24 lỗi phạt của Google và cách dân SEO xử lý website bị phạt

Có rất nhiều thông tin sai lệch gây nên sự nghi ngờ và không chắc chắn xung quanh các hình phạt của Google, phổ biến nhất là sự nhầm lẫn giữa một thuật toán với một hình phạt. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào các hình phạt thủ công từ Google mà dân SEO website cần lưu ý và các bước để khôi phục những lỗi này.

Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ ràng hơn về "thuật toán" và "hình phạt" từ phía Google. Kết quả của việc làm sai một thuật toán chắc chắn giống như một hình phạt: mất traffic, tuột thứ hạng từ khoá, SEO website không lên nổi top, nghiêm trọng hơn là không được xuất hiện trên Google SERP.

Những lần cập nhật cao cấp Google cao cấp như Penguin, Panda (hoặc vô số lần cập nhật thuật toán nhỏ hơn) không thực sự là hình phạt; chúng là các thuật toán khi dựa trên một tập hợp các quy tắc và phép tính để tự động đưa ra kết quả mong muốn.

Trong trường hợp của Panda và Penguin, kết quả cuối cùng của Google là giảm hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng được xác định trong Nguyên tắc quản trị trang web (Google Webmaster Guidelines).

Google sử dụng một đội quân gồm những người đánh giá để xem xét và gắn cờ các trang web theo cách thủ công. Theo thời gian, RankBrain và BERT (Bidirectional Encoder Representations from Transformers) sẽ làm cho thuật toán “thông minh hơn” và giảm việc sử dụng con người trong đánh giá.

Sự khác biệt đáng chú ý nhất trong việc xử lý hình phạt so với sự kiện thuật toán là nhu cầu và cơ hội tương tác trực tiếp với Google. Trang web bị Google phạt sẽ nhận được "Báo cáo thao tác thủ công" qua Google Search Console, còn việc trang bị ảnh hưởng bởi thuật toán thì không. Với những lỗi phạt, bạn được yêu cầu phải giải thích vấn đề cũng như trình bày cách giải quyết trong "Yêu cầu xem xét lại". 

Khi SEO website hiểu được sự khác biệt giữa việc trang web bị phạt thủ công hay ảnh hưởng bởi thuật toán quyết định cách thức tiến hành chiến lược phục hồi hiệu suất và thứ hạng trang hiệu quả.

Tiếp theo là 24 lỗi phạt của Google và cách dân SEO xử lý chúng. Đa số lỗi phạt sẽ có hai hình thức:

  1. Kết quả ở dạng Partial matches (khớp một phần) sẽ ảnh hưởng đến các phần tương ứng trên trang
  2. Kết quả ở dạng Sitewide sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website

1. Kĩ thuật che giấu - Chuyển hướng lén lút

Cả hai hành động đều vi phạm Nguyên tắc quản trị trang web của Google. Theo đó, 2 việc này được định nghĩa như sau:

Kỹ thuật che giấu đề cập đến việc hiển thị nội dung hay URL khác nhau cho người dùng và công cụ tìm kiếm. Kỹ thuật che giấu bị xem là vi phạm Nguyên tắc quản trị trang web của Google vì nó cung cấp cho người dùng kết quả khác so với những gì họ mong đợi.

Chuyển hướng lén lút là hành động đưa khách truy cập tới một URL khác với URL họ yêu cầu ban đầu. Có nhiều lý do chính đáng để chuyển hướng một URL tới một URL khác, chẳng hạn như khi di chuyển trang web của bạn sang địa chỉ mới hoặc khi hợp nhất nhiều trang thành một trang.

Khắc phục như thế nào?

  1. Google Search Console > Crawl > Fetch as Google, sau đó tìm nạp các trang từ các phần bị ảnh hưởng của trang web của bạn.
  2. So sánh 2 nội dung thựuc ết trên trang với nội dung được tìm nạp bởi Google. Sau đó giải quyết những sự khác biệt nhau ở cả 2 cho đến khi chúng giống nhau.
  3. Kiểm tra tất cả các chuyển hướng và loại bỏ các chuyển hướng không tốt như: Đưa người dùng đến một điểm đến không mong muốn; Chuyển hướng có điều kiện hướng người dùng đến một nguồn nhất định;...
  4. Gửi "Yêu cầu xem xét lại" trong Google Search Console sau khi khắc phục các vấn đề này.

Tips: Hãy kiểm tra lại các plugin CMS, tệp .htaccess hoặc các đoạn mã được viết bằng JavaScript

2. Chuyển hướng lén lút trên thiết bị di động

Không có gì lạ khi phiên bản trang web dành cho thiết bị di động hiển thị nội dung hơi khác so với phiên bản dành cho máy tính để bàn. Ví dụ như hình ảnh phải được sửa đổi để phù hợp với màn hình nhỏ hơn, hay đôi khi cần phải chuyển hướng người dùng di động từ URL này sang URL khác để có trải nghiệm người dùng tốt hơn. 

Miễn là chuyển hướng đưa người dùng đến một trang về cơ bản giống nhau, thì đây là cách sử dụng chuyển hướng hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, khi người dùng di động bị chuyển hướng lén lút đến các nội dung khác nhau, điều đó dẫn đến trải nghiệm người dùng không tốt và có thể bị phạt.

Trích Nguyên tắc về chất lượng của Google đề cập đến hành vi chuyển hướng lén lút trên thiết bị di động như sau:

Người dùng trên máy tính để bàn nhận được một trang bình thường, trong khi người dùng trên thiết bị di động được chuyển hướng đến một miền spam hoàn toàn khác.

Khắc phục như thế nào?

Nếu bạn không cố ý tham gia vào các chuyển hướng lén lút:

  1. Hãy kiểm tra báo cáo Vấn đề bảo mật để xem liệu trang web của bạn có bị tấn công hay không.
  2. Sau khi xác nhận rằng trang web của bạn không bị tấn công, bước tiếp theo là điều tra xem có tập lệnh hoặc yếu tố nào của bên thứ ba đang gây ra sự cố hay không.
  3. Xóa mọi tập lệnh hoặc phần tử của bên thứ ba mà bạn không kiểm soát.
  4. Kiểm tra trang web của bạn trên thiết bị di động hoặc trình giả lập để xem chuyển hướng đã dừng chưa.
    Khi bạn xác định được một tập lệnh hoặc yếu tố cụ thể mà bạn tin là nguyên do của chuyển hướng lén lút, hãy xóa nó khỏi trang web. Nếu tập lệnh đó quan trọng, trước mắt hãy khắc phục sự cố, sau đó cài đặt lại và thử nghiệm.

Nếu bạn cố tình tham gia vào các chuyển hướng lén lút:

  1. Thực hiện các chỉnh sửa cần thiết để tuân thủ các nguyên tắc của Google bằng cách kiểm tra trang web của bạn trên thiết bị di động hoặc trình mô phỏng.
  2. Sau khi thực hiện các chỉnh sửa cần thiết và hoàn tất việc kiểm tra, hãy điều hướng đến Google Search Console > Security & Manual Actions > Manual Actions and Request a Review. Đối với bất kỳ yêu cầu xem xét lại nào, hãy thẳng thắn và trung thực - giải thích lỗi đã xảy ra như thế nào và những hành động cụ thể nào đã được thực hiện để ngăn việc lặp lại.
  3. Theo dõi tài khoản Search Console, nơi Google sẽ thông báo rằng một cuộc đánh giá lại trang web đã xảy ra. Giả sử trang web của bạn không còn vi phạm các nguyên tắc, thao tác thủ công sẽ được thu hồi.

Tips: Luôn kiểm tra phiên bản dành cho thiết bị di động của các trang có chứa mã hoặc phần tử tập lệnh chuyển hướng người dùng di động trong "Công cụ kiểm tra URL" để tránh tự gây ra hình phạt. Chuyển hướng lén lút trên thiết bị di động thường không cố ý và có thể xảy ra mà quản trị viên web không biết. Một vài trường hợp thường xảy ra như:

  1. Mã được thêm vào để tạo quy tắc chuyển hướng cho người dùng di động.
  2. Tập lệnh hoặc phần tử được thêm vào để hiển thị quảng cáo và chuyển hướng người dùng di động.
  3. Tin tặc thêm một tập lệnh hoặc phần tử chuyển hướng người dùng di động đến một trang web độc hại.

3. Lỗi che dấu hình ảnh

Kỹ thuật che giấu hình ảnh trong SEO website là hành động hiển thị nội dung hình khác với người dùng với nội dung được hiển thị cho Google như:

  1. Hình bị che khuất bởi một hình ảnh khác.
  2. Khác với hình ảnh được thể hiện.
  3. Chuyển hướng user khỏi hình ảnh đến một trang đích khác.

Khắc phục như thế nào?

  1. Xem xét và chỉnh sửa sao cho hình ảnh được hiển thị đồng nhất với người dùng
  2. Gửi Yêu cầu xem xét lại sau khi khắc phục sự cố.

Tips: Kiểm tra lại bất kỳ plugin nào mà bạn đã cài đặt để đảm bảo chúng không tạo ra sự cố che giấu hình ảnh.

4. Nội dung AMP không khớp bản chuẩn

Điều đó không có nghĩa là văn bản phải giống hệt nhau, nhưng về mặt chủ đề cơ bản chúng cần phải khớp với nhau. Bất kỳ điều gì mà người dùng có thể thực hiện trên trang AMP cũng sẽ có thể thực hiện được trên trang chuẩn và ngược lại.

Các trang AMP bị ảnh hưởng bởi thao tác thủ công sẽ bị rơi khỏi Google Tìm kiếm và phiên bản chuẩn sẽ được hiển thị ở vị trí đó.

Khắc phục như thế nào?

  1. Kiểm tra để đảm bảo trang AMP được liên kết với đúng trang chuẩn. Chỉnh sửa khi cần thiết.
  2. Xác nhận rằng chế độ xem trang của Google giống với chế độ xem của người dùng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ Kiểm tra URL cho cả phiên bản chuẩn và AMP. Sẽ không có bất thường khi tệp robots.txt chặn tài nguyên trên trang này hay trang khác. Công cụ này sẽ chỉ ra vấn đề đó, trong số những vấn đề khác.
  3. Sau khi bạn đồng bộ hóa trang AMP và trang chuẩn, hãy điều hướng đến Google Search Console > Security & Manual Actions > Manual Actions and Request a Review.
  4. Theo dõi tài khoản Search Console để biết kết quả.

Tips: Chủ động kiểm tra trang ở phiên bản AMP và phiên bản chuẩn để phát hiện lỗi trong Công cụ kiểm tra URL của Google Search Console

5. Lỗi Văn bản ẩn hoặc Nhồi nhét từ khóa

Google phát hiện trang web đang chứa văn bản ẩn hoặc nhồi nhét từ khoá. Những lỗi phạt này sẽ được nhắc nhở trong Google Search Console.

Khắc phục như thế nào?

  1. Đến Google Search Console > Thu thập thông tin > Tìm nạp như Google, sau đó nạp các trang từ những phần bị ảnh hưởng.
  2. Tìm văn bản có màu giống hoặc tương tự với phần nội dung của trang web.
  3. Tìm kiếm văn bản ẩn bằng cách sử dụng định vị hoặc tạo kiểu CSS.
  4. Xóa hoặc định dạng lại đoạn văn bản đã bị ẩn để người dùng dễ thấy rõ hơn.
  5. Sửa hoặc loại bỏ bất kỳ đoạn văn nào có các từ lặp lại mà không có ngữ cảnh.
  6. Sửa thẻ tiêu đề <title> và văn bản thay thế <alt> chứa các chuỗi từ lặp lại.
  7. Loại bỏ bất kỳ trường hợp nhồi nhét từ khóa nào khác.
  8. Gửi "Yêu cầu xem xét lại" sau khi khắc phục sự cố

6. Vấn đề về dữ liệu có cấu trúc

Nếu bạn không tuân theo các nguyên tắc về Rich snippets và nội dung đánh dấu không hiển thị với người dùng hoặc nội dung đánh dấu không liên quan hoặc gây hiểu lầm, bạn sẽ bị phạt.

Khắc phục như thế nào?

  1. Cập nhật markup hiện có hoặc xóa bất kỳ markup nào vi phạm nguyên tắc về Google’s Rich snippets guidelines.
  2. Gửi Yêu cầu xem xét lại sau khi bạn đã thực hiện những thay đổi này.

Tips: SEO website cần tuân theo các hướng dẫn về cấu trúc dữ liệu website ngay từ ban đầu.

7. Thin content, nội dung ít hoặc không có giá trị 

Các trang chất lượng thấp hoặc có nội dung mỏng dễ bị phạt bởi Goolge này thường có dạng:

  1. Những nội dung mang tính chất tương tự nhau, luẩn quẩn
  2. Những trang chứa Affiliate spam link không có giá trị, không cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc hoặc quá tập trung vào việc bán hàng mà bỏ qua những yếu tố khác.
  3. Nội dung copy, trộn lẫn từ trang web khác, spin content
  4. Các bài đăng mở trên blog có chất lượng thấp
  5. Những trang ngõ (Doorway pages)

Khắc phục như thế nào?

  1. Xác định và xóa nội dung được tạo tự động hoặc có tính chất tương tự nhau.
  2. Xác định các trang liên kết không cung cấp giá trị gia tăng ngoài những gì nhà sản xuất/nhà bán lẻ cung cấp. Tăng cường thêm nội dung hoặc loại bỏ các trang đó.
  3. Sử dụng phần mềm phát hiện nội dung trùng lặp để xác định nội dung tương tự được tìm thấy ở những nơi khác trên web. Xóa hoặc thay thế nội dung đó.
  4. Tìm những nội dung có lượng từ ít và bổ sung thêm content
  5. Xác định và loại bỏ các trang ngõ.
  6. Gửi Yêu cầu xem xét lại sau khi khắc phục các vấn đề này

Tips:Người làm SEO website cần tập trung và nghiêm túc đầu từ nội dung ngay từ ban đầu và xuyên suốt trong quá trình làm web

8. Spam

Là một SEOer, dù chuyên nghiệp hay không chuyên thì bạn cũng không thể biện minh rằng không biết sẽ bị phạt khi Spam. Google chắc chắn đánh phạt vào những trang có dấu hiệu spam.

Khắc phục như thế nào?

  1. Nếu đây là lần vi phạm đầu tiên, tuân thủ Nguyên tắc quản trị trang web của Google bằng một số hành động thiết thực như sửa đổi nội dung, làm mới hoặc thay thế.
  2. Gửi Yêu cầu xem xét lại sau khi khắc phục sự cố.

Tips: Thực tế thì Google ít khi cho bạn một cơ hội khác sau khi dính án vi phạm 1 lần.

9. Spammy Freehost

SEO website sử dụng freehost tồn tại rủi ro đánh spam khá lớn vì độ tin cậy thấp và các quảng cáo spam khó mà kiểm soát. Google đã đe dọa hành động thủ công đối với toàn bộ dịch vụ lưu trữ miễn phí không an toàn và SEOer không có ích gì khi chấp nhận rủi ro đó.

Khắc phục như thế nào?

  1. Di chuyển sang lưu trữ chia sẻ "thương hiệu tên tuổi".
  2. Gửi Yêu cầu xem xét lại sau khi quá trình di chuyển hoàn tất.

Tips: Tránh những lưu trữ miễn phí và sử dụng những dịch vụ hosting uy tín hơn

10. Spam do người dùng tạo

Đừng quá lo lắng, Google "nhận định" được độ chất lượng của trang và thường gửi những cảnh báo nhắc nhở về vấn đề này mà ít khi thực hiện gắn cờ trên toàn bộ trang. 

Trong Nguyên tắc chất lượng của Google có đề cập đến lỗi vi phạm này:

Nếu nhận được cảnh báo từ Google về loại nội dung vi phạm này thì bạn không cần lo lắng. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng trang web của bạn có chất lượng ở mức vừa đủ và chúng tôi không cần phải thực hiện thao tác thủ công trên toàn bộ trang web. Tuy nhiên, nếu trang web của bạn có quá nhiều nội dung vi phạm do người dùng tạo, thì điều đó có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của chúng tôi về trang web – dẫn đến việc chúng tôi phải thực hiện thao tác thủ công trên toàn bộ trang web.

Các lỗi phạt này thường được tìm thấy trong các diễn đàn, nhận xét, blog và profile người dùng.

Khắc phục như thế nào?

  1. Xác định các trang mà user có thể để lại nhận xét, bình luận...
  2. Tìm các loại spam như các quảng cáo đóng vai trò là bình luận; những nhận xét bao gồm các liên kết không liên quan; tên người dùng spam như “Thuốc bổ thận tráng dương giá rẻ”; nhận xét được tạo tự động, chung chung hoặc lạc đề.
  3. Xóa tất cả nội dung spam.
  4. Cài đặt tính năng ngăn nội dung chưa được kiểm duyệt xuất hiện trên trang web.
  5. Yêu cầu xem xét lại - Khi trang web của bạn đã sạch và không còn vi phạm.

Tips: Hãy chủ động ngay từ đầu quá trình SEO website. Không cho phép nội dung do người dùng tạo chưa được kiểm duyệt xuất hiện trên trang web.

11. Backlinks bất thường dẫn đến website

Theo thời gian, Google đang dựa nhiều hơn vào thuật toán và ít dựa vào các thao tác thủ công hơn trong việc xử lý các liên kết spam.

Thực tế, đại đa số các trang bị báo cáo Thao tác thủ công thì nguyên nhân đều giống nhau: Mua liên kết hoặc tham gia vào các kế hoạch liên kết không lành mạnh để tăng thứ hạng organic. Điều này rõ ràng là vi phạm Nguyên tắc quản trị trang web của Google.

Khắc phục như thế nào?

  1. Tải xuống các liên kết đến web từ Google Search Console.
  2. Kiểm tra các liên kết này để tìm ra những liên kết đang vi phạm các nguyên tắc.
  3. Xóa hoặc thêm thuộc tính rel = ”nofollow” vào các link không phù hợp.
  4. Xoá đi những liên kết bên ngoài có chất lượng kém hoặc bạn không theo dõi được.
  5. Gửi Yêu cầu xem xét lại sau khi bạn đã xóa hồ sơ liên kết của mình.

Tips: Xây dựng liên kết chuẩn SEO, đúng cách và thường xuyên kiểm tra link để tránh những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh đến từ đối thủ.

12. External link bất thường từ website ra ngoài

Google sẽ để ý các liên kết từ web ra ngoài không tự nhiên, giả tạo, lừa đảo hoặc lôi kéo.

Khắc phục như thế nào?

  1. Xóa hoặc sửa đổi các liên kết này bằng cách thêm thuộc tính rel = ”nofollow”
  2. Gửi Yêu cầu xem xét lại sau khi xóa, sửa các liên kết không tuân thủ.

Tips: Những liên kết bất thường từ website dễ được kiểm soát hơn các backlinks, không mấy khó khăn khi bạn sửa chữa hoặc bỏ đi những liên kết này trong trang quản trị nội dung.

13. Vi phạm chính sách: Nội dung có chủ đề người lớn

Google cấm rõ ràng nội dung có chủ đề người lớn xuất hiện trong Discover, tức là cấm ảnh khoả thân, tài liệu khiêu dâm và thậm chí là nội dung khiêu dâm. Tuy nhiên, các thuật ngữ khoa học hoặc y tế liên quan đến giáo dục con người hoặc giới tính là ngoại lệ.

Tips: Nếu bạn muốn nội dung của mình xuất hiện trong Google Khám phá, hãy chú ý thang nhãn dán phân loại theo độ tuổi hoặc đối tượng. Các nội dung nên được phát triển phù hợp với thang G.

*Từ mục này trở xuống, cách SEOer xử lý các vi phạm là tương tự nhau, do vậy bạn hãy kiên nhẫn đọc đến cuối bài viết.

14. Nội dung Nguy hiểm

Google thẳng thắn tuyên bố cấm xuất bản bất kỳ nội dung nào có thể trực tiếp dẫn đến tác hại nghiêm trọng và tức thì cho cả người và động vật. Hiện nay, Youtube đang làm khá tốt việc này và các tiêu chuẩn đó cũng sẽ được áp dụng với Google Tìm kiếm và Google Khám phá.

Một số nội dung không được phép xuất bản như:

  1. Những thử thách cực kỳ nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ chấn thương cơ thể.
  2. Những trò đùa nguy hiểm hoặc đe dọa khiến nạn nhân lo sợ về nguy hiểm, ảnh hưởng thể chất nghiêm trọng. Những điều sắp xảy ra hoặc gây ra cảm giác đau khổ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên.
  3. Hướng dẫn giết hoặc làm hại, chỉ cho người xem cách thực hiện các hoạt động nhằm giết hoặc làm hại người khác. Ví dụ: đưa ra hướng dẫn chế tạo một quả bom nhằm gây thương tích hoặc giết người khác.
  4. Sử dụng hoặc cách tạo ra ma túy nặng; những nội dung mô tả việc lạm dụng hoặc hướng dẫn cách tạo ra các chất gây nghiện như cocaine hoặc opioid.
  5. Nội dung ca ngợi hoặc khuyến khích người xem bắt chước chứng biếng ăn hoặc các chứng rối loạn ăn uống khác. Rối loạn ăn uống được đặc trưng bởi các thói quen ăn uống bất thường hoặc bị xáo trộn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của một người (bao gồm cả việc ăn các món không phải thực phẩm).
  6. Các sự kiện bạo lực cổ vũ hoặc tôn vinh các thảm kịch bạo lực, chẳng hạn như các vụ xả súng ở trường học.
  7. Hướng dẫn hành vi trộm cắp hoặc gian lận, chẳng hạn như chỉ cho người xem cách ăn cắp hàng hóa hữu hình hoặc quảng bá hành vi không trung thực.
  8. Có dấu hiệu lấy cắp dữ liệu khi sử dụng máy tính hoặc công nghệ thông tin với mục đích lấy cắp thông tin đăng nhập, xâm phạm dữ liệu cá nhân hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho người khác, chẳng hạn như xâm nhập vào tài khoản mạng xã hội trái phép.
  9. Bỏ qua vấn đề bản quyền. Nội dung hướng dẫn người xem cách sử dụng ứng dụng, trang web hoặc công nghệ thông tin khác để có quyền truy cập trái phép miễn phí vào nội dung âm thanh, nội dung nghe nhìn, trò chơi điện tử đầy đủ, phần mềm hoặc các dịch vụ phát trực tuyến thường yêu cầu thanh toán.
  10. Quảng cáo các biện pháp hoặc phương pháp chữa trị nguy hiểm. Nội dung tuyên bố rằng các chất hoặc phương pháp điều trị có hại có thể có lợi cho sức khỏe. Ví dụ như "Nhà tôi 3 đời bán thuốc" chẳng hạn.

Không chỉ bị Google cấm, những nội dung này cũng không được phép xuất bản khi chúng ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của người làm tối ưu hoá SEO website chân chính.

15. Nội dung Quấy rối

Google nghiêm cấm mọi hình thức quấy rối, nội dung đe dọa hoặc bắt nạt dưới bất kỳ hình thức nào. Cấm những nội dung gây tổn thương nghiêm trọng, hành vi quấy rối/lạm dụng tình dục, cưỡng bức thân thể hoặc tinh thần, đe doạ bằng lời nói...

Đặc biệt, lỗi này cũng áp dụng cho việc tiết lộ thông tin cá nhân mà có thể được sử dụng để làm tổn hại các cá nhân và có khả năng khuyến khích các mối đe dọa, sự chê bai và coi thường những người có liên quan đến một thảm kịch hoặc hành động tàn bạo (chỉ trích nạn nhân chẳng hạn).

16. Nội dung Kích động thù địch

Nghiêm cấm xuất bản nội dung kích động hoặc dung túng bạo lực hoặc kích động thù địch. Nội dung nhắm mục tiêu đến các nhóm hoặc cá nhân trên cơ sở quốc tịch, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác, tình trạng cựu chiến binh, khuyết tật, giới tính, bản dạng giới hoặc khuynh hướng tình dục hoặc bất kỳ đặc điểm nào liên quan đến việc bị gạt ra ngoài lề hoặc phân biệt đối xử có hệ thống đều vi phạm nguyên tắc này.

17. Nội dung Thao túng dư luận qua Media

Thông tin thao túng dư luận bằng tin giả được cho là mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với mạng xã hội, Internet và có lẽ là toàn xã hội.

Bất kỳ video, âm thanh hoặc hình ảnh nào đã bị thao túng để lừa gạt, lừa dối hoặc đánh lừa công chúng đều bị cấm. Điều này bao gồm việc xuyên tạc trắng trợn các hành động đã diễn ra cũng như tạo ra sự hiểu biết hoặc ấn tượng về cơ bản khác với dự định. Mục đích của chính sách này là ngăn ngừa tổn hại đáng kể cho các cá nhân và bảo vệ lòng tin trong các quy trình công dân, bầu cử và nhà nước.

18. Nội dung Y tế

Nhất quán với chính sách trang YMYL, Google không cho phép bất kỳ nội dung nào đi ngược lại hoặc mâu thuẫn với bằng chứng y tế hoặc khoa học hoặc các phương pháp hay nhất. Tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị vì mục đích thương mại cũng bị cấm.

Tips: Nếu bạn SEO website nhưng không phải là chuyên gia y tế, bạn cần phải làm việc với một chuyên gia để đảm bảo nội dung chính xác và đáng tin cậy.

19. Nội dung gây hiểu lầm

Đánh lừa người dùng để thu hút họ bằng cách hứa hẹn một chủ đề hoặc câu chuyện nhưng lại cung cấp nội dung khác sẽ bị coi là gây hiểu lầm. Có một ranh giới nhỏ giữa việc clickbait và hình phạt nội dung gây hiểu lầm. 

Ngoài ra, Google cấm rõ ràng nội dung có chủ đề người lớn xuất hiện trong Khám phá, tức là cấm ảnh khoả thân, tài liệu khiêu dâm và thậm chí là nội dung khiêu dâm. Ngoại trừ các thuật ngữ liên quan đến y học, giáo dục giới tính,...

Tips: Tìm hiểu về Clickbait và mặt tối của chúng để hiểu cách nó làm hỏng thương hiệu của bạn mà phòng tránh.

20. Nội dung khiêu dâm

Vi phạm này gần giống với vi phạm Nội dung có chủ đề người lớn ở mục 13. Một lần nữa chúng ta khẳng định: Google không cho phép nội dung khiêu dâm được tạo ra nhằm mục đích kích thích tình dục. 

Một video về một nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật đã được tải lên và phóng to để tập trung vào các bộ phận cơ thể của họ (thay vì giáo dục về tính nghệ thuật của nghệ thuật múa hát) sẽ không ổn.

21. Nội dung Khủng bố

Google cấm bất kỳ nội dung nào kích động chủ nghĩa khủng bố và các hành động cực đoan, mở rộng là việc tuyển mộ, kích động bạo lực và ăn mừng các cuộc tấn công của những kẻ khủng bố.

Tips: Tránh chủ nghĩa cực đoan của tất cả các loại.

22. Vi phạm tính minh bạch

Google yêu cầu tất cả các nguồn tin tức tiết lộ thông tin cơ bản về nội dung, bao gồm ngày xuất bản và dòng trích dẫn rõ ràng, thông tin tác giả, thông tin xuất bản hoặc nhà xuất bản cũng như các chi tiết liên quan đến công ty hoặc mạng lưới đằng sau nó, cùng với thông tin liên hệ.

Tips: Xem xét và chỉnh sửa các trang để tuân thủ chính sách Tin tức, cần cung cấp ngày tháng rõ ràng, cũng như thông tin cụ thể về tác giả, nhà xuất bản, ấn phẩm, ban biên tập và mạng lưới hoặc công ty đằng. Khai báo và sử dụng Google My Business trong SEO website sẽ giúp trang đáng tin hơn.

23. Nội dung bạo lực, giật gân vô cớ

Google cấm nội dung đẫm máu, ca ngợi và kích động bạo lực. Không được phép sử dụng tài liệu cực kỳ đồ họa hoặc bạo lực được tạo ra với mục đích giật gân, vô cớ, kinh tởm hoặc gây sốc.

Giật gân trên sự bất hạnh của người khác là hành vi không mấy tốt đẹp. Và quả báo thì thường tới sớm!

24. Ngôn từ tục tĩu 

Google nghiêm cấm sử dụng ngôn từ thô tục, thô tục hoặc khiêu dâm vô cớ. Bộ máy tìm kiếm này đủ thông minh để hiểu bạn đang viết gì hay nói gì. Các hình ảnh thô tục cũng dễ dàng được quét ra. Do vậy, hãy cẩn trọng với ngôn từ khi sử dụng. Chúng không chỉ giết chết một website mà còn có đủ sức mạnh để giết chết một thương hiệu.

Vậy, Khắc phục các lỗi vi phạm trên như thế nào?

  1. Xem xét và xóa bất kỳ nội dung nào có vẻ vi phạm chính sách.
  2. Sau khi hoàn tất quá trình xem xét và thực hiện các chỉnh sửa cần thiết, hãy điều hướng đến Google Search Console > Security & Manual Actions > Manual Actions and Request a Review. Như với bất kỳ yêu cầu xem xét lại nào, hãy thẳng thắn và trung thực - giải thích lỗi đã xảy ra như thế nào và những hành động cụ thể nào đã được thực hiện để ngăn việc lặp lại. 
  3. Theo dõi tài khoản Search Console của bạn. Đó là nơi Google sẽ thông báo cho bạn rằng một cuộc đánh giá trang web đã xảy ra. Giả sử trang web của bạn không còn vi phạm các nguyên tắc, thao tác thủ công sẽ bị thu hồi.

Trên đây là 24 lỗi phạt từ Google khi SEO website và cách để xử lý chúng. Hi vọng sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích cho cộng đồng SEO.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google Search Console cải tiến thời gian xem hiệu...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế...

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ...

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug...

Slug là gì? Đây là một yếu tố có thể chỉnh sửa được trong URL của Wordpress, nó có các ký tự chữ, số, dấu gạch ngang và được đặt sau tên...

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công...

Tìm hiểu Disavow Link là gì và cách sử dụng công cụ này để gỡ bỏ hình phạt tác vụ thủ công từ Google. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.