Khởi nghiệp là một trong những bước khởi đầu trong các hoạt động kinh doanh. Càng nhiều kiến thức, kinh nghiệm và chiến thuật bao nhiêu thì gia tăng cơ hội thành công bấy nhiêu. Các doanh nhân tương lai cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tính toán mọi khả năng có thể xảy ra. Hôm nay LPTech sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kinh nghiệm "quý giá" được đúc kết từ những người đã khởi nghiệp thành công.
1. Nghiên cứu về lĩnh vực khởi nghiệp
Nghiên cứu về ngành nghề, thị trường trước khi khởi nghiệp là một trong những công đoạn đầu tiền và quan trọng nhất. Giữa thị trường gần như "bão hòa" hiện nay, trăm người bán vạn người mua làm sao để bạn có thể khởi nghiệp thành công thì yếu tố "khác biệt" là không thể thiếu.
Nắm bắt được xu hướng thị trường, hoạt động của đối thủ và insight khách hàng sẽ là những dữ liệu "quý giá" để bạn có thể phát triển được "thị trường ngách" độc đáo của riêng mình. Sản phẩm/dịch vụ chất lượng kết hợp cùng chiến lược Marketing tốt sẽ tăng cơ hội bạn khởi nghiệp thành công và nhận được về nhiều lợi nhuận.
Một tip cho bạn là bạn cần nhanh nhạy nắm bắt được các ngành nghề nào đang cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Ví dụ như bán hàng online, thực phẩm sạch, thiết kế cảnh quan sân vườn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà… Hoặc những ngành nghề như công ty truyền thông, thiết kế web online… Từ đó đem đi nghiên cứu, thêm thắt cho ý tưởng kinh doanh của mình được tốt nhất.
2. Hoàn thiện ý tưởng một cách chi tiết
Một ý tưởng khởi nghiệp sẽ không bao giờ được thực hiện "thành hình" thành công nếu chúng không được ghi ra và triển khai thành các kế hoạch, chiến lược chi tiết. Không nên mơ hồ với ý tưởng và tự tạo cho mình một con đường màu hồng.
Khởi nghiệp nhiều chông gai, khó khăn. Nên lường trước được và mất cũng như cách bạn xử lý khi có sự việc bất ngờ xảy ra. Từ ý tưởng bạn sẽ tạo phát triển và tạo lập thành các kế hoạch chi tiết bao gồm như: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, chiến lược Marketing, phân phối sản phẩm,...Tất cả người khởi nghiệp đều phải tạo lập chi tiết ngay từ ban đầu.
3. Lên kế hoạch kinh doanh trên giấy tờ
Như LPTech đã nếu trên, từ ý tưởng khởi nghiệp bạn phải "hô biến" chúng thành thứ hữu hình có thể thấy được. Trong đó không thể thiếu khi mới bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp chính là kế hoạch kinh doanh. Bao gồm các ý như:
- Mục đích kinh doanh
- Đối tượng khách hàng muốn hướng tới
- Vốn khởi nghiệp của bạn là bao nhiêu
- Tình hình thị hiếu trên thị trường
- Đối thủ cạnh tranh…
Đây sẽ là bức tranh "TOÀN CẢNH" giúp bạn đánh giá được cơ hội, xác xuất thành công của mình cũng như những gì mình sẽ bắt đầu làm khi khởi nghiệp. Cần phải nghiên cứu kỹ những vấn đề này để tăng cơ hội thành công hơn khi khởi nghiệp.
Trong đó, việc đánh giá tài chính và vốn khởi nghiệp là một bước quan trọng quan trọng không kém không thể bỏ qua. Bạn sẽ cần phải hoạch định chi tiết các đầu mục chi phí cần phải chi cho sản phẩm, marketing, sản xuất,....Nếu trong trường hợp chưa có lợi nhuận và nhiều chi phí kèm theo này bạn phải có đủ nguồn vốn để nuôi sống bản thân và guồng máy khởi nghiệp của mình. Tất cả đều phải được tính toán và liệt kế chi tiết.
4. Tìm kiếm nhà đầu tư
Bạn muốn kinh doanh khởi nghiệp nhưng không có nhiều vốn? Hay bạn lo lắng, bạn thiếu kinh nghiệm dễ khởi nghiệp thất bại? Đây đều là những băn khoăn và tình trạng chung mà nhiều người muốn khởi nghiệp gặp phải.
Đừng nản lòng, bạn có thể tìm cách giải quyết từ việc tìm kiếm nhà đầu tư, những người thích thú và thấy được "triển vọng" với dự án khởi nghiệp của bạn. Ngoài ra, còn có thể huy động nguồn vốn từ cộng đồng, gây quỹ cho dự án đó….
Nên tận dụng nhiều cơ hội từ các nhà đầu tư để thêm sức mạnh và động lực khởi nghiệp. Ngoài tiền vốn, bạn còn có cơ hội làm việc và nhận được sự trợ giúp của những người kinh doanh tài giỏi đi trước, hỗ trợ rất nhiều cho con đường khởi nghiệp của bạn.
5. Đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, sở hữu trí tuệ
Đăng ký tên thương hiệu, tên doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, logo độc quyền…là những vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự độc quyền của bạn trong tương lai. Sau kho bắt đầu tạo lập và đi vào hoạt động, bạn cần thực hiện đăng kí ngay. Đừng đợi đến khi thành công mới thực hiện sẽ gặp nhiều nguy cơ khi có người đã đăng ký nhãn hiệu, logo đó trước bạn.
6. Xây dựng các kênh Marketing
Bạn có một ý tưởng khởi nghiệp hay, bạn tạo ra các sản phẩm/dịch vụ chất lượng nhưng nhiêu đây không thôi chưa đủ. Bạn cần phải thực hiện Marketing quảng bá sản phẩm của mình để nhiều khách hàng biết đến và cuối cùng là để gia tăng chuyển đổi mua hàng.
Để làm được điều này thì bạn cần phải xây dựng được một hệ thống các kênh Marketing và bán hàng phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như mạng xã hội (Facebook, Tik Tok, Instagram,...), sàn thương mại điện tử ( Lazada, Shopee, Tiki,...), qua làm SEO, thiết kế website,....Càng có nhiều khách hàng biết đến bạn thì cơ hội bán hàng của bạn càng nhiều đấy!
7. Thử nghiệm hình thức khởi nghiệp mới " Lean Startup"
Thay vì khởi nghiệp theo hình thức truyền thống thông thường bạn có thể thử đi theo hướng đi mới hiệu quả và đơn giản hơn chính là Lean Startup.
Lean starup hay còn gọi là Khởi nghiệp tinh gọn, là hình thức kinh doanh và phát triển sản phẩm trước rồi đưa ra thị trường thử nghiệm để xem phản hồi của khách hàng như thế nào. Hình thức này giúp nhà kinh doanh có thể đánh giá được tiềm năng dịch vụ/sản phẩm và dễ dàng thực hiện điểu chỉnh phù hợp với thị hiếu người dùng.
Với quy trình rút gọn, khởi nghiệp tinh gọn giúp người khởi nghiệp đánh giá được tính khả thi của mô hình kinh doanh của mình từ sớm, cũng như loại bỏ các lãng phí về thời giãn và tài chính thấp nhất.
8. Tính đến thất bại và dám đối mặt với nhiều thách thức
Kinh nghiệm thực tế không nhiều, khả năng tiếp cận và đánh giá của khách hàng không phải lúc nào cũng đúng với định hướng của bạn. Điều quan trọng khi khởi nghiệp không phải là chỉ lường trước khó khăn mà nên dám đương đầu với thất bại để khắc phục và tiếp tục chặng đường khởi nghiệp đầy gian nan của mình.
9. Xây dựng đội ngũ đáng tin cậy
Bạn muốn khởi nghiệp thành công, tạo lập được một doanh nghiệp vững mạnh thì không thể thiếu những người cộng sự tài giỏi. Bạn cần có những người đồng chí hướng, có đam mê và dành nhiều thời gian để cống hiến. Những người này có thể là nhân viên hoặc người đồng sáng lập. Bạn cần chọn kỹ lưỡng đội ngũ này để vừa đảm bảo trả mức lương hợp lý, có năng lực để hỗ trợ việc khởi nghiệp của bạn.
Những kinh nghiệm khởi nghiệp quý giá này hy vọng đã giúp ích nhiều cho quý vị và các bạn. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công!
>> Xem thêm: Top 10 ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp vốn ít lãi cao năm 2021
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)