Làm sao bạn biết website của bạn có tăng trưởng hay không? Người đọc có hài lòng với nội dung của bạn? Nếu chạy quảng cáo bạn nên tập trung vào đối tượng như thế nào? Tất cả có thể được trả lời với Google Analytics.
Nếu như công cụ Google Search Consoleđược sử dụng để đánh giá hiệu suất website thì Google Analytics sẽ giúp phân tích sức khỏe website tổng thể và hành vi khách hàng. Hai công cụ này bổ trợ cho nhau và là bộ đôi quan trọng mà bất kì người làm SEO nào cũng phải tích hợp cho website của mình nếu muốn tối ưu SEO thành công.
Google Analytics là gì ?
Google Analytics là công cụ dùng để phân hình sức khỏe website, được cung cấp miễn phí bởi Google. Bên cạnh đó khi tích hợp công cụ này vào website của bạn, Google Analytics sẽ đưa ra các báo cáo chi tiết về các chỉ số liên quan của trang như sử dụng trang web, hành vi người và thống kê nguồn truy cập..
Doanh nghiệp và người làm SEO có thể hiểu được hành vi của người đọc đã truy cập vào website của mình và tình hình hoạt động hiện tại của trang web có tốt không.
Qua đó vạch ra chiến lược phát triển cho website phù hợp hơn, tăng trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Tại sao nên sử dụng Google Analytics trong SEO?
Google đang thống trị hầu như toàn bộ thị lĩnh vực tìm kiếm ở Việt Nam cũng như là bộ máy quyết định website của doanh nghiệp nào sẽ đứng thứ hạng cao trên bảng kết quả.
Song song đó, theo thống kê Google Analytics là công cụ phân tích web phổ biến nhất toàn cầu với 82% thị phần.
Vậy nên trong môi trường SEO đòi hỏi người làm phải sở hữu công cụ đắc lực để hỗ trợ theo dõi và đánh giá hiệu quất website mình. Người làm SEO chuyên nghiệp sẽ biết được khách hàng hay người đọc trang web mình thích gì và có hành vi ra sao bằng cách tận dụng công cụ Google Analytics.
>> Nội dung liên quan: Google Analytics 4 là gì? Cách chuyển đổi từ GA Universal sang GA4 mới nhất
Các thuật ngữ cơ bản cần nắm trong Google Analytics
Để đọc và hiểu được các thông số hiệu suất của website thì trước tiên bạn phải nắm được các " thuật ngữ kỹ thuật cơ bản" những rất quan trọng dưới đây:
- Số Phiên (Sessions): là khoảng thời gian mà người dùng bắt đầu chủ động tương tác với website hay ứng dụng cho tới khi thoát trang. Chỉ số phiên càng nhiều thể hiện lượng traffic truy cập vào website của bạn càng lớn.
- Số phiên trên mỗi người (Number of sessions per User): là số phiên truy bình mỗi người dùng tạo ra.
- Số lần xem trang (Pageviews) là tổng số trang người dùng đã xem. Một pageview được tính là một trang của bạn tải trong trình duyệt và một phiên người dùng có thể xem nhiều trang khác nhau, tương đương tạo ra nhiều pageview.
- Số trang trên phiên (Pages/Session): là trung bình trong một phiên người dùng xem bao nhiêu trang.
- Thời gian trung bình phiên (Avg.Session Duration): độ dài trung bình của một phiên.
- Tỉ lệ thoát (Bounce rate): là tỉ lệ phần trăm số phiên đơn mà trong đó người dùng chỉ xem một trang trên website của bạn rồi thoát ra mà không xem bất kỳ trang khác. Tỉ lệ bounce rate càng cao thì càng ảnh hưởng xấu tới độ hài lòng của khách hàng cũng như website/thương hiệu của doanh nghiệp. Một phiên bị thoát có thời lượng là 0.
- Số lần xem trang duy nhất (Unique Pageviews): là số lượng phiên trong đó trang cụ thể đã được xem ít nhất một lần. Số lần xem trang duy nhất được tính cho từng kết hợp URL trang + Tiêu đề trang.
- Thời gian trung bình trên trang (Avg.Time on Page): là thời lượng trung bình mà người dùng đã bỏ ra khi xem một trang Phần trăm thoát (%Exit) là phần trăm số lần thoát khỏi trang web đã xảy ra từ một trang cụ thể hoặc một tập hợp các trang.
Các báo cáo quan trọng trong Google Analytics
Đầu tiên bạn cần phải biết đọc các báo cáo trong Google Analytics, từ đó áp dụng các số liệu thống kê để khám phá hành vi người dùng và họ tương tác như thế nào trên trang của mình để đưa ra các chiến lược tối ưu và content phù hợp nhất.
Trong Google Analytics có 4 báo cáo chính mà bạn cần nắm đó là : báo cáo đối tượng, báo cáo thu nạp, báo cáo hành vi và báo cáo chuyển đổi. Hãy cùng tìm hiểu cách đọc từng báo cáo cụ thể nha.
Báo cáo Đối Tượng (Audiences Report)
Báo cáo đối tượng là báo cáo cung cấp rất chi tiết hành vi của người dùng đáp lại hoạt động tiếp thị của bạn, bao gồm các chỉ số như: số người dùng, người dùng mới, số phiên, số phiên trên mỗi người dùng, số lần xem trang, số trang/phiên, thời gian trung bình của phiên và tỉ lệ thoát.
Thông qua báo cáo này, doanh nghiệp dễ dàng tập trung chính xác quảng cáo của bạn vào người dùng có khả năng tìm hiểu nội dung hoặc mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Một ưu điểm khác của báo cáo đối tượng là cho bạn biết chi tiết về đặc điểm khách hàng truy cập vào website của bạn như:
Thông tin nhân khẩu ( tuổi, giới tính )
Việc hiểu thành phần tuổi và giới tính của người dùng cung cấp cho bạn cơ hội để xây dựng chính xác nội dung và quảng cáo cho phù hợp, từ đồ họa, ngôn ngữ và sự tinh vi về kỹ thuật mà bạn sử dụng trên trang web đến nội dung quảng cáo và vị trí cho quảng cáo.
Ví dụ như bạn hoàn toàn có thể theo dõi được độ tuổi nào có nhiều người dùng nhất, số phiên – thời lượng trung bình phiên – tỉ lệ bounce rate từng nhóm tuổi. Dựa vào đó tập trung vào nhóm tuổi nào để có nhiều traffic hoặc nhóm tuổi nào để có được nhiều chuyển đổi tùy theo mục tiêu của doanh nghiệp.
Nhớ tận dụng chức năng Secondary dimension sẽ giúp nhà quản lý lọc dữ liệu sâu hơn : độ tuổi có số lượng chuyển đổi cao nhất, vào thời gian nào trong ngày thì độ tuổi này có nhiều chuyển đổi nhất?
Và trình duyệt web nào ứng với độ tuổi trên có nhiều chuyển đổi nhất – Chrome, Cốc Cốc hay Safari ...? Từ đó đưa ra các kế hoạch tối ưu trên hành vi người dùng được rõ ràng và hiệu quả hơn.
Hành vi (Người dùng mới so với người dùng cũ, Tần suất & Lần truy cập gần đây, Tương tác)
Đo lường tần suất người dùng cũ quay lại website bạn bao nhiêu lần và thời gian họ truy cập trên website có lâu không. Từ đó tập trung cải thiện nội dung và tối ưu web để thỏa mãn trải nghiệm người dùng hơn.
Công nghệ (Mạng, Trình duyệt và Hệ điều hành)
Việc hiểu trình duyệt nào được người dùng sử dụng nhiều nhất để tìm đến trang web của bạn giúp bạn dễ dàng điều phối và tinh chỉnh các phiên bản trang web mình và content sao cho hiển thị phù hợp nhất.
Luồng người dùng
Luồng người dùng là các đường dẫn mà người dùng đã thực hiện tương tác trên trang web của bạn, từ nguồn, thông qua các trang khác nhau và vị trí dọc theo đường dẫn mà khách truy cập đã thoát khỏi trang web của bạn.
Được hiển thị bằng đồ hoạ với màu sắc khác nhau giúp bạn theo dõi lưu lượng trang nào đang có tỉ lệ người dùng thoát nhất, từ đó đem đi tối ưu.
Báo cáo thu nạp (Acquistion Report)
Đây có lẽ là báo cáo được nhiều người làm SEO web và LPTech quan tâm nhất vì nó cho biết cách thức khách hàng tìm đến website của bạn và họ truy cập trang như thế nào.
Google Analytics thống kê tỷ lệ phần trăm những kênh mà khách hàng đến với website của bạn như: Google search, display, social, direct,...
Chi tiết hơn, bạn sẽ xác định được kênh nào thu hút được nhiều khách hàng ghé thăm, kênh nào được tương tác nhiều nhất và kênh nào mang lại nhiều doanh thu nhất,..
Qua đó dễ dàng định hướng, đầu tư chiến nội dung và tập trung kênh chủ đạo đó để tiếp cận tối ưu khách hàng tiềm năng.
- Kênh Organic Search: lượng traffic người dùng truy cập thông qua Google và đây cũng là mục tiêu mà tối ưu SEO hướng đến. Nếu tỉ lệ Organic Search cao cho thấy seo website bạn tốt, có từ khóa lên top và là nguồn tăng tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp.
- Kênh direct : là khách hàng trực tiếp search địa chỉ website của bạn. Nếu tỉ lệ Direct cao nghĩa là doanh nghiệp bạn đã tạo dựng được danh tiếng thương hiệu, khách hàng nhớ tới bạn công ty và tìm kiếm trực tiếp khi có nhu cầu liên quan.
- Kênh Referal và Social: là truy cập của người dùng từ một nguồn bên ngoài nào đó mà không cần thông qua công cụ tìm kiếm, như website vệ tinh, blog, diễn đàn, mạng xã hội,...Đây cũng là traffic có được từ việc xây dựng backlink để tăng traffic và user cho website. Dựa vào lọc ra danh sách các trang hoặc domain tiềm năng để đầu tư xây dựng backlink hiệu quả.
Báo cáo hành vi (Bahavior Report)
Ở báo cáo này, Google Analytics sẽ chú trọng thống kê về các trang có lượng lượng truy cập nhiều nhất và tốc độ load của từng trang.
Đây là một yếu tố quan trọng được Google đánh giá cao, bởi vì nếu khách hàng phải chờ đợi quá lâu để truy cập vào web của bạn, rất có thể họ sẽ thoát ra ngay và hiển nhiên sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Bounce rate và hiệu quả tối ưu tang web.
Cũng giống như hai báo cáo trước đó báo cáo Hành vi có rất nhiều báo cáo con ở trong cực kì chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và quản lý hiệu quả, bạn nên tập trung vào hai phần hai phần chính sau đây.
Nội dung trang web
Đây là nơi mà các SEOer thường sẽ truy cập đầu tiên để xem tổng số Pageview trong một ngày như thế nào và những nội dung nào đang được người xem yêu thích.
Chi tiết hơn, bạn sẽ nắm được hành vi tương tác của người dùng như những trang nào đang có lượt xem cao nhất và thời gian trung bình xem trang đó có lâu không, tỉ lệ thoát ở trang nào nhiều nhất, qua đó lên kế hoạch xây dựng liên kết nội đến những bài viết mới hay bài viết chính tạo chuyển đổi cao, đồng thời đầu tư thêm content từ những chủ đề đang được nhiều người dùng tương tác.
Tốc độ trang web
Báo cáo tốc độ trang web hiển thị thông tin cho quản trị web biết tốc độ mà người dùng có thể xem và tương tác với nội dung trang web có nhanh không. Từ đó xác định được các vùng cần cải thiện và sau đó theo dõi mức độ cải thiện đó.
Và đây là một trong những yếu tố trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng tốt hay xấu và là yếu tố để Google xếp hạng một trang web trên trang tìm kiếm.
Báo cáo này sẽ đo lượng ba khía cạnh sau:
- Thời gian của trang: báo cáo cho phép bạn phân tích được thời gian load trang trung bình của từng trang riêng lẻ.
- Đề xuất tốc độ: đề xuất cho người dùng những thông số chi tiết về tốc độ trung bình của trang và các chỉ số thiết yếu Core Web Vitals của trang. Qua đó biết được các lý do và cách triển khai tối ưu hóa cụ thể.
- Thời gian người dùng: cho phép bạn thực hiện phân tích chi tiết về thời gian tải của bất kỳ tương tác của người dùng, các sự kiện hoặc lượt truy cập riêng biệt nào mà bạn muốn theo dõi (ví dụ: hình ảnh tải nhanh như thế nào, thời gian phản hồi cho lượt nhấp vào nút).
Báo cáo chuyển đổi (Conversion Report)
Đây là báo cáo mà người quản lí doanh nghiệp hay người làm SEO mong đợi nhất sau chiến dịch, để đánh giá hiệu suất tối SEO website và mức độ hoàn thành mục tiêu có tốt không. Tất cả mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sau một thời gian khởi chạy sẽ được báo cáo ở đây.
Trước khi khởi chạy dự án và kỹ thuật, doanh nghiệp cần xác định muc tiêu lớn nhất của mình là gì, có thể là bán hàng, tăng lượng truy cập hay tăng nhận diện thương hiệu. Sau đó mới đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn để hoàn thành mục tiêu lớn như share, click, like, đăng ký email,...
Những mục tiêu nào có tỷ lệ chuyển đổi quá thấp, bạn cần xem lại tình trạng website hiện tại (nội dung, tốc độ tải trang, lời kêu gọi hành động,…) cần tối ưu điều gì để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Kết Luận
Qua bài hướng dẫn kinh nghiệm SEO hôm nay, LpTech đã hướng dẫn bạn cách đọc và hiểu được các báo cáo trong Google Analytics. Mong rằng bạn có thể áp dụng được những kiến thức này vào việc phân tích website cũng như hiểu được người dùng trên trang của bạn, từ đó tối ưu website lên top bền vững hơn trên Google. Bạn có thể xem chi tiết dịch vụ SEO của LPTech qua đường dẫn dưới đây:
https://lptech.asia/dich-vu/dich-vu-seo
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.