Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.8/5 (917 Reviews)

Thuật ngữ “bug” chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với những ai theo học công nghệ thông tin. Tuy nhiên, những người không thuộc ngành này sẽ rất khó hiểu và nắm bắt. Vậy bug là gì, fix bug là gì mà khiến cho các lập trình viên đau đầu đến vậy? Hãy theo dõi bài viết mà LPTech chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về bug cũng như những kinh nghiệm fix bug nhanh chóng và hiệu quả cho người lập trình.

Bug là gì?

Theo wikipediaBug là những lỗi phần mềm trong chương trình hoặc hệ thống máy tính làm cho kết quả không chính xác hoặc không hoạt động như mong muốn.

Thông thường bug sẽ được các tester phát hiện và xử lý lỗi, kiểm định chất lượng trước khi đưa sản phẩm đến với người dùng. Một số nguyên nhân thường gặp phải dẫn tới bug điển hình như viết sai câu lệnh, sai cú pháp, viết những câu lệnh lệnh else sai dẫn tới giả định ban đầu không chính xác…

Bug là gì?

Quá trình phát hiện và tìm ra lỗi bên trong phần mềm được gọi là Debug. Đây là một trong những việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của một sản phẩm trước khi công khai chúng đến với người tiêu dùng. Debug thường diễn ra ngay sau khi lập trình viên viết các dòng code đầu tiên và tiếp tục sẽ được thực hiện để kết hợp với các unit khác của lập trình để tạo thành một sản phẩm phần mềm hoàn thiện nhất.

Ngay sau khi phát hiện ra lỗi bug, các lập trình viên sẽ tìm cách sửa lỗi và quá trình này được gọi là Fixbug. Nếu như sau khi fix bug hoàn thành và đưa vào chạy thử phần mềm có thể hoạt động bình thường thì quá trình fix của bạn đã xong xuôi. Ngược lại, chương trình phần mềm vẫn đang có lỗi, người lập trình cần phải tiếp tục kiên nhẫn quay lại quá trình debug.

>> Xem thêm: Bootstrap là gì? Cách cài đặt và sử dụng bootstrap chi tiết

Cách ghi lại Bug hiệu quả và khoa học

Muốn fixbug nhanh chóng, hiệu quả thì quá trình debug cần phải kiên trì và thật cẩn thận để tìm được bug và ghi lại một cách khoa học. Nguyên tắc của việc ghi lại bug sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

  1. Ngày phát hiện bug là khi nào?
  2. Triệu chứng của bug là gì? Bạn có thể miêu tả, chụp ảnh hoặc quay video lại để dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp.
  3. Ghi lại nguyên nhân sau khi fixbug.
  4. Cách tìm ra và xử lý bug như thế nào? Bạn có thể tạo các file excel để hoàn thiện testcase trong quá trình debug.

Những báo cáo chi tiết này sẽ giúp người tiếp quản và fix lỗi code đọc dễ hiểu hơn.

Các loại bug phổ biến hiện nay

Việc làm quen với bug là một điều tất yếu đối với nghề lập trình. Trong quá trình viết các dòng code, lập trình viên không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm dẫn đến bug trong code. Sau đây là các loại bug điển hình mà bất kỳ dev nào cũng gặp phải ít nhất một lần:

Bug tí hon

Đây là những lỗi nhỏ có liên quan đến cấu trúc và quy chuẩn trong các câu lệnh code. Ví dụ như là thừa/thiếu dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc, dấu cách hay thụt lề sai,…

Sở dĩ gọi là “tí hon” vì những con bug này khá khó để nhận diện và sửa chữa cũng như ‘kích thước’ của con “bọ” này nhỏ hơn nhiều so với đồng bọn. Lập trình viên có thể mất hàng giờ đồng hồ thậm chí cả ngày để tìm kiếm đoạn code gặp lỗi.

Các loại bug phổ biến hiện nay

Bug khủng

Các bug này xuất hiện khi đoạn code của bạn gặp lỗi cú pháp hoặc sai chính tả. Đối với mỗi ngôn ngữ lập trình cũng sẽ có cú pháp khác nhau nên nếu người lập trình không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Để tránh bug khủng, bạn cần chú ý tới thuật toán đang sử dụng, logic của đoạn code và nguồn tài nguyên khi code…

Bug không tồn tại

Tại sao bug không tồn tại nhưng phần mềm vẫn báo lỗi? Điều này xảy ra có thể là do trình biên dịch đã bị lỗi hoặc do lập trình viên dùng sai cách. Khi gặp phải lỗi bug này, các compile error sẽ nhảy lung tung và liên tục mặc dù đã review code. Để khắc phục vấn đề này, người lập trình viên cần cập nhập trình biên dịch thường xuyên một cách cẩn thận và phù hợp nhất có thể.

Bug bất ngờ

Lỗi đến từ bug bất ngờ không hề xuất hiện từ đầu và nằm ngoài dự đoán của lập trình viên. Đoạn code của bạn đã đưa vào sử dụng và hoạt động một cách trơn tru. Thế nhưng, vào một thời điểm nào đó, khi bạn biên dịch lại, tự nhiên có lỗi xuất hiện.

Có những lỗi code người lập trình có thể xử lý nhanh chóng trong vòng vài giây. Tuy nhiên, khi xuất hiện những bug bất ngờ bạn có dùng nhiều thời gian cũng không thể xử lý được, đặc biệt khi số lượng code càng nhiều.

Bug ẩn thân

Đây là một trong số những lỗi bug mà lập trình viên hay gặp phải. Khi các lập trình viên hoàn thành đoạn code thì lỗi này mới xuất hiện mà không hề xuất hiện trong quá trình viết code và biên dịch. Khi sửa lỗi bug ẩn thân, lập trình viên sẽ phải rà soát lại từ đầu để debug.

>> Tìm hiểu về: UI UX là gì

Nguyên nhân xảy ra bug là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi (bug) khi lập trình phần mềm mà phần nhiều xuất phát từ con người tạo nên trong quá trình thiết kế và viết code. Cùng tìm hiểu những nguyên chính sau đây để kịp thời tìm ra cách giải quyết nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.

Bug xảy ra do yếu tố con người

Người lập trình viên trong quá trình viết code, xử lý thông tin và tìm các kỹ thuật code không thể tránh khỏi một số sai lầm ngoài ý muốn. Đó chính là nguyên nhân tạo nên bug trong khi chúng ta chưa tìm ra bất kì công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo nào có thể tạo nên phần mềm tốt hơn con người. Do đó, mỗi sản phẩm trước khi cho ra launching ra thị trường cần phải test kiểm duyệt thật kỹ càng.

Vấn đề trao đổi thông tin

Thành công của bất kỳ ứng dụng phần mềm nào đều phụ thuộc vào quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các bên liên quan, giữa đội ngũ phát triển và kiểm thử phần mềm. Việc các developer chưa hoàn toàn hiểu ý tưởng hoặc hiểu sai thiết kế phần mềm là một trong những nguyên nhân dẫn tới xuất hiện bug quá trình tạo nên sản phẩm hoàn thiện.

Hạn chế về thời gian

Việc lên kế hoạch cho các dự án phần mềm là tương đối khó khăn. Thời gian gấp rút, nguồn lực hạn chế dẫn tới các khủng hoảng xảy ra. Người lập trình sẽ không có đủ thời gian để code và kiểm thử một cách cẩn thận.

Vì vậy, bạn cần phải sắp xếp lịch trình khoa học và dựa theo kinh nghiệm, năng lực của lập trình viên, tester, thiết kế phần mềm để đảm bảo dự án được diễn ra theo đúng kế hoạch, tránh gặp phải sai lầm về lỗi bug trong sản phẩm.

Nguyên nhân xảy ra bug khi lập trình phần mềm

Sự phức tạp của các ứng dụng

Cơ sở dữ liệu quan trọng và kích thước các ứng dụng làm tăng size hệ thống hay việc sử dụng các kỹ thuật hướng đối tượng phức tạp ngay từ ban đầu cũng được xem là một trong những nguyên nhân xảy ra bug.

Yêu cầu thay đổi liên tục

Khi mà công việc từ yêu cầu ban đầu của khách hàng đã hoàn thiện xong nhưng đột nhiên được yêu cầu chỉnh sửa, thay đổi dù to hay nhỏ sẽ đều ảnh hưởng tới phần mềm. Hơn nữa, khi yêu cầu thay đổi liên tục khiến cho lập trình viện không thể giải quyết hết những vấn đề liên quan, hoặc không thể nhận ra những thay đổi có ảnh hưởng như thế nào tới chức năng khác.

Kỹ năng kiểm thử còn kém

Tester thiếu hiểu biết hay kinh nghiệm về kiểm thử còn yếu sẽ dẫn đến việc bỏ sót bug trong sản phẩm. Bên cạnh đó, nếu tester không chủ quan, không cẩn thận trong quá trình thực hiện test sẽ dẫn tới các sản phẩm cho ra với chất lượng yếu kém và tồn tại nhiều bug nghiêm trọng.

Sử dụng tool có sẵn

Việc sử dụng các tool có sẵn của bên thứ 3 cung cấp sẽ gặp phải rủi ro tiềm ẩn chứa lỗi trong quá trình phát triển phần mềm. Các tool này có thể là công cụ hỗ trợ lập trình như class libraries, compilers, shared DLLs, HTML editors, debuggers… Do vậy, nếu bạn có sử dụng các tool hỗ trợ cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi sản phẩm cho ra mắt thị trường.

Cách build version không đồng nhất

Khi một function đã được test ở bản build trước và sau một vài lần build, bug hồi quy xảy ra và người lập trình rất khó để biết bug nảy sinh từ bản build nào để xử lý. Vì vậy việc kiểm soát đặt version cho các bản build sao cho đồng nhất nhằm thuận tiện cho việc debug hơn.

Code chưa thực sự hiệu quả

Bug thường xuất hiện do khả năng code chưa hiệu quả: quên xử lý lỗi, xử lý không hiệu quả, thiếu validate dữ liệu (kiểu dữ liệu, phạm vi dữ liệu, điều kiện biên,…). Thêm vào đó, người dev có thể phải làm việc với những tool, compilers, debuggers,…kém hiệu quả.

>> Xem thêm những bải viết giúp cải thiện khả năng lập trình:

Fix bug là gì? Lợi ích khi Fix bug

Ngay khi có lỗi bug xuất hiện thì lập trình viên cần phải xử lý, hay chuyên ngành gọi là Fix bug. Vậy định nghĩa cụ thể Fix bug là gì và lợi ích của nó.

Fix bug là gì?

Fix Bug là được hiểu là việc sửa lỗi phần mềm trên hệ thống của máy tính hay Fix bug (sửa lỗi) là quá trình triển khai ngay sau khi gỡ lỗi (debug), nhằm mục đích duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Lợi ích khi Fix bug

Dưới đây là những lợi ích mà việc thực hiện fix bug mang lại cho lập trình viên như sau:

  1. Tăng kiến thức lập trình: Việc thực hiện báo cáo về bug cũng được xem là một trong những hình thức feedback khác về code dành cho lập trình viên. Đây được xem là chìa khóa của phát triển sản phẩm và đồng thời các lập trình viên có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức mới chưa từng được học trước đó.
  2. Code dễ debug hơn: Khi tự sửa bug, lập trình viên sẽ biết cách viết code dễ debug hơn. Tìm ra bug và fix bug sẽ giúp bạn tăng kinh nghiệm, dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh.
  3. Tạo được sự tin tưởng từ khách hàng: Khi khách hàng nhận được những sản phẩm về tay và bug đã được fix lỗi cẩn thận chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng và đánh giá tốt về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Không chỉ vậy, người lập trình sẽ hài lòng với thành quả mình tạo ra.

Lợi ích khi Fix bug

Bug là một trong những vấn đề đau đầu đối với các developer. Các tester, người kiểm thử cần phải phải kiên trì và cẩn thận để tìm lỗi phần mềm trước khi sản phẩm được ra mắt thị trường. Hiện nay mọi ứng dụng phần mềm, sản phẩm có liên quan đến code đều cần tìm lỗi, phát hiện lỗi và sửa lỗi. Quy trình debug, fixbug chính là cách hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Hy vọng những chia sẻ của LPTech trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến các kiến thức lập trình, marketing nhé!

 

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Socket là gì? Định nghĩa về giao thức TCP/IP và UDP

Socket là gì? Định nghĩa về giao thức TCP/IP và UDP

Socket đóng vai trò là một điểm kết nối giữa hai ứng dụng để trao đổi dữ liệu. Tìm hiểu vai trò, cơ chế hoạt động và các loại socket phổ...

Cluster là gì? Ứng dụng của cluster trong quản trị CSDL

Cluster là gì? Ứng dụng của cluster trong quản...

Cluster là gì? Tìm hiểu chi tiết về cấu trúc, các thành phần, cơ chế hoạt động và ứng dụng của Cluster trong hệ thống máy tính và cơ sở...

RPA là gì? Vai trò của quy trình tự động hóa bằng robot

RPA là gì? Vai trò của quy trình tự động hóa bằng...

RPA được ứng dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp, nó giúp cho quy trình sản xuất được diễn ra hiệu quả hơn, mang đến quy trình sản xuất...

Redis Cache là gì? Cache dữ liệu có cấu trúc trên RAM

Redis Cache là gì? Cache dữ liệu có cấu trúc trên...

Redis cache còn được gọi tắt là Redis, là một công cụ hệ thống dùng để lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ RAM một cách hiệu quả và tối ưu năng...

REST API là gì? Nguyên tắc thiết kế RESTful API hiệu quả

REST API là gì? Nguyên tắc thiết kế RESTful API...

Rest API là một kiến trúc để tạo giao diện cho các ứng dụng tương tác qua lại với nhau qua mạng. Thiết kế REST API khi thiết app và web...

SASS/SCSS là gì? Cách viết CSS khoa học và dễ quản lý, bảo trì

SASS/SCSS là gì? Cách viết CSS khoa học và dễ...

SCSS (Syntactically Awesome Style Sheets) là một ngôn ngữ tiền xử lý CSS (CSS preprocessor) được sử dụng để viết các stylesheet (bảng...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.