Source Code là gì? Tất tần tật kiến thức về mã nguồn bạn cần biết

Source Code là một thuật ngữ không hề xa lại trong lập trình website. Source Code là một trong những thành phần quan trọng để cấu thành nên một website. Có thể nói, nó là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển một trang web. Để giúp bạn nắm được những thông tin về Source Code, bài viết dưới đây LPTech.asia sẽ chia sẻ cho bạn các kiến thức tổng quan về mà nguồn bạn cần biết.

Source Code là gì?

Source Code (mã nguồn) là một trong những thành phần cơ bản của chương trình máy tính, có chứa các mã lệnh thực thi do các lập trình viên tạo ra bằng cách sử dụng một ngôn ngữ lập trình nhất định (C/C++, Java, PHP, Ruby,...).

Hoặc dễ hiểu hơn, mã nguồn là những ký tự được người dùng nhập vào máy tính dưới dạng một văn bản. Source code là sự tập hợp các dòng lệnh để tạo ra một thao tác mà người dùng thực hiện khi truy cập trên trang web.

Các lập trình viên có thể dùng phần mềm gõ văn bản tích hợp IDE (Integrated Development Environment) môi trường để phát triển mã nguồn. Mục đích của nó là để tạo ra một trang web có giao diện thân thiện, khách hàng có thể dễ dàng tương tác. Quan trọng hơn hết là hỗ trợ mang đến trải nghiệm tuyệt vời, hữu ích cho người dùng khi truy cập vào website.

Source Code Website là hệ thống được tập hợp từ một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình của website. Có nhiệm vụ kết nối tạo nên các thành phần giao diện của Website. Từ đó, tương tác người dùng của website và cơ sở dữ liệu tạo nên một website hoàn chỉnh.

Quá trình phát triển của Source Code

Mã nguồn ban đầu được lưu dưới dạng nhị phân bao gồm 2 ký tự 0 và 1bởi các bản điều khiển của máy tính. Source Code trong giai đoạn rất khó khăn để hiểu, nhớ và viết bởi không có sự phân biệt giữa mã nguồn và mã máy.

Vào năm 1948, nhà khoa học máy tính Tom Kilburn là người đã thành công lưu được chương trình số đầu tiên và giải được một chương trình toán học trong bộ nhớ máy tính.

Source Code đã được phát triển hơn chúng được phát hành miễn phí, tuy nhiên vào thời điểm đó in mã nguồn lên giấy. Khi người dùng muốn sử dụng mã nguồn thì họ phải gõ lại toàn bộ những kí tự đó để sử dụng được phần mềm việc này khá mất thời gian.

Nhưng hiện tại Internet phát triển việc chia sẻ mã nguồn không còn một rào cản nào nữa. Tuy nhiên không phải tất cả các ứng dụng mà bạn sử dụng đều được chia sẻ mã nguồn vì các mã nguồn sẽ liên quan đến vấn đề bản quyền và bảo mật.

Vai trò Source Code đối với lập trình website

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc xây dựng trang web, thiết kế website cũng giống như xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, công ty vậy. Bởi vậy nên mỗi doanh nghiệp để cần có cho mình một website, nhằm tiếp cận và thu hút tương tác với khách hàng tiềm năng mà công ty muốn hướng đến.

Ngoài ra, nó cũng đáp ứng nhu cầu (xem tin tức, sản phẩm, đọc profile công ty,..) của khách hàng khi họ truy cập vào website.

Họ có thể thực hiện rất nhiều thao tác, tương ứng với nhiều câu lệnh khác nhau một cách dễ dàng, đơn giản như kéo chuột, rê chuột, nhấp đúp cho đến phức tạp như cho hàng vào giỏ, điền thông tin vào form… Source Code tạo nên sự tương tác giữa người dùng và website.

Mã nguồn là giúp các lập trình viên khác có thể tiếp tục xây dựng các chương trình tương tự trên các hệ điều hành khác, hoặc nâng cấp từ phiên bản hiện tại. Đồng thời, mục đích của dòng Source code cần thiết sẽ được lưu lại để khi gặp vấn đề hay gặp lỗi có thể giải quyết một cách dễ dàng.

Những loại mã nguồn của Source Code

Source Code có hai loại với bản chất hoàn toàn khác nhau, đó là Mã nguồn mở (Open Source) và Mã nguồn đóng. Sự khác nhau chính giữa hai loại mã nguồn này chi phí bản quyền và mục đích:

Mã nguồn mở (Open Source)

Đối với mã nguồn mở:

  1. Khái niệm: Mã nguồn mởmã nguồn phần mềm công khai chia sẻ được chia sẻ rộng rãi trên mạng, không cần mất phí mà có thể tải xuống dễ dàng. Khi đã tải mã nguồn này về, người dùng có thể chỉnh sửa để phù hợp với mục đích. Bạn có thể download mã nguồn mở một cách đơn giản và sử dụng với nhu cầu phù hợp.
  2. Tính bảo mật: Mã nguồn mở do cộng đồng lớn phát triển được các coder hay developer và có hàng ngàn người sử dụng. Mã nguồn mở được kiểm duyệt của chính đơn vị phát hành nên sẽ có tính bảo mật cao, tốc độ cập nhật lỗi nhanh và được kiểm chứng bởi cộng đồngTuy nhiên, các hacker vẫn có thể đánh cắp thông tin bởi chúng có thể nhìn thấy mã nguồn đó. Vậy nên trong trường hợp các lỗi chưa nhận được thông báo, Website của bạn vẫn có thể bị tấn công.
  3. Chi phí: Khi sử dụng mã nguồn mở sẽ được miễn phí những chức năng cơ bản, nhưng tính bảo mật của nó không cao, người dùng phải cẩn thận vì có thể bị mất thông tin bất kì lúc nào. Nhưng muốn có giao diện đẹp, thanh toán, mua bán được trên Website bạn cần phải trả phí bản quyền sử dụng, mỗi tính năng sẽ có những chi phí khác nhau.
  4. Nâng cấp: nếu bạn đã mất một khoản phí để nâng cấp trang web của mình, bạn sẽ được điều chỉnh và nâng cấp theo yêu cầu trong thời gian sớm nhất, không phải mất quá nhiều thời gian.
  5. Hỗ trợ: Bởi vì là bản sử dụng miễn phí nên khi gặp vấn đề việc hỗ trợ sẽ gặp khó khăn hơn so với bản mất phí. Để tìm thông tin hay sự hỗ trợ thì bạn phải tự tìm câu trả lời bằng cách lên các diễn đàn hoặc liên hệ trả phí để một đơn vị khác hỗ trợ bạn.

Mã nguồn đóng (Mã nguồn thương mại)

Đối với mã nguồn đóng:

  1. Khái niệm: Mã nguồn đóng (mã nguồn thương mại/mã nguồn riêng) là mã nguồn được tạo ra bởi các lập trình viên với các chức năng trên website đã được hoàn thiện và được tích hợp sẵn. Bởi mỗi đơn vị đều sở hữu một bộ mã nguồn khác nhau dành riêng cho quá trình thiết kế. Những mã nguồn này sẽ phức tạp hơn cần phải có tài khoản để có thể truy cập và sử dụng được.
  2. Tính bảo mật: Mã nguồn đóng được thiết kế theo nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể, không dư thừa tính năng nên sẽ có cơ chế bảo mật riêng. Nó được chuyên viên lập trình nắm giữ, mã nguồn đóng chỉ do đơn vị lập trình nắm giữ nên hạn chế được một phần các cuộc tấn công. Mã nguồn đóng tốc độ cập nhật phụ thuộc vào đơn vị phát triển, do vậy quy trình riêng về bảo mật nên chỉ có đơn vị phát triển có thể điều chỉnh được.
  3. Chi phí: Mã nguồn đóng chi phí sẽ cao hơn mã nguồn mở, nhất là chi phí ban đầu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu người dùng muốn thay đổi hoặc thêm tính năng mới sẽ có mức phụ phí thấp hơn. Bởi vì đơn vị thiết kế đã nắm rõ toàn bộ mã nguồn nên việc điều chỉnh sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  4. Nâng cấp: Khi sử dụng mã nguồn đóng có thể chủ động các vấn đề chỉnh sửa, nâng cấp đều tuân theo quy tắc của nhà phát triển. Với các module có thể được đơn vị thiết kế phát triển riêng biệt, độc lập, vậy vậy việc tích hợp vào Website của bạn sẽ trở nên dễ dàng.
  5. Hỗ trợ: Các nhà phát triển có trách nhiệm hỗ trợ bạn, bởi họ nắm rõ từng chi tiết ở bên trong mã nguồn nên có thể hỗ trợ bạn để tìm ra cách khắc nhanh chóng.

Để lựa chọn sử dụng mã nguồn đóng hay mở tùy thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng Website của bạn. Nếu chỉ cần một Website đơn giản, không cần phải phát triển thêm nhiều tính năng, muốn tự mình thực hiện với chi phí tối thiểu nhất thì mã nguồn mở là lựa chọn phù hợp.

Một số công cụ tạo ra Source Code khi thiết kế website

Tuy mã nguồn mở còn một số điểm chưa bằng mã nguồn đóng tuy nhiên khi xây dựng trang web. Nhưng mã nguồn mở lại được sử dụng nhiều và khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử:

WordPress

WordPress là loại mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng quản trị hệ cơ sở dữ liệu MySQL. WordPress là công cụ tạo trang web miễn phí, chỉ với những thao tác đơn giản bạn đã có thể tạo một website, blog cá nhân, mã nguồn này còn được rất nhiều người sử dụng ủng hộ bởi có nhiều tính năng hữu ích dễ sử dụng.

Ưu điểm

Một số ưu điểm có thể kể đến như:

  1. Dễ dàng cài đặt, dễ sử dụng, đặc biệt là sử dụng Managed WordPress Hosting (MWP)

  2. Có kho giao diện miễn phí làm cho WordPress linh động hơn bất kỳ mã nguồn mở với CMS nào khác.

  3. Nền tảng này hỗ trợ cho SEO tốt nhất hiện nay.

Nhược điểm

Công cụ này đòi hỏi lập trình viên cần có những kiến thức cũng như tay nghề vững vàng mới theo kịp được sự phát triển đó trên nền tảng WordPress. Do vậy, bạn nên có đơn vị tối ưu WordPress uy tín nhằm đảm bảo Website của mình vận hành tốt nhất.

>>>Bài viết hữu ích cho bạn: Những lỗi tai hại trong Wordpress cần tránh ngay

Joomla

Joomla là một hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở (CMS) được cung cấp miễn phí và viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL.

Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật như:

  1. Công cụ phù hợp với mọi đối tượng lập trình bởi giao diện đơn giản dành cho cả quản trị website và cả lập trình viên.

  2. Thư viện ứng dụng vô cùng lớn với hầu hết là miễn phí tạo điều kiện giúp người dùng có thêm nhiều sự tham khảo và lựa chọn để mở rộng, phát triển tính năng web.

Nhược điểm

Còn tồn tại một số hạn chế phải kể đến:

  1. Đây là loại kém nhất trong 3 loại CMS (WordPress, Drupal và Joomla) nên không có lợi cho SEO.

  2. Chính vì có quá nhiều ứng dụng miễn phí nên sẽ gây khó khăn cho bạn khi lựa chọn và xem xét mức độ phù hợp với web của bạn.

  3. Joomla có mã nguồn tương đối lớn nên thường sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của hệ thống, không có tính năng Multiple Site nên Joomla điều khiển và quản lý Website khá khó khăn.

Drupal

Drupal là một hệ quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở PHP, cung cấp miễn phí nâng cao hiệu suất giúp phát triển các web thương mại điện tử, blog cá nhân .

Ưu điểm

Một vài điểm nổi trội như:

  1. Sử dụng mã nguồn Drupal sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên của hệ thống cũng như nâng cao hiệu suất hoạt động của website.
  2. Là công cụ tạo điều kiện cho các lập trình viên có thể mở rộng chức năng web.
  3. Người sử dụng có thể dễ dàng quản lý và điều khiển nhiều trang web cùng lúc.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm vẫn còn có những nhược điểm như:

  1. Phù hợp với những lập trình viên mới có kinh nghiệm.
  2. Thành phần mở rộng ít hơn Joomla, bạn phải chờ các nhà cung cấp nâng cấp thành phần mở rộng mới tương thích được với web.
  3. Những người mới sử dụng cảm thấy khó khăn khi phán đoán hoặc tìm kiếm nên dùng thành phần mở rộng.

WooCommerce, OpenCart

WooCommerce, OpenCart là các Source Code được sử dụng phổ biến cho các trang web thương mại điện tử vì dễ dàng cài đặt, khả năng điều khiển và quản trị có cả chức năng như thanh toán, thêm/xóa đơn hàng, phí vận chuyển,...

WooCommerce là một loại plugin mã nguồn mở trên WordPress nhằm hỗ trợ thiết kế ra những website thương mại điện tử hay web bán hàng vô cùng hiệu quả.

Opencart là một loại CMS nguồn mở được thiết kế đặc biệt cho các trang thương mại điện tử hay hệ thống bán hàng, được phát triển bởi ngôn ngữ lập trình PHP cùng với mô hình MVC (L).

Bởi vì WooCommerce còn là một plugin có thể cài đặt trong Wordpress. Do vậy nếu muốn sử dụng nền tảng Wordpress và thêm chức năng bán hàng thì bạn chỉ cần cài đặt thêm plugin này.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế web PHP chuyên nghiệp tại LPTECH

Để có một website chất lượng tốt, đầu tư sử dụng lâu dài và mở rộng thêm nhiều tính năng mới thì sử dụng mã nguồn thương mại là hợp lý nhất. Hãy tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thiết kế website uy tín chất lượng để mang đến hình ảnh thật tốt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về Source Code, từ đó sẽ hỗ trợ cho các quyết định phù hợp cho Website doanh nghiệp bạn.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về...

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn ngữ...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm...

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ...

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công...

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường hiệu...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.