Bạn nghe quá nhiều về xây dựng hình ảnh thương hiệu, giá trị doanh nghiệp và nào là chiến lược xây dựng thương hiệu…Vậy bạn đã hiểu đúng về chiến lược tạo dựng giá trị cho công ty của mình chưa? Sau đây là những chia sẻ của LPTech về kiến thức vận hành doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm thực tế trong hành trình xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là một phương pháp marketing dành cho doanh nghiệp với mục tiêu tạo dựng tên tuổi, hình ảnh và kí hiệu đặc trưng, giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận biết được doanh nghiệp. Tạo dựng nên thương hiệu có vai trò quan trọng không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc vào tiềm thức của người mua hàng mà còn có mục đích truyền tải thông điệp kinh doanh của công ty.
Xem thêm: 3 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công
Nói cách khác, đây là cách mà công ty sử dụng để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và vạch rõ ưu điểm mà họ vượt trội hơn các công ty khác. Thương hiệu của doanh nghiệp phải mang tính đại diện cho công ty, thể hiện chính xác sứ mệnh của doanh nghiệp và đồng thời phản ánh đúng cách mà doanh nghiệp mong đợi khách hàng nghĩ về họ.
Trong quá trình xây dựng thương hiệu, sẽ bao gồm ba bước sau đây:
Chiến lược thương hiệu - Branding Strategy: tìm ra điểm nổi bật của doanh nghiệp so với công ty khác trong thị trường. Doanh nghiệp sẽ truyền tải mục tiêu phát triển của công ty, lời hứa hẹn về chất lượng và cách đáp ứng những kì vọng cho khách hàng.
Nhận diện thương hiệu - Branding Identity: là cách bạn sẽ truyền tải những thông điệp của doanh nghiệp đến với cộng đồng thông qua hình ảnh, nội dung và trải nghiệm của người dùng trên những nền tảng thông tin khả thi. Định dạng thương hiệu sẽ gồm có logo của công ty, màu sắc và font chữ, thiết kế website, nội dung quảng bá, chiến dịch quảng cáo, bao bì đóng gói in ấn và v.v.
Quảng bá thương hiệu - Branding Marketing: là liên kết với khách hàng một cách bài bản nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu về các giá trị có trong sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hiện nay, việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp được khai thác trên các nền tảng truyền thông số thông qua:
Trải nghiệm của người dùng trên website hoặc trên ứng dụng
- SEO và Content Marketing
- Social Media Marketing
- Email Marketing
- Paid Marketing – Tiếp thị có trả phí (PPC- Paid Per Clicks)
Tất cả những công tác này khi được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau sẽ tạo nên một diện mạo độc nhất và thu hút cho công ty. Vậy xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho công ty quan trọng đến cỡ nào?
Tầm quan trọng của hình ảnh doanh nghiệp
Có hai đối tượng sẽ chú ý vào hình ảnh của doanh nghiệp: thứ nhất chính là khách hàng hay đối tác và người còn lại không ai khác chính là doanh nghiệp đó. Để khẳng định vai trò quan trọng của xây dựng hình ảnh cho công ty, ta xét tầm quan trọng của hình ảnh doanh nghiệp đối với từng đối tượng được nêu trên. Ngoài ra hình ảnh doanh nghiệp còn được đánh giá cao trong kế hoạch làm Marketing tổng thể của mỗi doanh nghiệp, Hình ảnh là tiền đề cho sự thành công tiếp cận được với Khách hàng qua cái họ nhìn thấy được.
Đối với khách hàng hoặc đối tác, hình ảnh công ty giúp:
- Họ nhanh chóng nhận biết doanh nghiệp nhờ cung cấp được thông tin cơ bản như thuộc lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng.
- Họ phân biệt được vị thế doanh nghiệp trong thị trường bởi được đáp ứng các thông tin cụ thể hơn về “Ưu thế của công ty là gì? Ưu đãi mà họ sẽ nhận được khi làm việc với công ty?”
- Họ đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho quyết định mua sắm hoặc hợp tác của mình nhờ tin tưởng vào những và giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi.
Đối với doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu giúp:
- Doanh nghiệp giới thiệu về hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của công ty với đối tác và người dùng
- Doanh nghiệp đáp ứng những kì vọng của khác hàng về thông tin hàng hóa, dịch vụ và chương trình khuyến mãi, quảng cáo.
- Doanh nghiệp định hướng cụ thể hướng phát triển trong tương lai để luôn trở thành sự lựa chọn của khách hàng.
Tóm tắt lại, thương hiệu doanh nghiệp được tạo dựng nên để trở thành cầu nối giá trị vô cùng quan trọng giữa công ty và đối tác, khách hàng. Thông qua thương hiệu doanh nghiệp, công ty có thể đến gần với đối tượng mục tiêu của công ty và các đối tác cũng như khách hàng có thể nắm bắt được thông tin cần thiết cho các quyết định hợp tác hay mua sắm của mình.
Vậy nếu xây dựng thương hiệu không đúng cách, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với những nguy cơ gì?
Những sai lầm trong xây dựng hình ảnh thương hiệu
Để có thể gầy dựng được giá trị chân thật cho thương hiệu, gắn kết được với các giá trị cá nhân của khách hàng thì doanh nghiệp cần tránh những sai phạm sau trong ý thức và công tác xây dựng hình ảnh thương hiệu. Ở đây chúng ta đề cập đến 4 sai sót phổ biến nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến doanh nghiệp:
Định hướng sai cho hình ảnh thương hiệu
Khách hàng và đối tác nhận diện được doanh nghiệp nhờ nhận diện qua thương hiệu trên mọi nền tảng truyền thông ngày nay. Hình ảnh thương hiệu gắn liền với tính cách, văn hóa và cả phẩm chất của một công ty.
Xây dựng một hình ảnh không đúng với chính nguồn lực và sự phát triển của công ty, là một hình thức “lừa đảo” khi tạo sự kì vọng ảo cho khách hàng mà không đáp ứng đủ mong muốn cho họ. Định hướng phát triển thương hiệu cũng sẽ gặp phải sự phản đối từ cộng đồng nếu những ý tưởng và thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức hoặc luật pháp tại thị trường mà doanh nghiệp ấy hoạt động.
Đầu tư thiếu kiểm soát vào quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu thành công chắc chắn sẽ mang về những lợi ích kinh tế cũng như xã hội cho doanh nghiệp khi khách hàng chọn lựa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ấy và còn tin tưởng để giới thiệu cho người khác.
Tuy nhiên, chính vì lợi ích to lớn này mà rất nhiều doanh nghiệp không màng đến tính hiệu quả trong đầu tư quảng bá thương hiệu khi họ “bỏ cả một con tôm” nhưng thu lại “chỉ một con tép”. Điển hình chính là chuỗi nhà hàng Món Huế khi liên tục mở cửa hàng mới, có mặt khắp nơi trên thành phố nhưng lại hoạt động không hiệu quả về tài chính dẫn đến thâm hụt và vỡ nợ.
Xem nhẹ phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Khi doanh nghiệp thành công với xây dựng thương hiệu cho mình, họ dễ ngủ quên trong chiến thắng và có thể quên đi nhiệm vụ cốt lõi để giữ cho xương sống của doanh nghiệp tồn tại chính là đáp ứng đủ và đúng chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ điển hình của Nokia, một trong những ông lớn sản xuất điện thoại di động của thế giới, rất thịnh hành và khẳng định giá trị thương hiệu của mình vào những năm 1990s. Tuy nhiên, chính sự thành công tuyệt vời này đã khiến Nokia rất chậm chạp trong sự thay đổi về thiết kế và phát triển mảng điện thoại thông minh; trong khi Samsung và Apple tiếp tục theo đuổi một thế giới sẽ sử dụng màn hình cảm ứng.
Không chú ý xây dựng giá trị thương hiệu ngay trong công ty
Doanh nghiệp đôi khi chú ý quá nhiều về khách hàng nhưng lại không quan tâm đến nhân viên công ty - những người đang làm việc để tạo nên giá trị sản phẩm và dịch vụ, chính là những người trực tiếp tạo dựng nên giá trị thương hiệu cho công ty.
Bên cạnh đó, mỗi nhân viên đều có thể là khách hàng của chính công ty đó, họ là đại diên tiêu biểu nhất cho văn hóa của doanh nghiệp khi chính họ sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đội ngũ nhân viên thiếu ý thức giữ gìn và phát huy giá trị cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.
Vậy làm sao để xây dựng thương hiệu thành công?
Yếu tố quan trọng của một thương hiệu thành công
Một thương hiệu thành công chính là nhờ sự kết nối chặt chẽ với cảm xúc của khách hàng. Trong bất kì mối quan hệ nào giữa con người với nhau cũng cần đến sự tin tưởng và sự gắn kết về mặt cảm xúc. Thiếu đi cảm xúc thì mối quan hệ không thể bắt đầu; nhưng nếu mất đi sự tin tưởng thì mối quan hệ không thể tiếp tục.
Theo lời của giáo sư Gerald Zaltman tại Harvard, 95% mọi quyết định mua sắm đều dựa trên cảm tính. Nghiên cứu cũng cho thấy cảm xúc đóng vai trò chủ đạo trong những quyết định cảm tính này. Chính vì vậy, những yếu tố sau đây sẽ tạo nên xúc cảm cần thiết để kết nối khách hàng và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
Thông điệp trong hành trình xây dựng thương hiệu
Trước khi khởi động dự án phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và kiểm tra các ý tưởng và thông điệp mà mình cần gửi đến cho cộng đồng dựa trên nghiên cứu kĩ lưỡng về khách hàng - Buyer Persona (nhu cầu, khả năng chi tiêu) và thị trường mục tiêu (văn hóa, chính trị, xã hội).
Nội dung quảng bá thương hiệu cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Giá trị nội dung phù hợp với văn hóa của thị trường mục tiêu
- Nội dung có liên kết cao với nhu cầu của khách hàng
- Thông điệp phải đi đôi với cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng như hứa hẹn
Cách thức truyền đạt
Nội dung hay chưa chắc đã đủ làm nên thành công nếu nội dung ấy không được thể hiện đúng cách đúng thời điểm và đúng không gian. Mỗi loại hình sản phẩm và dịch vụ sẽ đòi hỏi cụ thể phương pháp tiếp thị khác nhau do sự phân khúc thị trường.
Lựa chọn phương pháp marketing phù hợp cho quảng bá thương hiệu dựa trên các yếu tố sau:
- Loại hình sản phẩm và dịch vụ: chuyên phục vụ khách online hay khách tại cửa hàng
- Thói quen mua sắm của người dùng: mua sắm online hay mua sắm tại cửa hàng
- Xu hướng thay đổi và phát triển của thị trường: ví dụ như thanh toán thẻ điện tử hoặc thanh toán không chạm – contactless payment
Đánh giá và kiểm tra
Cuối cùng để duy trì được giá trị của hình ảnh thương hiệu thì doanh nghiệp phải luôn tự giác đánh giá và kiểm tra độ hiệu quả trong các công tác xây dựng thương hiệu của mình. Ngoài chỉ tiêu đánh giá bằng doanh thu, công ty cần phải chú ý hơn về các chỉ tiêu khác cũng vô cùng quan trọng như:
- Chỉ số ROI- Return on Investment: thể hiện mức độ thu hồi vốn sau khi đầu tư
- Độ hài lòng của khách hàng: từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm
- Sự hợp tác giữa các phòng ban: để đảm bảo tính thông suốt trong vận hành từ nhập hàng, sản xuất, vận chuyển, phân phối đến marketing và sale. Mỗi nhân viên chính là hình ảnh đại diện cho văn hóa công ty, lúc này mối liên hệ giữa thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân sẽ được thể hiện rõ ràng và chặt chẽ .
Với những chia sẻ thực tế từ hơn 10 năm kinh nghiệm phục vụ khách hàng là doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website và tư vấn dịch vụ SEO – Content marketing, LPTech sẽ còn tiếp tục mang đến những nội dung có giá trị cao về ứng dụng thực tiễn cho doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.