Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.0/5 (913 Reviews)

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng những thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng của bạn được điều khiển như thế nào chưa? Có bao giờ bạn thắc mắc rằng những thông báo từ hệ thống đến từ đâu chưa? Nếu có, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của LPTech về hệ điều hành để trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành (OS - Operating system) là một chương trình phần mềm được tạo ra với mục đích quản lý các thiết bị điện tử như: Điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng, máy chủ web, đồng hồ thông minh,…

Nhờ vào hệ điều hành cùng lớp giao diện người dùng đồ họa (GUI) mà bạn không cần thực hiện những câu lệnh phức tạp khi tương tác với các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, hệ điều hành còn quản lý được các phần mềm thứ 3 một cách hiệu quả và thông minh.

Khái niệm hệ điều hành

Cấu trúc của hệ điều hành

Cấu trúc của hệ điều hành bao gồm 3 thành phần với những chức năng cụ thể như sau:

Kernel: Đây là phần cơ bản trên hệ điều hành, nó cung cấp những điều khiển cho phần cứng trên thiết bị. Nhiệm vụ chính của nó là đọc và xử lý dữ liệu cũng như xác định được cách dữ liệu gửi và nhận từ mạng.

Giao diện người dùng: Người dùng có thể tương tác với hệ thống bằng các biểu tượng đồ họa trên màn hình.

Giao diện lập trình ứng dụng: Giúp các nhà phát triển ứng dụng có thể viết mã modular.

Cấu trúc của hệ điều hành

Chức năng của hệ điều hành

Từng chức năng của hệ điều hành đều giúp thiết bị điện tử có thể hoạt động một cách thông minh. Dưới đây là những chức năng cụ thể của hệ điều hành:

Quản lý bộ nhớ: Hệ điều hành thực hiện việc quản lý, phân bổ tài nguyên bộ nhớ phù hợp giúp các chương trình trên thiết bị có thể chạy bình thường, không bị gián đoạn

Quản lý bộ xử lý: Hệ điều hành sẽ xem process nào dùng tài nguyên của bộ xử lý để thực hiện công việc khi nào và trong bao lâu. Hệ điều hành còn giúp tối ưu hóa công việc của bộ vi xử lý để thiết bị có được hiệu suất hoạt động tốt:

Quản lý thiết bị: Thiết bị nào cũng sẽ có phần cứng và phần mềm, hệ điều hành sẽ giúp cả hai có thể hoạt động hiệu quả với nhau.

Quản lý file dữ liệu: Hệ điều hành sẽ theo dõi, quản lý quá trình tạo, xóa, chuyển, sao chép, lưu trữ file, đảm bảo tính toàn vẹn cho các dữ liệu.

Bảo mật dữ liệu: Hệ điều hành có thể hạn chế được việc xâm nhập và đánh cắp dữ liệu người thông qua những cách thức sau đây:

  1. Thông qua đăng nhập.
  2. Chống truy cập trái phép bằng cách bật Firewall.
  3. Tăng cường bảo vệ bộ nhớ khỏi việc truy cập độc hại.
  4. Xuất hiện những thông báo mới về lỗ hổng hệ thống.

Phát hiện lỗi và cảnh báo người dùng: Hệ điều hành sẽ kiểm tra xem hệ thống có bị lỗi hay dính phần mềm độc hại nào không. Cảnh báo trước hành động không thích hợp của người dùng để tránh gây ra sự cố.

Chức năng của hệ điều hành

Các hệ điều hành phổ biến trên máy tính

Hiện tại có 3 hệ điều hành phổ biến trên máy tính là Windows, MacOSLinux. Mỗi hệ điều hành có những ưu và nhược điểm riêng và hệ điều hành tốt nhất cho bạn phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân của bạn.

Windows

Hệ điều hành Windows được nghiên cứu và phát triển bởi Microsoft từ năm 1980. Nó được tích hợp trên đa phần các dòng máy tính hiện nay. Từ khi được phát triển đến nay, hệ điều hành Windows đã trải qua nhiều phiên bản.

Hiện tại thì Windows 11, Windows 10 đang được sử dụng phổ biến nhất. Windows 10 được thiết kế với tính tối ưu hóa cao hơn, chú trọng nhiều đến tính năng bảo mật. Windows 11 được cải thiện cả về hiệu suất giúp làm tăng trải nghiệm sử dụng so với Windows 10. 

Hệ điều hành Windows có các ưu điểm như: Dễ sử dụng, tính tương thích cao, đầy đủ tính năng đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập, giải trí. Nhưng do là hệ điều hành được dùng rộng rãi nên nó thường hay bị tấn công bởi các phần mềm virus, gián điệp, mã độc.

Hệ điều hành Windows

MacOS

Hệ điều hành MacOS được nghiên cứu và phát triển bởi Apple. Hiện tại MacOS chỉ được tích hợp sẵn trên Macbook và máy tính để bàn iMac của Apple. MacOS có độ mượt mà, ổn định cùng tốc độ hoạt động cực kì tốt nhờ việc tương thích sâu với các chipset M1/M2/M3 được sản xuất riêng dành cho Mac của Apple. 

Hệ điều hành MacOS được yêu thích vì có giao diện đẹp, khả năng hoạt động tốt, được đảm bảo về bảo mật,... Nhưng MacOS không được trang bị rộng rãi trên nhiều thiết bị và cũng có nhiều phần mềm chưa được phát triển để dùng được trên hệ điều hành này.

Linux 

Hệ điều hành Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, người dùng có thể điều chỉnh hoặc sửa đổi theo ý muốn của mình. Nó cung cấp khá nhiều phần mềm hữu dụng như: Máy chủ, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, các ngôn ngữ lập trình. 

Hệ điều hành Linux được đánh giá cao về bảo mật, giúp tránh được mối đe dọa bảo mật từ virus, mã độc. Với những máy có cấu hình yếu thì nên dùng hệ điều hành Linux. Vì lượng người dùng không đông nên có khá ít phần mềm được sử dụng được trên hệ điều hành này.

Hệ điều hành Linux 

Các hệ điều hành phổ biến trên điện thoại

Các dòng điện thoại thông minh hiện nay đa số đều sử dụng 2 hệ điều hành chính là Android hoặc iOS. Các dòng iPhone của Apple đều sẽ sử dụng iOS, trong khi đó điện thoại của các hãng còn lại như Samsung sẽ sử dụng Android. Chính sự phân cực thú vị này đã tạo nên 2 nhóm người dùng chính trên thị trường smartphone.

Android

Hệ điều hành Android được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng. Nó được phát triển bởi công ty Android Inc, vào năm 2005 nó được mua lại bởi Google. Những dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android như: Samsung, OPPO, Xiaomi, Realme. Hệ điều hành Android có tính chất mở, dễ dũng và có nhiều ứng dụng được hỗ trợ. Với khả năng tùy biến cao, nó giúp người dùng có thể đặt lại thiết bị khi quên mật khẩu.

iOS

Hệ điều hành iOS ra đời vào năm 2017, nó được tích hợp độc quyền trên các mẫu điện thoại iPhone của Apple. Hệ điều hành iOS rất được người dùng yêu thích vì nó có tính năng hỗ trợ tốt và hiệu năng độ ổn định khi sử dụng. Ngoài ra, tính bảo mật và khả năng tối ưu phần mềm của hệ điều hành iOS cũng được đánh giá tốt. Vì hệ điều hành iOS chỉ sử dụng cho iPhone nên lượng ứng dụng được hỗ trợ sẽ ít hơn so với Android.

Hệ điều hành iOS

Cách phân biệt hệ điều hành trên máy tính và điện thoại

Việc nắm được sự khác nhau giữa hệ điều hành máy tính và điện thoại không chỉ giúp ích cho các lập trình viên khi thiết kế website mà còn giúp cho công việc SEO sau này trở nên dễ dàng hơn:

Hệ điều hành trên máy tính: Nó được phát triển để sử dụng trên các dòng máy tính để bàn, laptop. Hệ điều hành máy tính sử dụng giao diện người dùng đồ họa (GUI) giúp người dùng sử dụng chuột để tương tác với các phần trên màn hình máy tính. Giao diện sẽ được hiển thị dưới dạng văn bản và hình ảnh.

Hệ điều hành trên điện thoại: Là những hệ điều hành sử dụng cho các dòng điện thoại thông minh, máy tính bảng,... Được phát triển để đáp ứng nhu cầu giải trí, liên lạc, quay chụp,... Với màn hình cảm ứng, người dùng có thể tương tác với giao diện bằng cách vuốt chạm.

phân biệt hệ điều hành trên máy tính và điện thoại

So sánh hệ điều hành trên máy tính và điện thoại: 

Tiêu chíHệ điều hành máy tínhHệ điều hành điện thoại
Giao diệnGiao diện đa nhiệm phức tạp, tương tác thông qua bàn phím và chuộtGiao diện đơn giản, tương tác dễ dàng trên màn hình cảm ứng 
Ứng dụng và tương thíchHỗ trợ chạy các ứng dụng phức tạp và phong phúTối ưu hóa ứng dụng di động và các tính năng di động
Quản lý tài nguyênQuản lý các tài nguyên phần cứng lớn như bộ nhớ, bộ xử lýTối ưu hóa việc quản lý pin và mạng
Phần cứng và đa dạng thiết bịCần sự hỗ trợ nhiều loại phần cứng khác nhauTương thích với các thiết bị cảm ứng, cảm biến và pin di động

Cách phân biệt hệ điều hành 64 bit và 32 bit

Một thông tin liên quan đến hệ điều hành mà nhiều người dùng đang muốn biết là cách phân biệt hệ điều hành 64 bit và 32 bit. Thường thì hệ điều hành 64 bit và 32 bit sẽ có sự khác nhau về kiến trúc thiết kế, phần cứng, phần mềm và khả năng xử lý dữ liệu, tính toán mỗi giây.

Cách phân biệt hệ điều hành 64 bit và 32 bit

Kiến trúc thiết kế

Hệ thống 32 bit: Hệ thống điện toán gồm IBM System/360 và IBM System/370, DEC VAX, Motorola 68000, Intel IA-32-phiên bản 32 bit của kiến trúc x86 là những phiên bản khác. Đây là các kiến trúc được dùng cho điện toán nhúng với 68000 loại khác nhau.

Hệ thống 64 bit: Gồm thanh ghi với các nhóm khác nhau được chia ra như số nguyên, dấu phẩy, điều khiển,... Kích thước thanh ghi tùy thuộc vào mức dung lượng bộ nhớ.

> Xem thêm: IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và các sản phẩm

Kiến trúc thiết kế

Phần cứng

Hệ thống 32 bit: Có một thanh ghi 32 bit và lưu trữ được 232 hoặc 4.294.967.296 giá trị. Hệ thống 32 bit sẽ giải quyết được tối đa 4GB RAM. Nhưng thực tế thì chỉ xử lý được mức dữ liệu 3,5 GB.

Hệ thống 64 bit: Có một thanh ghi 64 bit và lưu trữ được 264 hoặc 18.446.744.073.709.551.616 giá trị. Hệ thống 64 bit sẽ xử lý được khoảng 16 exabyte bộ nhớ, giải quyết được hơn 4GB RAM. Hệ thống tốt nhất cho một máy tính có RAM 16GB là hệ thống 64 bit. Nó được đánh giá là hiệu quả hơn, có đường dẫn dữ liệu rõ ràng cùng khối bộ nhớ đã được phân chia một cách khoa học.

Phần mềm

Hệ thống 32 bit: Những chương trình 32 bit tương thích được với hệ thống 64 bit. Người dùng sẽ cài đặt được hệ thống 32 bit trên hệ thống 64 bit. Có khá nhiều phần mềm tiện ích, phần mềm chống virus dành cho hệ thống 32-bit. Người dùng hãy tải và sử dụng các phần mềm tương thích với hệ thống của bạn.

Hệ thống 64 bit: Những chương trình 64 bit không tương thích với hệ thống 32 bit. Nguyên nhân là bộ xử lý 32 bit không nhận ra được các lệnh của 64 bit. Toàn bộ hệ thống mới đều là bản 64 bit của Windows và OS X. Bản 64 bit sẽ truy cập được nhiều RAM hơn là 32 bit.

> Xem thêm: Tác hại của virus máy tính và cách phòng chống virus máy tính

Phần mềm

Khả năng xử lý dữ liệu, tính toán mỗi giây

Hệ thống 32 bit: Hệ thống được trang bị phiên bản lõi kép, lõi tứ.

Hệ thống 64 bit: Nó có thể được kèm theo những phiên bản lõi kép, lõi tứ, lõi sáu, lõi tám. Khi được trang bị càng nhiều lõi thì tốc độ tính toán và xử lý dữ liệu mỗi giây cũng sẽ càng cao.

> Xem thêm: Bit là gì? Byte là gì? 1 Bit bằng bao nhiêu Byte?

Những kiến thức trên đây không chỉ hữu ích cho các lập trình viên mà còn cực kì quan trọng cho các SEOer chuyên cung cấp dịch vụ SEO và đặc biệt là SEO app. Đừng quên liên hệ với LPTech nếu còn thắc mắc nào khác bạn nhé.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Elasticsearch: Giải pháp tìm kiếm cho Big Data dựa trên Lucene

Elasticsearch: Giải pháp tìm kiếm cho Big Data...

Elasticsearch là một công cụ tìm kiếm và phân tích được phát triển dựa trên Apache Lucene và được ứng dụng để xử lý đa dạng dữ liệu. Xem...

CI/CD là gì? Vai trò của CI/CD trong DevOps và với Agile

CI/CD là gì? Vai trò của CI/CD trong DevOps và...

CI/CD là một công cụ quan trọng trong phát triển phần mềm, giúp kiểm tra lỗi và tối ưu hóa hiệu suất một cách liên tục. Tìm hiểu kĩ hơn...

Selenium là gì? Bộ công cụ kiểm thử tự động mã nguồn mở

Selenium là gì? Bộ công cụ kiểm thử tự động mã...

Selenium là một công cụ kiểm thử mã nguồn mở được xây dựng và cho phép sử dụng miễn phí trên nhiều hệ điều hành và trình duyệt khác nhau.

Linux là gì? Ưu, nhược điểm của các phiên bản Linux

Linux là gì? Ưu, nhược điểm của các phiên bản Linux

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí được sử dụng phổ biến, ra đời từ năm 1991 và được viết bằng ngôn ngữ C. Đến nay, Linux vẫn...

Quick sort là gì? Thuật toán sắp xếp và phân loại nhanh trong C++

Quick sort là gì? Thuật toán sắp xếp và phân loại...

Quick sort là một loại thuật toán dùng để sắp xếp và phân loại nhanh tại chỗ, được ứng dụng phổ biến trong ngôn ngữ lập trình C++.

ROM là gì? Chức năng và cách phân biệt ROM với RAM

ROM là gì? Chức năng và cách phân biệt ROM với RAM

ROM là gì? ROM là viết tắt của cụm từ Read Only Memory, là bộ nhớ trong của các thiết bị điện tử như máy tính, laptop và có tính bất biến.

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.