nội dung. Ngách nội dung của bạn cần cụ thể, rõ ràng thì việc sáng tạo nội dung sẽ dễ dàng. Nội dung càng độc đáo, khác biệt thì bạn sẽ càng thành công trên thị trường nhiều cạnh tranh như hiện nay. 

Khi bạn đã xác định được lĩnh vực mà bản thân mong muốn khám phá và sáng tạo, hãy tìm kiếm những người đi trước đang làm về chủ đề đó và theo dõi, học hỏi  những gì họ đang làm. 

> Sản xuất nội dung thường xuyên

Bạn cần xây dựng một lộ trình xuất hiện ổn định và sản xuất nội dung thường xuyên. 

Rất nhiều youtuber thành công đã chia sẻ về tầm trọng quan trọng của việc xuất hiện thường xuyên. Cụ thể, youtuber nổi tiếng Dukey từng chia sẻ câu chuyện anh đã từng bị sụt giảm lượt views nghiêm trọng khi chỉ chia sẻ một nội dung mới mỗi tuần. Sau khi nhận ra điều đó, Dunkey đã chuyển sang đăng tải nội dung mới hàng ngày và lượt xem kênh của anh tăng đến 344%. Câu chuyện này đã cho thấy rõ sự quan trọng của việc xuất hiện thường xuyên.

Khi mới khởi đầu trong hành trình trở thành Content Creator chuyên nghiệp bạn không cần quá áp lực việc luôn tạo ra được content xuất sắc, việc quan trọng là bạn xuất hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, sản xuất content mới đều đặn là cách hiệu quả nhất để bạn rèn luyện kỹ năng viết lách, kỹ năng thu thập thông tin, nắm bắt xu thế và cả tư duy sáng tạo.

Giai đoạn 2: Phát triển kênh

> Đánh giá insight kênh

Việc tạo content thường xuyên sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát được mức độ hiệu quả từ thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Theo dõi các chỉ số tương tác như lượt like, comment, share từ trong từng nội dung sẽ giúp bạn đánh giá chính xác nhất về hiệu quả kênh. Đôi khi những chủ đề bạn thích lại không phải là nội dung người xem thật sự quan tâm. Những đánh giá này sẽ là nguồn thông tin chất lượng và đúng thực tế để bạn xây dựng kế hoạch nội dung cho những giai đoạn tiếp theo.

> Tương tác với follower của kênh

Ngoài việc tập trung vào việc sáng tạo content, Content Creator cũng cần tương tác thường xuyên với các với follower của kênh. Những cách tương tác đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện với fan của kênh đó là trả lời bình luận, tin nhắn của họ, cám ơn họ vì đã quan tâm và tham khảo ý kiến của fan về những chủ đề mà họ quan tâm để xây dựng nội dung tiếp theo. Từ những tệp follower nhỏ, Content Creator hoàn toàn có thể xây dựng được cả một cộng đồng quan tâm đến lĩnh vực mà bạn đang sản xuất nội dung.

Khám phá hành trình phát triển sự nghiệp của một Content Creator

Giai đoạn 3: Tìm kiếm thu nhập

Khi bạn đã có thể xây dựng được một cộng đồng đủ vững mạnh và khẳng định vị trí trong lĩnh vực của mình, bạn bắt đầu có thể tạo ra doanh thu từ công việc này. Tại thị trường Việt Nam, các Content Creator chủ yếu nhận thu nhập từ các nhà tài trợ, cụ thể là nhận sáng tạo nội dung cho các nhãn hàng.

Một số Content Creator chuyên nghiệp và có tiếng nói trong lĩnh vực của họ còn có thể mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực sở trường của mình. Uy tín của bạn càng cao, cộng đồng của bạn càng lớn thì thu nhập sẽ càng tăng. Lời khuyên từ nhiều Content Creator cho các newbie là nên đa dạng nguồn thu của mình.

Tổng kết

Hành trình trở thành Content Creator chuyên nghiệp không hề đơn giản và nhiều áp lực. Đằng sau sự nhào hoáng và thu nhập “khủng” là cả một sự đầu tư, tìm tòi và học hỏi không ngừng. Sự cạnh tranh giữa các Content Creator ngày càng khốc liệt. Ngoài việc tập trung sáng tạo những nội dung độc đáo, thu hút thì bạn cần chỉn chu và nghiêm túc trong tất cả những gì bạn truyền tải đến cộng động.

Hy vọng bài viết đã bạn hình dung những giai đoạn cơ bản mà bạn sẽ trải qua trong hành trình trở thành Content Creator chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công! 

>> Xem thêm bài viết:

Sáng tạo nội dung từ dữ liệu khách hàng

Xây dựng content pillar như thế nào?

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Google Search Console cải tiến thời gian xem hiệu suất 24 giờ

Google Search Console cải tiến thời gian xem hiệu...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế...

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ...

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho website

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh chóng, miễn phí

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công nghệ beacon

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.