Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (914 Reviews)

Ứng dụng mô hình MVC khi lập trình web có thể giúp người dùng mô phỏng đối tượng một cách trực quan. Điều này đòi hỏi người lập trình phải hiểu rõ MVC là gì, cũng như vai trò của các thành phần trong mô hình MVC để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Thông tin dưới đây sẽ tổng hợp một số kiến thức nền tảng, bao gồm khái niệm MVC, đặc trưng của MVC và sản phẩm web MVC là gì. 

Mô hình MVC là gì?

MVC, hay còn gọi là Model View Controller, được hiểu là mô hình thiết kế đặc trưng trong kỹ thuật phần mềm. Nó có khả năng phân chia các nguồn code (source code) thành 3 phần chính (model, view, và controller), thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và vận hành một cách độc lập.

Mô hình MVC có tên tiếng Anh là MVC pattern, được sử dụng linh hoạt trên cả máy tính, điện thoại và đặc biệt là ứng dụng web. Người dùng tự do thao tác với các thành phần trên mô hình, bao gồm các chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu input. 

> Tìm hiểu thêm về một design pattern cực hay "chuyên trị" command và query:CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách command và query

Mô hình MVC là gì?

Thành phần chính của MVC

MVC gồm có 3 thành phần chính, tương ứng lần lượt với tên mô hình sẽ là Model, View và Controller. Mặc dù đảm nhận nhiệm vụ độc lập, sự thiếu vắng hoặc sai sót từ một trong ba bộ phận trên sẽ khiến cho toàn bộ quá trình phân tích bị ảnh hưởng. Cho nên, vai trò của chúng là như nhau, và vô cùng quan trọng. Cụ thể là: 

  • Model (Dữ liệu): Có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu, là cầu nối của hai thành phần còn lại là View và Controller. Một số loại dữ liệu thông dụng có thể kể đến như là file XML, cơ sở dữ liệu hoặc các đối tượng cơ bản khác (nhân vật anime trong game, ảnh, video,..).  
  • View (Giao diện): Là giao diện (theme) cho người lập trình, là phương tiện cho phép hiển thị thước đo đối với các đối tượng được phát triển trong ứng dụng. Chẳng hạn, cửa sổ, nút văn bản, hình ảnh,...
  • Controller (Bộ điều khiển): Có chức năng xử lý yêu cầu của người dùng thông qua View. Một controller cơ bản bao gồm cả View lẫn Model, và nhận diện các input để điều chỉnh liên tục. 

Thành phần chính của MVC

Hiểu được model trong mvc là gì, controller trong mvc là gì, và cách ứng dụng View để tối ưu Controller và View sẽ giúp người dùng thao tác đơn giản hơn với mô hình MVC. 

Luồng xử lý thông tin trong MVC

Mô hình MVC sẽ nhận thông tin input theo nhu cầu của khách hàng và mang đến sản phẩm hoàn thiện bằng cách hiển thị trên màn hình (View). Quá trình xử lý đòi hỏi ít nhất 4 bước, bao gồm:

  • Bước 1: Xác nhận yêu cầu của máy khách (Client) và gửi tín hiệu đến Server. Lúc này, Controller trong model MVC sẽ chặn lại và xem xét liệu rằng nó là sự kiện hay URL request. 
  • Bước 2: Controller tiếp tục xử lý input của người dùng và giao tiếp liên tục với Model trong MVC
  • Bước 3: Model sẽ sắp xếp và đánh dấu data đã tập hợp và bắt đầu phản hồi với Controller.
  • Bước 4: Khi xử lý xong, Controller sẽ gửi lại kết quả dữ liệu đầu ra ở View, và hiển thị toàn bộ trên màn hình duyệt web. 

Luồng xử lý này có khả năng lặp đi, lặp lại cho đến khi hoàn thiện sản phẩm cuối cùng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Toàn bộ các thao tác xử lý ở View và Model đều được thực hiện gián tiếp qua Controller, và không tồn tại phản hồi trực tiếp. 

Ưu và nhược điểm của MVC

Bất kỳ mô hình thiết lập web nào cũng tồn tại ưu và nhược điểm riêng. Biện pháp tốt nhất để phát huy tối đa hiệu suất của chúng là tập trung vào khai thác các điểm mạnh. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm khi sử dụng MVC.  

Ưu điểm

Mô hình MVC gây ấn tượng với người dùng bởi:

  • Sử dụng ít băng thông (bandwidth), đảm bảo website vận hành mượt mà và tăng tốc độ truy cập.
  • Dễ kiểm tra, và điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. 
  • Tách biệt chức năng của View, Model và Controller, giúp duy trì và nâng cấp ứng dụng dễ dàng. 
  • Tối ưu hiệu quả trên đa dạng nền tảng ngôn ngữ.
  • Cho phép nhiều developer hoạt động cùng một lúc và một cách độc lập. 
  • Cho phép tạo ứng dụng chỉ bằng uni-test và chỉnh sửa won test case nhanh chóng. 
  • Phù hợp với cả giao diện máy tính và điện thoại. 

Ưu và nhược điểm của MVC

Nhược điểm 

MVC gần như chỉ phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức chuyên về phát triển website hoặc chỉ nên áp dụng trong các dự án lớn. Điều này có thể được giải thích dựa trên cách thức vận hành khá cồng kềnh, và đòi hỏi kỹ năng tốt từ người lập trình. Cho nên, mọi người nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng MVC. 

Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình web

Mô hình MVC phù hợp với nhiều loại ngôn ngữ lập trình, phổ biến nhất là ASP.NET MVC và PHP MVC. Đây là lý do tại sao MVC ngày càng được ưa chuộng trong lập trình và phát triển website. Người dùng có thể dễ dàng thiết kế back-end, front-end trong cùng một nền tảng mà không cần đến sự hỗ trợ từ bên thứ ba. Một khi hiểu rõ về cách thức hoạt động của từng bộ phần, người lập trình có thể thao tác dễ dàng với nó. 

6 Lý do nên  phát triển model trong MVC là gì?

Nhiều lập trình viên ngày càng tin tưởng và áp dụng mô hình MVC trong thiết kế website. Điều này chứng tỏ sức hút và hiệu suất làm việc của MVC là vô cùng lớn. Sau đây là một số chia sẻ về lý do lựa chọn MVC khi vận hành web: 

Tiết kiệm thời gian lập trình web

MVC có thể vận hành song song, cho phép nhiều developer truy cập cùng một lúc ở cả 3 bộ phận khác nhau là View, Controller và Model. Nhờ vậy, thời gian lập trình web được giảm đi đáng kể, từ ba đến bốn lần so với các mô hình truyền thống. 

Cho phép tiếp cận nhiều chế độ view

Người dùng hoàn toàn có thể quan sát một mô hình MVC trên nhiều View khác nhau. Điều này mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng và kích thích khả năng sáng tạo một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, quan sát và làm việc đồng thời ở nhiều View sẽ giúp quá trình nhân bản code trở nên dễ dàng hơn. 

Chỉnh sửa dễ dàng và linh hoạt

Các thành phần trong MVC không phụ thuộc lẫn nhau, và cho phép người dùng đề xuất chỉnh sửa một cách độc lập. Cụ thể, khi thao tác trên phần View bị thay đổi, dữ liệu được ghi nhận trong Model hầu như được giữ nguyên và toàn bộ kiến trúc cuối cùng sẽ không bị ảnh hưởng. 

Cung cấp dữ liệu đầu ra không cần định dạng

Mô hình MVC cung cấp dữ liệu đầu ra không định dạng, và cho phép áp dụng ở bất kỳ giao diện nào. Chẳng hạn, khi sản phẩm cuối trên trình duyệt web được xuất dưới dạng HTML, người dùng hoàn toàn chuyển đổi được sang Dream Viewer hoặc Macromedia mà không cần sự hỗ trợ của công cụ khác. 

Hỗ trợ kỹ thuật Asynchronous

6 Lý do nên  phát triển model trong MVC là gì?

Lập trình viên có thể tích hợp MVC với JS Framework nhanh chóng. Điều này có nghĩa là MVC hoạt động được với cả widget trên máy tính, file PDF hay thậm chí là một số trình duyệt chuyên dụng. Kỹ thuật Asynchronous trên MVC nhằm tăng tốc độ tải các ứng dụng, hình ảnh, âm thanh khi lướt web. 

Ứng dụng trong SEO website

Nhiều đơn vị Marketing bắt đầu chú ý nhiều hơn đến MVC khi thiết kế website thân thiện với SEO. Người dùng có thể tạo ra các liên kết (URL) chứa nội dung chuẩn SEO để tăng lượt tiếp cận và truy cập vào trang web của thương hiệu.    

Khi hiểu được MVC là gì, người dùng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nâng cấp hiệu suất sử dụng. Mô tả và thao tác đúng với Controller, View và Model trong MVC là điều kiện tiên quyết để thiết kế một trang web chất lượng. Đừng quên vào LPtech tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình như Java, PHP hay Python để trải nghiệm tốt hơn với MVC nhé! 

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array Javascript

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức lương của BrSE

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát...

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về thuật toán CNN

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp lý nhất

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng...

Params là gì? Tìm hiểu từ khóa chỉ định tham số trong C#

Params là gì? Tìm hiểu từ khóa chỉ định tham số...

Params là gì? Tìm hiểu về tham số (params) trong lập trình và toán học, đặc điểm, vai trò, cũng như định dạng chuẩn của tham số.

Quy hoạch động là gì? Cách giảm thời gian chạy của các thuật toán

Quy hoạch động là gì? Cách giảm thời gian chạy...

Quy hoạch động l(Dynamic Programming) à một thuật toán quan trọng dùng để giải quyết các bài toán và nhiệm vụ lập trình. Tìm hiểu nguyên...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.