6 tips booking KOL, Influencer hiệu quả tăng nhận diện thương hiệu

Có rất nhiều cách để tăng nhận diện thương hiệu, trong đó có tiếp thị người ảnh hưởng. Hợp tác với KOLs, Influencer trong chiến lược Marketing đang là xu hướng không thể thiếu đối với nhiều nhãn hàng hiện nay. Tuy nhiên, để hoạt động booking KOL, Influencer mang lại hiệu quả như mong muốn các thương hiệu cần nằm lòng 6 "TIPs" dưới đây!

1. Tìm hợp tác với KOL, Influencer phù hợp

Nhiều đơn vị chưa hiểu một cách đầy đủ đã có những suy nghĩ không đúng về tiếp thị người ảnh hưởng. Họ cho rằng:

  1. Tiếp thị KOL, Influencer cực kỳ tốn kém
  2. Chỉ phát huy hiệu quả đối với công ty lớn và thương hiệu nổi tiếng
  3. KOL, Influencer chỉ làm việc với những đơn vị tiếng tăm
  4. Tiếp thị với người ảnh hưởng là lựa chọn chiến dịch một lần

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua hoặc là không chọn được đối tác phù hợp. Trong khi những lợi ích mang lại của hình thức Marketing này vô cùng hấp dẫn. Thực tế thì trên Social Media có rất nhiều KOL, Influencer sẵn sàng hợp tác nhưng không phải ai cũng phù hợp với thương hiệu của bạn.

Vậy làm sao để tìm được KOL, Influencer mang lại hiệu quả nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp?

Xác định ngân sách dành cho chiến dịch tiếp thị người ảnh hưởng. Nhãn hàng có ngân sách cao thường làm việc với những KOL, Influencer có ảnh hưởng vĩ mô. Ngược lại, các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ sẽ hợp tác với những người có ảnh hưởng vi mô và nano.

Đặc biệt, hiện nay nhiều nhãn hàng có xu hướng ký kết hợp đồng làm việc lâu dài với các KOL, Influencer cũng như hướng đến hợp tác với người có ảnh hưởng trung bình vì họ tương tác với khách hàng tốt hơn. Cho nên, cần xác định rõ ràng thị trường ngách của bạn để có thể đưa ra quyết định sáng suốt cho lựa chọn của mình.

Ví dụ, các sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam như Tiki, shopee, Lazada với ngân sách lớn đã hợp tác với những KOL hạng A ( Trường Giang, Nhã Phương, Mỹ Tâm, Hương Giang,...) để tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, một số đơn vị kinh phí vừa phải như các nhà hàng, khách sạn chọn hợp tác với Influencer có độ phủ sóng trung bình để Pr về ẩm thực, không gian,...

2. Đo lường trước khi triển khai

Với mục tiêu là tăng nhận diện thương hiệu thì KPI đặt ra trước khi chạy chiến dịch KOL, Influencer Marketing là số lần hiển thị. Chỉ số này cho biết bao nhiêu người đã xem nội dung đó. 

Trong tiếp thị người có ảnh hưởng, số lần hiển thị là dữ liệu cứng cho bạn biết chính xác có bao nhiêu người đã tiếp cận do nội dung có ảnh hưởng về thương hiệu của bạn. Bạn càng có thể tiếp cận nhiều người, nhận thức và tiếp xúc với thương hiệu càng tốt.

Đây là chỉ số mà bạn yêu cầu người có ảnh hưởng cần cam kết đạt được sau khi khởi chạy. Ngoài ra, để tăng nhận thức thương hiệu thì một số chỉ số khác cần được vạch ra rõ ràng để đo lường tối ưu nhất như lượt follow, share, đăng ký kênh.

3. Thông qua Agency uy tín

Hợp tác với Agency- Đơn vị trung gian cũng là công thức lựa chọn KOL, Influencer hiệu quả cho Marketing Campaign.

Dịch vụ Booking KOL, Influencer hiện nay khá là dễ dàng nhiều người có thể tự làm được. Tuy nhiên, để giảm thiểu khối lượng công việc cho nhân sự, giảm thiểu những rủi ro khi tự booking thì nhiều thương hiệu đã thông qua Agency.

Họ là những đơn vị chuyên về mảng truyền thông quảng cáo, làm việc với nhiều Clients khác nhau. Ở Agency uy tín luôn có quy trình làm việc bài bản, chất lượng, các chỉ số đo lường hiệu quả rõ ràng. Vì vậy nên doanh nghiệp của bạn hoàn toàn yên tâm khi làm việc với Agency có cung cấp dịch vụ Booking KOL, Influencer. 

4. Khởi động chương trình đại sứ thương hiệu

Cách để đưa chiến dịch tiếp thị lên tầm cao mới đó là khởi động chương trình đại sứ thương hiệu. Hợp tác với KOL, Influencer trong chiến dịch tiếp thị có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu trong ngắn hạn nhưng với chương trình đại sứ thương hiệu chắc chắn sẽ là dài hạn trong tâm trí khách hàng.

Case study học hỏi - Thương hiệu vàng của làng đại sứ thương hiệu đến từ nhãn hàng Biti’s với Slogan nổi danh “Nâng niu bàn chân Việt”.

Biti’s đã hợp tác và khởi chạy chiến dịch đại sứ thương hiệu với những tên tuổi đình đám như Sơn Tùng MTP, Soobin Hoàng Sơn, H’Hen Niê, Hương Tràm. Tất cả tạo nên cú lội ngược dòng cho đế chế giày dép Việt. Xuất hiện rần rần những Fan cứng của Biti’s.

5. Tổ chức cuộc thi và tặng quà

Tổ chức một cuộc thi và có quà tặng kèm sau đó dưới sự góp mặt của người ảnh hưởng sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ. Đây cũng là kịch bản quen thuộc được lồng ghép khéo léo mà nhiều nhãn hàng từng thực hiện và thành công mỹ mãn. Nó không những mang lại nhận thức thương hiệu mà còn giúp thương hiệu in đậm trong tâm trí khách hàng. 

Ai cũng đều thích thử thách với vận may của mình và mini game nhỏ hay cuộc thi lớn kèm món quà của thương hiệu sẽ vô cùng ý nghĩa. Tuy nhiên cần lưu ý, để chiến dịch tiếp thị KOL, Influencer hiệu quả thì giải thưởng luôn phải đủ giá trị để lôi cuốn người xem tham gia.

Thông qua đó, thương hiệu có thể yêu cầu họ theo dõi tài khoản truyền thông xã hội của doanh nghiệp hoặc điều vào biểu mẫu trên website. Đây là cách để tăng nhận diện nhanh chóng.

6. Trao quyền tiếp quản Social Media cho người ảnh hưởng

Tiếp quản Social Media (phương tiện truyền thông xã hội ) có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chiến lược tiếp thị KOL, Influencer. Trong loại chiến dịch này, người có ảnh hưởng sẽ tiếp quản một trong các tài khoản truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn trong một khoảng thời gian cụ thể và tạo nội dung cho đối tượng mục tiêu đang hướng đến.

Khi KOL, Influencer tiếp quản tài khoản của bạn và tạo nội dung, nó sẽ thu hút không chỉ những người theo dõi phương tiện truyền thông xã hội của doanh nghiệp mà còn là của họ. Điều này có thể giúp bạn tăng mức độ nhận diện thương hiệu thông qua tiếp cận đối tượng mới.

KOL, influencer cũng có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn bằng cách thêm liên kết đến bài đăng của họ. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các chiến dịch tiếp thị KOL, Influencer khác, việc cần làm là cần có thỏa thuận rõ ràng với KOL, Influencer. Thỏa thuận đó đề cập đến thời gian tiếp quản và các điều khoản cụ thể dựa trên mối quan hệ đối tác. 

 Tham khảo thêm>> Triển khai KOLs Marketing kênh nào là tối ưu?

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp dụng...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây,...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Bài viết mới nhất


Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu dùng. Xem...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức tính...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây, trí tuệ...

Render là gi? Top 5 phần mềm render nhanh và ít...

Render, hay còn gọi là "xuất hình", là quá trình đòi hỏi rất nhiều tài nguyên. Top 5 công cụ render mượt và tránh bị lỗi thiếu tài nguyên khi render.

CMO là gì? Tìm hiểu ý nghĩa viết tắt của các...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu bằng chữ...

SPSS là gì? Chạy SPSS là gì? Phần mềm phân tích...

SPSS là một phần mềm giúp phân loại và phân tích dữ liệu thống kê được đông đảo mọi người sử dụng. Tìm hiểu về SPSS và cách tải SPSS nhanh chóng ở...

Autocad là gì? Ứng dụng vẽ kỹ thuật 2D và 3D...

Autocad là phần mềm vẽ kĩ thuật có thể được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề như thiết kế, kiến trúc, hàng không, cơ khí,... Được phát triển bởi...

Siri là gì? Trợ lý ảo cực thông minh của hệ...

Siri là tính năng trợ lý ảo của Apple, được thiết lập trên các thiết bị iPhone, iPad, Apple Watch hoặc Macbook. Siri giúp hỗ trợ sử dụng Apple đơn...

Line là gì? Ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và...

Line là ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và gọi điện miễn phí đang được rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng để làm phương tiện liên lạc. Tìm hiểu...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...