UI/UX là gì? UI UX Designer là xu hướng việc làm trong tương lai

Cùng với sự phát triển của internet, các phần mềm và website ngày càng trở nên phổ biến, phục vụ được mọi nhu cầu của người dùng trên tất cả các lĩnh vực. Các kênh này đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức và doanh nghiệp và được dự đoán là sẽ phát triển hơn nữa. Lúc này, nhu cầu tuyển dụng vị trí UI UX Design ngành càng cao, trở thành xu hướng việc làm hot nhất hiện tại và cả tương lai.

Trong bài viết này, hãy cùng LPTECH tìm hiểu những thông tin chi tiết hơn về UI UX là gì, và những yếu tố cần có để trở thành một UX Designer chuyên nghiệp nhé!

UI là gì?

UI (User Interface)giao diện dành cho người dùng, bao gồm tất cả những thứ mà người dùng có thể nhìn thấy ở trên trang web. Từ đó sẽ sắp xếp bố cục của trang web, màu sắc của web cũng như font chữ mà web hay app đó sử dụng và những hình ảnh được hiển thị trên web có đem đến sự thú vị cho người dùng hay không.

Trong công việc UI/UX design, thiết kế UI đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp truyền tải được đi những thông điệp mà nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm muốn nhà thiết kế mang đến cho người dùng. Nhà thiết kế cũng giống như một lập trình viên đóng vai trò là người xây dựng giúp cho sản phẩm được yêu cầu đến với rộng rãi cho mọi người hơn.

Ví dụ: Nếu bạn là một người thợ mộc đóng một cái bàn thì đầu tiên sản phẩm bạn làm ra phải giống một cái bàn đã thì ở đây UI cũng tương tự như vậy.

UX là gì?

UX (User Experience) là thể hiện về trải nghiệm người dùng, cụ thể hơn đó là những đánh giá của người dùng khi sử dụng sản phẩm.

  1. Đánh giá xem Website hay App của bạn có dễ sử dụng không?
  2. Sự tiện ích, sự hiệu quả khi hệ thống hoạt động như vậy đã được hay chưa?
  3. Sản phẩm đó có đạt được mục đích đã đề ra không?
  4. ...

Với những đánh giá này giúp người thiết kế nắm bắt và hiểu hơn về mong muốn của người dùng.Ví dụ như sản phẩm đó có đạt được mục đích mà người tiêu dùng đưa ra ban đầu hay không, bố cục của nó đã được sắp xếp hoàn hảo chưa, phản hồi của khách hàng về app đó.

UI/UX Designer là những người chuyên về thiết kế giao diện và trải nghiệm của người dùng cho sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm của các UI/UX Designer có thể là giao diện của một website hoặc một app mobile, đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện dụng của nó.

Phân biệt UX và UI

Tuy UX và UI luôn song hành cùng nhau nhưng nhiệm vụ và chức năng của vị trí UI và UX có những điểm khác biệt như sau:

UIUX

Thiết kế UI là thiết kế về giao diện cũng như cách vận hành của sản phẩm. Còn Thiết kế UX là đánh giá khi trải nghiệm sản phẩm, thường được hoàn thiện trước trong quá trình thiết kế, theo sau là UI.

Thiết kế UX sẽ tập trung vào cảm nhận về sự trải nghiệm, còn thiết kế UI sẽ chú trọng vào giao diện sản phẩm, từ diện mạo cho tới chức năng.

UI designer sẽ tập trung vào các chi tiết để hiện thực hóa những trải nghiệm của khách hàng

UX designer nghiên cứu và tạo nên hành trình trải nghiệm của khách hàng

UI Design thường thiết kế giao diện cho sản phẩm điện tử.

Thiết kế UX có thể áp dụng đối với mọi loại sản phẩm, dịch vụ 

UI và UX cái nào quan trọng hơn?

UI đem lại cho trang web/ứng dụng một giao diện đẹp mắt, thu hút gây ấn tượng. Còn UX đảm bảo sự thân thiện, dễ sử dụng, nắm bắt đúng nhu cầu trải nghiệm của người dùng.

Chẳng có bất kỳ khách hàng nào muốn trải nghiệm một trang web/ứng dụng khó tìm kiếm thông tin cần thiết dù có giao diện đẹp. Ngược lại, nếu trang web/ứng dụng có những thao tác dễ dùng nhưng có giao diện thiết kế ở mức trung bình.

Vì vậy, UI UX đều quan trọng như nhau đối với thiết kế website, đều cần được đầu tư phát triển cân bằng.

UI UX Designer xu hướng việc làm trong tương lai

Công nghệ thông tin phát triển, ứng dụng quan trọng vào công việc kinh doanh, phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp. Vì thế nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực đặc biệt là UI UX Designer tăng cao - hứa hẹn còn bùng nổ nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới.

Dưới đây là những lý do khiến UX UI là những công việc hấp dẫn trong tương lai.

Thị trường UI/UX Design luôn “khát” nhân lực

Trong thời đại công nghệ số, để phát triển kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp dành rất nhiều nguồn lực cho việc thiết kế và xây dựng các giao diện trực tuyến như Website hay App để tiếp cận gàn hơn với khách hàng.

Để cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm những giải pháp để giữ chân người dùng với việc không ngừng cải thiện giao diện đồng thời tối ưu các tính năng. Tình trạng thiếu nhân lực UI/UX Design không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Nhu cầu tuyển dụng UI/UX Designer được dự báo sẽ không ngừng tăng mạnh trong vòng 10 năm sắp tới và hoàn toàn đầy đủ cơ sở.

Mức thu nhập hấp dẫn

UI/UX Design còn thu hút bởi mức lương vài những đãi ngộ hấp dẫn, mức lương trung bình của một UI/UX Developer cao gấp 1.5 lần so với Graphic Designer. Mức lương sẽ thay đổi phụ thuộc vào trình độ hiệu quả chuyên môn và kinh nghiệm của mỗi người.

Không cần có nhiều kiến thức về lập trình

Mặc dù hiểu về cách sản phẩm hoạt động là rất hữu ích đối với những người làm UI/UX nhưng đây là kỹ năng không nhất thiết phải có đối với UI/UX Designer. Đây là một cơ hội tốt cho những người đam mê công nghệ nhưng lại sợ các ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại thích một designer có chuyên môn giỏi hơn.

Ứng dụng nắm được hành vi người dùng 

Thiết kế UI/UX sẽ mang đến cho bạn cơ hội tìm hiểu sâu về thói quen cũng như hành vi con người. Nghiên cứu hiểu được tâm lý của khách hàng cũng giúp cho các UI/UX Designer không bao giờ cảm thấy công việc của mình tẻ nhạt.

Đóng vai trò vào quy trình phát triển của sản phẩm 

Không chỉ nhận yêu cầu và thiết kế UI/UX Designer còn được tham gia sâu hơn vào quá trình nghiên cứu và phát triển của sản phẩm. UI/UX designer còn có khả năng tạo ra thay đổi nhờ hiểu về nhu cầu của người dùng được sử dụng làm cơ sở để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.

Trở thành UI/UX Designer và hơn thế nữa

Cơ hội mở ra của UI/UX Designer cũng có rất nhiều cấp bậc, có thể trở thành Frontend Developer, UX Writer, UX Researcher, và tương lai còn lên đến vị trí Product Manager/Product Owner.

Công việc của UI designer

Nếu bạn muốn tạo ra một website, có thể cạnh tranh trong thị trường hiện nay, thì nó phải trực quan và thú vị. Ngay cả khi bạn sở hữu một ứng dụng với nhiều tiện ích, nó sẽ dễ dàng bị lạc trong những ý tưởng khác ngoài kia, đòi hỏi một diện mạo ấn tượng riêng biệt.

Vậy cụ thể công việc mà một UI Designer phải làm là gì?

Là một UI Designer, bạn sẽ làm việc rất chặt chẽ với các UX Designer, công việc thường bao gồm:

  1. Tư vấn cho khách hàng để xác định các yêu cầu, xây dựng hồ sơ người dùng.
  2. Kiểm tra phản hồi người dùng thường xuyên và không ngại đơn giản hóa khả năng sử dụng.
  3. Các UI Designer có trách nhiệm tạo các điểm giao tiếp trực tiếp với người dùng hoặc khách hàng với các doanh nghiệp trực tuyến hoặc ứng dụng.

Thiết kế UI và ứng dụng thực tế

UI đối với thiết kế website là khả năng truyền tải thông điệp mà những nhà thiết kế đưa ra, nhằm đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ, hay sản phẩm tới người dùng để có được kết quả tốt nhất. Vì vậy việc thực hiện một cách chuẩn xác, triệt để là điều vô cùng cần thiết.

Khi tiến hành thiết kế website thì công nghệ UI sẽ triển khai. Đây là việc mà các công ty thiết kế website sẽ tiến hành tạo ra các giao diện, các thành tố cấu thành cho một trang web. Công việc này phụ thuộc vào thói quen, vào hành vi lướt web của người dùng. Nếu bạn làm website cá nhân hay doanh nghiệp muốn SEO hoặc quảng cáo google thì chắc chắn UI cần phải đầu tư rất nhiều.

Để có được giao diện thích hợp thì việc nghiên cứu, tổng hợp, những số liệu cần được người thiết kế hoàn thành đầy đủ. Để đảm bảo tạo nên một website đủ độ thu hút, thiện cảm nhằm tiếp cận khách hàng tốt nhất.

Các yếu tố như màu sắc trong thiết kế website, định dạng, sắp xếp bố cục, hình ảnh sử dụng cho trang web,… đều cần được để lựa chọn và hoàn thiện một kĩ càng nhất. UI mang tầm quan trọng trong việc truyền tải thông điệp mà các designer muốn mang tới cho người dùng giúp việc thể hiện ý nghĩa được dễ dàng hơn.

Công việc của UX designer

UX designer là công việc sẽ tập trung vào tất cả các khía cạnh, bao gồm cả thiết kế, khả năng sử dụng, chức năng, thậm chí là tiếp thị và thương hiệu của thiết bị điện tử.

Công việc sẽ liên quan đến toàn bộ quá trình tương tác và trải nghiệm của người dùng.

  1. Nghiên cứu người dùng: Thực tế nghiên cứu thị trường sản phẩm và người dùng là một trong những công việc quan trọng mà UX designer cần làm, giúp họ hiểu được thị trường mục tiêu và nhu cầu của người dùng một cách rõ nét để xác định cơ hội. Hoạt động công việc này thường tập trung vào hành vi, động cơ và nhu cầu của khách hàng.
  2. Xây dựng chân dung: Việc của UX designer là củng cố và diễn giải các phát hiện để xây dựng chân dung khách hàng dựa trên những điểm chung trong nghiên cứu các đặc điểm độ tuổi, hành vi, vị trí,....
  3. Tổ chức thông tin: Thông tin được sắp xếp và tổ chức truyền đạt một mục đích rõ ràng và dễ hiểu. Công việc này là tạo ra cấu trúc cho một website, ứng dụng hoặc sản phẩm khác, cho phép người dùng nắm được mình đang ở đâu.
  4. Tạo wireframes: Quá trình lên kế hoạch cho bố cục, những chức năng cần có cho các trang riêng lẻ, giúp đội ngũ xác định những yếu tố cần tuân theo khi thiết kế giao diện chi tiết. UX designer cần đưa ra bản phác thảo về giao diện ở các giai đoạn khác nhau của sản phẩm trong suốt quá trình trải nghiệm của người dùng.
  5. Tạo mẫu và thiết kế: Với công việc tạo mẫu và thiết kế này đòi hỏi độ chi tiết cao hơn, có thể được tận dụng để thử nghiệm với người dùng để minh họa về tính hiệu quả. Những nhà thiết kế UX sẽ xác định các tính năng giúp cho khách hàng có cảm nhận và trải nghiệm gần giống như với sản phẩm cuối cùng vậy.

Thiết kế UX và ứng dụng thực tế

Với thiết kế UI/UX thì việc thiết kế UX hướng hướng đến là sự quan tâm tới cảm nhận và trải nghiệm của chính người dùng về một sản phẩm cụ thể nào đó. Yêu cầu quan trọng nhất là tập trung vào cấu hình với các yếu tố kỹ thuật được thể hiện cho một website trước khi tiến hành vận hành.

Việc khởi chạy chính thức giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng những chức năng đó một cách tiện lợi và hiệu quả nhất. UX đảm bảo đem tới hiệu quả truy cập một trang web cho mỗi người được hiệu quả, thuận lợi như ý muốn.

Tố chất cần có để trở thành UX UI designer

Thiết kế UI/UX tuy có những sự khác biệt song nó có sự liên quan, mối quan hệ chặt chẽ đối với nhau. Để tạo một giao diện web đạt chuẩn UI giao diện đẹp và đảm bảo cho UX với những tính năng kỹ thuật đầy đủ khiến quá trình sử dụng thuận lợi sẽ tạo nên website lý tưởng theo nhu cầu khách hàng.

Dưới đây là những yếu tố cần thiết để trở thành UX UI designer chuyên nghiệp:

Khả năng giao tiếp tốt

Đối với UI/UX Designer thường phải làm việc trực tiếp với cả con người và cả máy móc. Bên cạnh các kỹ năng về thiết kế, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt với những bộ phận liên quan như khách hàng.

Tư duy sáng tạo

Sáng tạo là một tố chất đặc thù quan trọng của ngành thiết kế nói chung và UI/UX nói riêng. Cùng một yêu cầu từ khách hàng, một vấn đề chung nhưng mỗi UI/UX Designer sẽ có những giao diện, hình thức đem đến những trải nghiệm hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên UI/UX Designer chính là sáng tạo trong khuôn khổ, tạo những nét cá tính riêng của mình, nhưng cũng đừng quên mất mục tiêu của việc thiết kế UI/UX.

Sự linh hoạt

Nhà thiết kế UI/UX phải sẵn sàng lắng nghe kết quả từ những nghiên cứu khách hàng. Trước khi ra mắt sản phẩm, họ phải sẵn sàng đặt những câu hỏi và chấp nhận rằng có những sự hiểu của mình là chưa đúng. Công việc của UI/UX Designer phải có khả năng giải quyết các vấn đề và thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và người sử dụng.

Khả năng thấu hiểu

Một UI/UX designer giỏi là phải đặt chính mình vào vị trí của người dùng và thấu hiểu vấn đề của họ. Hơn thế, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, bạn phải sẵn sàng chấp nhận đầu ra kết quả của khảo sát để luôn nắm bắt những xu hướng nổi bật đáp ứng yêu cầu trong suốt quá trình thiết kế UI/UX.

Thông thạo ngoại ngữ

Ngoại ngữ sẽ góp phần nâng vị thế của UI/UX Designer lên một tầm cao mới. Khi có trình độ ngoại ngữ, bạn sẽ dễ dàng trong việc truy cập các nguồn tài nguyên quốc tế để trau dồi kỹ năng của mình. Đồng thời, bạn sẽ dễ dàng mở rộng mối quan hệ để có những dự án quốc tế.

Học UI UX nên bắt đầu từ đâu?

Không thể phủ nhận rằng UI UX đem đến tài nguyên cổng việc rộng mở thu hút được đông đảo mọi người hiện nay. Vậy làm thế nào để trở thành một UI UX Designer, nên bắt đầu từ đâu.

1. Tìm ra động lực cho bản thân

Thiết kế UI/UX là một công việc đòi sự chăm chỉ, kiên trì và quyết tâm rất cao. Nếu bạn không có động lực vững chắc sẽ rất dễ nản ngay khi mới bắt đầu. Vì vậy hãy tự hỏi bản thân để tìm ra động lực cho bản thân “Tại sao muốn trở thành một UI/UX designer?

Bạn có thực sự muốn làm việc trong lĩnh vực này?” từ đó giúp bạn giữ vững lập trường và vượt qua những khó khăn ban đầu.

2. Tìm hiểu sách báo và phương tiện truyền thông là nguồn kiến thức vô tận

Muốn trở thành một UI UX designer giỏi, trước hết bạn nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về thiết kế UI/UX như các cuốn sách nổi tiếng trong lĩnh vực này trên thế giới. Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông như Youtube luôn là nguồn kiến thức vô tận của các UI/UX designer như The Futur, AJ & Smart, Flux, Maex, Jesse Showalter,…

3. Tham gia khoá học thiết kế UI/UX

Một khoá học thiết kế UI/UX ngắn hạn sẽ giúp bạn thêm kiến thức với những hệ thống kiến thức nền tảng được xây dựng bài bản và có ứng dụng cao trong công việc.

Hiện nay có rất nhiều những khoá học online bao gồm nhiều cấp độ, cho người mới bắt đầu hay chuyên gia về thiết kế UI/UX, bạn nhanh chóng tìm được những khoá học phù hợp vớ bản thân.

4. Thành thạo những công cụ thiết kế cơ bản

Một UI/UX designer không thể thiếu được những công cụ thiết kế cơ bản các công công cụ chỉnh sửa hỗ trợ phần mềm hỗ trợ thiết kế UI/UX trực quan, giúp bạn nhanh chóng tạo ra wireframe và nguyên mẫu cho App/Website như: Photoshop, Illustrator, Sketch, Mockpluss, Adobe XD

5. Cải thiện kĩ năng thiết kế UI/UX qua thực hành

Khi tìm hiểu và nắm được các kiến thức cũng như công cụ thiết kế, thì hãy tìm kiếm những công việc thực tế để thực hành và phát triển kĩ năng thiết kế của bản thân. Bạn có thể tìm kiếm một số những công việc đơn giản không yêu cầu nhiều kinh nghiệm để thử nghiệm nâng cao tay nghề.

Tổng Kết

Cơ hội việc làm của ngành này vô cùng đa dạng không chỉ tăng thu nhập hoặc thậm chí có thể rẽ ngang sang Graphic Designer. Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã hiểu khái niệm UI UX là gì cũng như những công việc thực sự của UI/UX Designers. Với cơ hội việc làm vô cùng rộng mở, nếu bạn có đầy đủ những tố chất cũng như kỹ năng của một UX/UI Designer là công việc vô cùng không thể bỏ lỡ.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

Node JS là nền tảng phát triển dựa trên V8 Javascript engine của Chrome. Nó là nền tảng có thể mở rộng và được dùng để phát triển thêm...

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của...

Mạng máy tính là gì? Đây là hệ thống hoạt động bằng cách kết nối nhiều thiết bị máy tính lại với nhau để trao đổi và chia sẻ dữ liệu, tài...

SQL Server là gì? Hướng dẫn cách tải và cài đặt...

SQL (Structured Query Language) server được thiết kế để quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL server cung cấp cho người dùng các tính năng...

Cloudflare là gì? Nên dùng Cloudflare cho website...

Cloudflare là một DNS trung gian, được thiết kế để điều phối lưu lượng truy cập bằng lớp bảo vệ của Cloudflare. Cloudflare nằm giữa kết...

Stackoverflow là gì? Tại sao lập trình viên không...

Stackoverflow là nền tảng trao đổi kiến thức và giải đáp thắc mắc dành cho các lập trình viên trên toàn thế giới. Tìm hiểu cách dùng...

Bài viết mới nhất


Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương hiệu gồm...

Top 15 phần mềm quản lý KPI miễn phí cho doanh...

Phần mềm quản lý KPI giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) của mình liên tục và dễ dàng. Xem ngay top 15 phần mềm!

Fiverr là gì? Cách tạo tài khoản kiếm tiền từ...

Fiverr là nền tảng cung cấp việc làm cho freelancer lớn nhất thế giới hiện nay. Trên đây, freelancer có thể tìm kiếm các công việc đa lĩnh vực để...

ID Zalo là gì? Cách đăng nhập và lấy ID Zalo Me...

ID Zalo có thể được hiểu là username riêng của từng tài khoản Zalo. Hướng dẫn cách đăng nhập và lấy ID Zalo Me đơn giản trên điện thoại theo 5 cách...

Cách tải và sử dụng remote desktop trên win 10...

Remote desktop giúp công ty dễ dàng quản lý hệ thống máy tính từ xa, nhằm tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính bảo mật. Hướng dẫn cách tải và sử...

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

Node JS là nền tảng phát triển dựa trên V8 Javascript engine của Chrome. Nó là nền tảng có thể mở rộng và được dùng để phát triển thêm nhiều ứng...

10+ Công cụ xóa nền, tách phông ảnh online miễn...

Trong một số bức ảnh cần tách chủ thể ra thì ta có thể xóa nền. Hướng dẫn xóa background, tách nền ảnh, xóa phông online bằng các công cụ miễn phí.

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không số điện thoại.

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của...

Mạng máy tính là gì? Đây là hệ thống hoạt động bằng cách kết nối nhiều thiết bị máy tính lại với nhau để trao đổi và chia sẻ dữ liệu, tài nguyên,...

Dropbox là gì? Cách tải và sử dụng Dropbox trên...

Dropbox là một công cụ lưu trữ hoạt động được trên cả trình duyệt web và trên ứng dụng tải về. Cho phép người dùng tải lên dữ liệu và chia sẻ dễ dàng