Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử đơn vị

Unit Test có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các dự án phát triển phần mềm. Người dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích khi biết cách ứng dụng Unit Test một cách hiệu quả. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về Unit Test, hãy cùng LPTech tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết bên dưới đây bạn nhé.

Unit Test là gì?

Unit Test hay còn gọi là kiểm thử mức đơn vị. Đúng như cái tên, unit test là quá trình kiểm thử nhằm xác minh được tính chính xác của đơn vịcô lập một phần code. Unit test chính là mức độ kiểm thử ở quy mô nhỏ nhất khi nó sẽ thực hiện việc kiểm thử những đơn vị nhỏ trong code như: Method, class, module,... Đồng thời nó cũng sẽ kiểm tra mã nguồn các chương trình, để biết được chúng có hoạt động đúng hay không.

Các khái niệm quan trọng trong Unit Test

Các khái niệm quan trọng trong Unit Test mà bạn nên biết như sau:

  • Assertion: Trong một Unit Test sẽ bao gồm nhiều Assertion, mô tả công việc kiểm tra  AreEqual(), IsTrue(), IsNotNull(),… Assertion thực hiện việc kiểm tra dữ liệu đầu ra, tính chuẩn xác các lỗi và những vấn đề phức tạp khác.
  • Test Point: Là đơn vị kiểm tra nhỏ nhất và chỉ chứa một Assertion. Nhiệm vụ chính là cho biết được tính chính xác của một chi tiết mã nào đó, các thành viên trong dự án đều sẽ có thể viết được một test point. 
  • Test Case: Bao gồm tập hợp nhiều test point, thực hiện việc kiểm tra những đặc điểm chức năng trên Unit Test. Nếu trong trường hợp phải kiểm tra khẩn cấp thì sẽ không cần test case.
  • Test Suite: Gồm các test case nhằm để định nghĩa cho những hệ thống con hoặc là module.
  • Regression Testing: Là phương pháp kiểm nghiệm tự động phần mềm. Thực hiện kiểm tra dữ liệu giống nhau nhiều lần để ngăn lỗi cũ phát sinh. Unit Testing kết hợp với Regression Testing sẽ giúp những đoạn mã mới có thể đáp ứng được yêu cầu thay đổi. Đồng thời, các đoạn mã cũ cũng sẽ không bị ảnh hưởng do bảo trì.
  • Production Code: Là phần mã chính chuyển giao cho người dùng.
  • Unit Testing Code: Là phần mã phụ giúp kiểm tra ứng dụng chính, không chuyển giao cho người dùng.

Lợi ích của Unit Testing

Lợi ích đầu tiên khi kiểm thử ở mức độ đơn vị nằm ở chính môi trường dùng để kiểm thử chúng. Nó sẽ giúp phát hiện và sửa lỗi trong code nhanh chóng và chính xác ngay từ giai đoạn đầu để không bị ảnh hưởng đến các đoạn code sau. Nhờ đó, chất lượng code sẽ được đảm bảo, các rủi ro sẽ được giảm thiểu và tránh phát sinh lỗi trong quá trình vận hành hệ thống.

Ngoài ra, khi test từng unit riêng còn giúp tối ưu hóa hiệu năng của code bằng cách phát hiện sớm các thuật toán kém hiệu quả hoặc các đoạn code gây tiêu tốn tài nguyên quá mức mà không cần phải tìm trong toàn bộ. Cuối cùng, unit test đóng vai trò như một lớp bảo vệ vững chắc, ngăn chặn những thay đổi không mong muốn ảnh hưởng đến các phần code khác, đảm bảo sự ổn định của toàn bộ hệ thống.

Vòng đời của Unit Test

Vòng đời của Unit Test sẽ có 3 trạng thái cụ thể như sau:

  • (1) Fail - Trạng thái lỗi.
  • (2) Ignore - Trạng thái tạm ngừng thực hiện.
  • (3) Pass - Trạng thái làm việc.

Unit Test hoạt động trong một hệ thống tách biệt và có nhiều PM hỗ trợ thực thi với giao diện trực quan, dễ hiểu. Các trạng thái của Unit Test sẽ được thể hiện thông qua các màu sắc khác như màu xanh (pass), màu vàng (ignore), màu đỏ (fail).

Việc ứng dụng Unit Test sẽ chỉ mang lại hiệu quả khi:

  • Unit Test được thực hiện tự động hoàn toàn.
  • Được vận hành lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Độc lập với những Unit Test khác.

Ứng dụng Unit Test

Trong một dự án lập trình app, unit test được sử dụng để kiểm tra từng thành phần nhỏ nhất của phần mềm, từ các hàm đơn giản cho đến các lớp phức tạp. Nhờ đó, chúng ta có thể xác minh tính chính xác của từng phần tử để đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ hệ thống.

Ngoài ra, unit test còn giúp kiểm tra các trạng thái bên trong của hệ thống, những phần mà người dùng không thể trực tiếp tương tác. Việc này giúp phát hiện và khắc phục các lỗi tiềm ẩn trước khi chúng gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Cách thiết kế Unit Test

Thông thường thì mỗi Unit Test sẽ được thiết kế theo một trình tự cụ thể như sau:

  • Thiết lập những điều kiện quan trọng và cần thiết: Khởi tạo đối tượng > Xác định tài nguyên cần có > Xây dựng những dữ liệu giả.
  • Xác định và thực hiện phương thức cần được kiểm tra.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của phương thức xem có đúng không.
  • Tiến hành dọn dẹp lại tài nguyên khi kết thúc việc kiểm tra.

Cách code hiệu quả với Unit Test

Đầu tiên, quá trình viết Unit Test nên bắt đầu bằng việc tạo ra một test case thất bại. Sau đó, chúng ta mới tiến hành điều chỉnh code để test case này thành công. Cách làm này giúp chúng ta xác định rõ ràng những thay đổi cần thực hiện và tránh được tình trạng viết test case sau khi code đã hoàn thiện.

Khi thiết kế các case test sau đó, chúng ta cần bao quát mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả những trường hợp ngoại lệ hoặc đầu vào không hợp lệ. Điều này giúp đảm bảo rằng phần mềm hoạt động ổn định trong mọi điều kiện.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính toàn diện của các test case, chúng ta cần cung cấp một lượng lớn dữ liệu đầu vào đa dạng, bao gồm cả dữ liệu hợp lệ và không hợp lệ. Điều này giúp phát hiện ra các lỗi tiềm ẩn trong code và đảm bảo rằng phần mềm hoạt động đúng như mong đợi trong mọi trường hợp.

Cuối cùng, việc tổ chức các test case cũng rất quan trọng. Mỗi đối tượng nghiệp vụ hoặc đối tượng truy cập dữ liệu nên có một lớp kiểm thử riêng. Điều này giúp chúng ta dễ dàng quản lý và bảo trì các test case. Ngoài ra, việc sử dụng các phương thức kiểm thử đa dạng như kiểm tra đơn vị, kiểm tra tích hợp, kiểm tra hồi quy sẽ giúp tăng cường độ tin cậy của phần mềm.

LPTech vừa cho bạn biết những thông tin liên quan đến Unit Testing. Việc ứng dụng và viết code với Unit Test sẽ giúp tăng tính hiệu quả cho công việc của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, hãy thường xuyên xem những bài viết được cập nhật trên trang tin của LPTech bạn nhé.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát...

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng...

Params là gì? Tìm hiểu từ khóa chỉ định tham số...

Params là gì? Tìm hiểu về tham số (params) trong lập trình và toán học, đặc điểm, vai trò, cũng như định dạng chuẩn của tham số.

Quy hoạch động là gì? Cách giảm thời gian chạy...

Quy hoạch động l(Dynamic Programming) à một thuật toán quan trọng dùng để giải quyết các bài toán và nhiệm vụ lập trình. Tìm hiểu nguyên...

Bài viết mới nhất


Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn hãy xem bài...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên TikTok đơn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng props và...