Thị phần là gì? Làm thế nào để xác định và làm gia tăng thị phần cho doanh nghiệp?

Xác định thị phần là gì, cách xác định và làm gia tăng thị phần của doanh nghiệp là chiến lược quan trọng quyết định sự "sống còn" của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Thị phần là gì?

Thị phần (Market share) là phần trăm tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trong một thị trường nhất định. Thị phần được thể hiện rõ qua doanh số sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng doanh số sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trên toàn thị trường. 

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng muốn có thị phần càng nhiều càng tốt. Lượng Market Share càng nhiều chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều chiếm nhiều ưu thế trên thị trường và việc kinh doanh đang đúng hướng và phát triển thuận lợi.

Để có thể chiếm lĩnh thị phần cao trước các đối thủ và đạt được mục tiêu về thị phần mà doanh nghiệp đề ra thì các nhà quản lý phải đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp như chính sách giá, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi... Đồng thời xây dựng chiến lược marketing với hướng đi phù hợp thông qua quá trình nghiên cứu thị trường, đặc biệt là khi tiến vào một thị trường mới. Bên cạnh đó, sau khi chiếm lĩnh thị phần như mong muốn, doanh nghiệp cũng cần có cũng chiến lược bảo vệ phù hợp.

Vai trò của việc xác định thị phần là gì đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, xác định thị phần có 3 vai trò quan trọng như sau:

Xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Khi xác định chính xác được thị phần chiếm lĩnh được trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nhận biết được vị thế, năng lực của mình và khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch phát triển cũng như chiến lược marketing để kinh doanh hiệu quả, đồng thời cũng có kế hoạch xây dựng chiến lược cần thiết để bảo vệ thị phần vững chắc, lâu dài.

Xác định tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Thị phần chiếm lĩnh trên thị trường cũng phản ánh được tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Thị phần nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đã kinh doanh hiệu quả, phát triển nhanh chóng. Chỉ số Market Share ít cho thấy tốc độ phát triển chậm, doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng chiến lược marketing, quảng bá hợp lý để tăng doanh thu, thúc đẩy việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Cơ sở để tạo động lực phát triển và xây dựng nguồn nhân lực phù hợp

Khi đã xác định rõ thị phần là gì và thị phần đã chiếm lĩnh trên thị trường, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để tạo động lực phát triển hơn hoặc kịp thời bổ sung nguồn nhân lực cần thiết. Khi thị phần còn thấp, doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện chiến lược cải cách, thực hiện các chiến lược gia tăng thị trường.

Nếu thị phần cao, tốc độ phát triển tốt thì xác định thị phần tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa và phát huy những ưu thế đang có.

> Có thể bạn quan tâm: 7 bước lập kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới

Cách xác định thị phần tăng trưởng cho doanh nghiệp

Thành thực mà nói, tính toán thị phần là một quá trình khá đơn giản, bất kể loại ngành. Bạn có thể áp dụng ma trận Boston hoặc công thức để xác định.

Áp dụng ma trận BCG hay ma trận Boston

Để có thể xác định thị phần tăng trưởng một cách chính xác, doanh nghiệp có thể áp dụng ma trận BCG. Đây là phương pháp xem xét cơ hội tăng trưởng được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất.

Ma trận BCG hay ma trận Boston được chia làm 4 ô gồm: ô dấu hỏi, ô ngôi sao, ô bò sữa và ô con chó. Các ô được chia trên hệ trục tọa độ với trục tung và trục hoành tương ứng với tăng trưởng doanh số và thị phần. Kết quả sau khi sử dụng ma trận có thể giúp doanh nghiệp quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay ngừng phát triển sản phẩm nào đó.

> Ô Dấu hỏi

Sản phẩm nằm ở ô này thường là những sản phẩm mới đưa vào thị trường, vì thế có tiềm năng rất lớn và khả năng tăng trưởng nhanh. Lúc này, doanh nghiệp cần đẩy mạnh các chiến lược về marketing, quảng bá để tăng khả năng nhận diện thương hiệu, giúp nhóm sản phẩm này tiếp cận thị trường an toàn và phát triển hiệu quả. Bên cạnh tiềm năng thì nhóm sản phẩm mới cũng tiềm ẩn những rủi ro mà doanh nghiệp cần theo sát. Kịp thời đưa ra những quyết định tiếp tục phát triển hay rút lui khỏi thị trường.

Doanh nghiệp vẫn chưa thể xác định được thị phần tương lai của sản phẩm mới này vì thế biểu tượng của nhóm sản phẩm mới này là một dấu hỏi.

> Ô Ngôi sao

Ngôi sao là biểu tượng cho những sản phẩm, dịch vụ có mức tăng trưởng tốt, chiếm thị phần nhiều. Vì thế, doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh nhóm sản phẩm này sao cho chiếm được càng nhiều thị phần càng tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi hiệu số giữa doanh thu và chi phí xác định lợi nhuận thực tế nhóm sản phẩm ngôi sao mang lại.

Nhìn chung, nhóm sản phẩm ngôi sao là nhóm sản phẩm được yêu thích và có nhiều tiềm năng.

> Ô Bò sữa

Những sản phẩm thuộc nhóm bò sữa có mức độ tăng trưởng chậm, khó gia tăng thêm thị phần nhưng lợi nhuận mang lại vẫn khả quan. Có thể hiểu, những sản phẩm này đã đạt tới đỉnh doanh thu, nếu tính theo vòng đời sản phẩm (Introduction - Growth - Maturity - Decline) thì chúng đang trong gian đoạn bão hòa. Vì thế doanh nghiệp cần bổ sung các nguồn lực cần thiết nhằm duy trì và bảo vệ tốt thị phần của sản phẩm nhóm bò sữa.

> Ô Con chó

Nhóm sản phẩm ở trong ô chó là sản phẩm có thị phần nhỏ và ngành đang tuột dốc. Thị trường không có tiềm năng hoặc rơi vào tình trạng suy thoái, cho lợi nhuận kém.

Doanh nghiệp đang phải sử dụng nguồn tiền từ những 3 ô còn lại để duy trì những sản phẩm trong ô chó. Không có doanh nghiệp nào muốn có sản phẩm nào rơi vào ô này. Nếu một sản phẩm từ ô bò sữa có nguy cơ rơi vào ô chó, doanh nghiệp  cần lập tức đưa ra chiến lược để đưa sản phẩm trở lại ô bò sữa hoặc lên ô ngôi sao. Và tệ hơn là xem xét rút khỏi thị trường để tập trung nguồn lực cho những sản phẩm mới tốt hơn.

Sử dụng công thức tính thị phần của doanh nghiệp

Hai cách tính thị phần của doanh nghiệp gồm:

  1. Cách 1: Thị phần của doanh nghiệp = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
  2. Cách 2: Thị phần doanh nghiệp = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số bán hàng của thị trường.

Hai công thức tính thị phần tương đối của doanh nghiệp gồm:

  1. Cách 1: Thị phần tương đối = Tổng doanh số mà doanh nghiệp sở hữu/Tổng doanh số mà đối thủ cạnh tranh sở hữu trên thị trường.
  2. Cách 2: Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp /Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tính thị phần tương đối giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ. Cụ thể:

  1. Nếu thị phần tương đối của doanh nghiệp lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ.
  2. Nếu thị phần tương đối của doanh nghiệp nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ.
  3. Nếu thị phần tương đối của doanh nghiệp bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ ngang nhau.

Một số cách gia tăng thị phần hiệu quả

Để gia tăng thị phần, các doanh nghiệp có một số lựa chọn. Họ có thể sử dụng tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng mới, phát triển sản phẩm mới cho thị trường, hạ giá để giảm bớt sự cạnh tranh hoặc cố gắng mở rộng quy mô thị trường mục tiêu bằng cách thu hút một phân khúc mới.

Xác định phân khúc thị trường của doanh nghiệp

Phân khúc thị trường (Market Segmentation) là sự phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Nhóm khách hàng này sẽ được phân chia dựa trên những đặc điểm cụ thể như: tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách, thói quen mua hàng. Việc xác định phân khúc này là cơ sở để doanh nghiệp tối ưu hóa sản phẩm, triển khai chiến dịch Marketing, quảng cáo hướng tới từng đối tượng khách hàng cụ thể, từ đó gia tăng thị phần hiệu quả. 

> Có thể bạn quan tâm: Thị trường ngách là gì? Cách hữu ích để tìm ra thị trường ngách

Chính sách giá cạnh tranh

Định giá sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Định giá sản phẩm (Pricing) là một trong 4Ps của mô hình marketing truyền thống, quyết định khả năng tăng doanh thu và gia tăng thị trường hiệu quả.

Chính sách giá cạnh tranh có thể thu hút khách hàng, gia tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số, doanh thu bán hàng. Để định giá sản phẩm chính xác và có chính sách giá cạnh tranh, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố như: chi phí sản xuất, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu và chất lượng của sản phẩm.

> Có thể bạn quan tâm: Các chiến lược định giá phổ biến trong bán hàng

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Nâng cao trải nghiệm khách hàng cụ thể là nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng (customer service). Cụ thể là trải nghiệm  khách hàng trước, trong và sau khi mua hàng. Khi  khách hàng cảm thấy hài lòng với chính sách sách chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, có trải nghiệm tốt. Từ đó, tỉ lệ khách quay lại mua hàng và ủng hộ lâu dài cho sản phẩm của doanh sẽ được gia tăng. Mối quan hệ với khách hàng là yếu tố quan trọng giúp gia tăng thị phần hiệu quả cho doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường.

Đổi mới và phá cách cũng là những cách tuyệt vời để tăng Market Share. Xét cho cùng, việc cung cấp một công nghệ mới - một công nghệ mà các đối thủ cạnh tranh không có - là một cách hiệu quả để thuyết phục người dùng chuyển sang sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Xác định thị phần là gì là giúp doanh nghiệp xác định rõ ưu thế của mình trên thị trường. Từ đó có giải pháp gia tăng thị trường hiệu quả cũng như chiến lược marketing, quảng bá phù hợp.

>> Xem thêm bài viết:  Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Standee là gì? Lợi ích standee mang lại trong...

Standee là thuật ngữ dùng để chỉ một sản phẩm của lĩnh vực thiết kế kết hợp với công nghệ in và là công cụ sử dụng để quảng cáo, quảng bá...

Booth là gì? 3 loại booth phổ biến mang lại hiệu...

Booth đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp, vì nó là điểm tiếp cận, gặp gỡ đầu tiên của...

Top các website làm phim hoạt hình 3D miễn phí,...

Phần mềm làm phim hoạt hình 3D đang vô cùng phát triển trở thành một lựa chọn xu hướng mới được nhiều nhà làm phim.

Production house là gì? Những production house...

Production house chuyên cung cấp hoạt động sáng tạo truyền thông phục vụ cho các chiến dịch Marketing của một thương hiệu hay các công ty...

Bài viết mới nhất


Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...