Xây dựng giao diện UI/UX ngày càng trở nên phổ biến và đòi hỏi nhiều kỹ năng lập trình từ người dùng. Để giải quyết vấn đề này, Google đã phát triển Futter như một công cụ đa chức năng, hỗ trợ tối ưu quá trình này. Vậy thực tế Flutter là gì, lợi ích và những tính năng nổi bật của công cụ này mang đến là gì? Cùng LPtech tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Flutter là gì?
Flutter là một khung nguồn mở, được tạo ra để giải quyết bài toán Native Performance and Fast Development trên các thiết bị di động. Người dùng ứng dụng Flutter ở cả 6 nền tảng hàng đầu, bao gồm: Android, Windows, iOS, MacOS, web và Linux. Ngay nay, Flutter trở thành công cụ “đắc lực” để xây dựng giao diện người dùng, chỉ với một mã nền duy nhất.
Thành phần chính của Flutter
Flutter được Google tạo nên từ hai thành phần, có khả năng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả. Cụ thể là:
SDK - Software Development Kit
SDK là một bộ sưu tập gồm nhiều công cụ giúp người dùng có thể xử lý mã nền và phát triển ứng dụng nền một cách nhanh chóng. Người dùng tăng cường sử dụng SDK trong quá trình hoàn thiện các thao tác cho nền tảng. Trên thực tế, nó bao gồm nhiều trình biên dịch mã để đảm bảo phần mềm có thể vận hành mượt mà trên Android và iOS.
Framework - UI Library based on widgets
Đây là framework hỗ trợ người dùng tập hợp nhiều thành phần của giao diện Wix. Vì thế, người dùng hoàn toàn có thể tái sử dụng mã code một cách linh hoạt, nhằm đáp ứng yêu cầu từ khách hàng linh hoạt hơn. Đối tượng nổi bật nhất của framework trên Flutter chính là widgets, và thật sự chúng vô cùng hữu ích!
Flutter sử dụng ngôn ngữ lập trình gì?
Ngôn ngữ lập trình của Flutter Developer là gì không phải là yếu tố quyết định đến tính năng của Flutter, nhưng có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Trên thực tế, Google đã sử dụng ngôn ngữ Dart do chính mình phát triển để tạo nên Flutter. Dart là ngôn ngữ được đánh giá cao về khả năng thiết kế và tối ưu giao diện người dùng.
Tìm hiểu về Flutter dựa trên sức mạnh của Dart giúp người lập trình khám phá được vô số hiệu ứng nổi bật. Chẳng hạn, Dart có thể hỗ trợ phát hiện lỗi null phổ biến trong âm thanh chỉ bằng công cụ Sound null safety. Nhờ vậy, các nhà phát hành có thể giảm thiểu chi phí và thời gian bảo trì các ứng dụng.
Lợi ích của Flutter trong phát triển ứng dụng
Flutter được dân lập trình yêu thích vì dễ sử dụng và phù hợp với đa nền tảng. Vậy tại sao Flutter lại được ưa chuộng như vậy? Dưới đây là 4 ưu điểm nổi bật nhất của Flutter mà người dùng có thể cân nhắc để trải nghiệm tốt hơn phương thức này. Cụ thể là:
Phát triển ứng dụng nhanh và đa nền tảng
Flutter hỗ trợ phát triển ứng dụng đa nền tảng, chỉ dựa trên một ngôn ngữ lập trình và một nền mã nhất định. Nhờ vậy, nhà phát hành có thể tiết kiệm chi phí và thời gian tốt hơn so với sử dụng ứng dụng gốc. Điều này cũng mang đến trải nghiệm đồng bộ và nhất quán hơn cho người dùng ở nhiều nền tảng khác nhau.
Flutter có khả năng biên dịch ngôn ngữ lập trình thành mã máy khi nhận thông tin input. Các server hoàn toàn có thể hiểu được loại mã này, đảm bảo quá trình vận hành diễn ra liên tục và nhanh chóng.
Hiệu suất cao, thống nhất và có thể tùy chỉnh
Không kết xuất dữ liệu theo nền tảng, Flutter tận dụng thư viện đồ họa Skia để mở mã nguồn của Google và bắt đầu kết xuất UI. Đó là cơ hội để người dùng có thể tiếp cận thông tin một cách trực quan hóa, và có thể tùy chỉnh trên khi thay đổi nền tảng.
Công cụ thân thiện với người dùng
Công cụ Flutter khá thân thiện và dễ sử dụng với nhiều người. Người dùng có thể sử dụng các công tải lại nóng để xem trước mã nền, hoặc tùy ý điều chỉnh nếu cần thiết. Một số công cụ như Widget Inspector cũng có khả năng xử lý tốt các sự cố liên quan đến UI hiệu quả.
Truy cập các tính năng và SDK native
Flutter giúp cho nền tảng ứng dụng trở nên đặc sắc hơn với SDK, native code và API của nền tảng. Người lập trình có thể sử dụng mã Swift, Java và ObjC của mình để truy cập vào các tính năng khác trên hệ điều hành như Android hoặc iOS.
Đối tượng đang sử dụng Flutter là ai?
Hướng dẫn Flutter để thực hiện các yêu cầu từ người lập trình không quá khó. Vì vậy, ngày càng nhiều công ty công nghệ và bán lẻ hàng đầu thế giới ứng dụng Flutter vào thiết kế ứng dụng. Cụ thể là:
- Alibaba: Là một trong những gã khổng lồ ngành thương mại điện tử trên thế giới, Alibaba đã sử dụng Flutter để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng trên App Xianyu.
- Reflecting: Là một app tạp chí khá hấp dẫn, tập trung phát triển các bài viết đa chủ đề và được xây dựng hoàn toàn bằng Flutter.
- Hamilton Musical: Là app của trang xếp hạng âm nhạc toàn cầu Broadway Music.
- Google Greentea: Là app được sử dụng để quản lý hệ thống khách hàng nội bộ, và các thông tin trao đổi có tính bảo mật cao.
- JD Finance: Là một trong những công ty Công nghệ tài chính lớn nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, Flutter còn đang được nâng cấp và phát triển liên tục trên cả hai nền tảng là iOS và Android. Điều này chứng tỏ vai trò và tầm quan trọng của Flutter ở đa lĩnh vực.
Widget trong Flutter là gì?
Để hiểu rõ hơn về lập trình Flutter là gì, người dùng phải tập trung tìm hiểu và nắm bắt các đối tượng cơ bản nhất của công cụ này. Một trong những object quan trọng nhất có thể kể đến là Widget. Vậy chức năng và ứng dụng của Widget như thế nào?
Ứng dụng của Widget trong Flutter
Các Widget Flutter là thành phần có thể dễ dàng được điều chỉnh theo yêu cầu của nhà phát triển. Một Widget lớn có thể được tạo từ nhiều Widget nhỏ, và mỗi cá thể Widget được tạo ra đều có ý nghĩa nhất định. Cho nền, người lập trình có thể chỉnh sửa hoặc kết hợp các Widget với nhau để tạo nên nhiều phiên bản mới.
Flutter còn có thể kết hợp các Widget dựa trên sự hỗ trợ của công cụ đồ họa, và mang đến trải nghiệm tuyệt vời khi ứng dụng ở nhiều nền tảng. Điều này mang đến sự linh hoạt, và sáng tạo cho các nhà phát triển ứng dụng bằng Flutter.
Các loại Widget Flutter
Hiện tại, hệ thống Widget trên Flutter có nhiều hạng mục, gồm Cupertino (Widget kiểu iOS), định kiểu và thành phần tư liệu. Trong mỗi Widget Flutter, người dùng có thể sử dụng trực tiếp các chủ đề và bố cục có sẵn để thiết kế ngay lập tức.
Flutter được hỗ trợ như thế nào?
Flutter có thể vận hành tốt là nhờ vào sự hỗ trợ của Google và một nhóm hoạt động trên Gitter, Reddit, Discord, Stack Overflow và Slack. Kể từ khi phát hành, Google đã liên tục nâng cấp tính năng cho Flutter, và mang đến nhiều phiên bản khác nhau. Tính đến năm 2022, người dùng đã được tiếp cận tới 3 versions.
Để Flutter trở thành công cụ thân thiện với người dùng, Google đã soạn thảo vô số tài liệu hướng dẫn chi tiết về Flutter tại https://flutter.dev/. Google cũng tăng cường quảng bá các tính năng nổi bật của Flutter ở nhiều sự kiện toàn cầu, cũng như các dự án cộng đồng.
Tính năng nổi bật của Flutter cho Mobile App
Flutter là sản phẩm chiến lược hàng đầu của Google, giúp người lập trình thực hiện đa tác vụ, bao gồm:
Sử dụng ngôn ngữ DART
Google sử dụng chính ngôn ngữ lập trình của mình là DART để tạo nên Flutter. DART được biết đến là ngôn ngữ static type language (AOT), khi compile toàn bộ rồi mới bắt đầu run. Không chỉ như vậy, DART còn làm tốt vai trò Just in Time (JIT), tương tự các dynamic type language.
Khi phát triển một ứng dụng, DART sử dụng JIT để hỗ trợ build release và Hot Load. Trong khi đó, AOT sẽ thực hiện chức năng tối ưu điện năng, giống như cách mà một Native Code vận hành. Điều này sẽ đem đến một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho người dùng.
Giao diện với Native Module bằng Native Interface
Flutter có khả năng “tương tác” với các native module thông qua sự hỗ trợ của native interface. Trong trường hợp này, Flutter chỉ đóng vai trò là “bridge” (cầu nối) nhưng có thể hỗ trợ xử lý nhanh hơn rất nhiều lần.
Các dạng Native Module còn được xây dựng theo hướng “plugin”, đòi hỏi người lập trình phải hiểu cấu trúc viết trên Flutter là gì để đáp ứng tốt tiêu chuẩn này. Điều này không có nghĩa là Flutter khó sử dụng, người dùng chỉ cần làm quen đối tượng của Flutter là đã có thể bắt đầu viết Native Modules rồi!
Hỗ trợ đến 4 Threads
Flutter Engine sở hữu đến 4 threads hay còn gọi là runner khi được ứng dụng ở các nền tảng, bao gồm: Platform Task Runner, GPU Task Runner, UI Task Runner và IO Task Runner. Tất cả các threads đều vận hành độc lập với nhau, và chỉ giao tiếp thông quan channels. Điều này có nghĩa là, khi người dùng thực hiện chỉnh sửa ở thread này, sẽ không ảnh hưởng đến khả năng vận hành của thread kia và ngược lại.
Sở hữu bộ Document toàn diện
Google đã thiết lập cho Flutter một bộ Document toàn diện, hướng dẫn chi tiết toàn bộ quá trình để sử dụng Flutter. Bao gồm: cài đặt, debug, profiling, hướng dẫn viết app, test và profiling. Người lập trình thường ứng dụng profiling trong Flutter để đo lường các loại chỉ số về năng suất một cách khá chi tiết.
Thiết kế kiến trúc đẹp
Google đã tạo ra một kiến trúc ứng dụng vô cùng đẹp mắt cho Flutter. Người dùng có thể trải nghiệm với Repository trên hệ thống Github với đầy đủ các ví dụ cơ bản về MVC, Redux và MVU. Đó là lý do tại sao Flutter trở thành công cụ hàng đầu hỗ trợ trên các nền tảng di động.
Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng quan về Flutter là gì và các tính năng cũng như ứng dụng của chúng trong thực tế. Nếu muốn tìm hiểu thêm bất kỳ thông tin nào về phát triển web hoặc lập trình, có thể truy cập website LPtech để tham khảo nhé!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.