Scratch là gì? Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình Scratch cho người mới

Scratch là một loại ngôn ngữ lập trình đơn giản, được tạo nên để giúp các em học sinh từ 8 - 16 tuổi dễ dàng học lập trình. Scratch dựa trên các khối ngôn ngữ trực quan và website để hỗ trợ cho lập trình trong giáo dục. Cùng LPTech tìm hiểu chi tiết về phần mềm scratch ở bài viết này nhé!

Ngôn ngữ lập trình scratch là gì?

Lập trình scratch là loại ngôn ngữ được nghiên cứu và phát triển nên bởi một nhóm nghiên cứu Lifelong Kindergarten. Nhóm nghiên cứu này được dẫn đầu bởi Giáo sư Mitchel Resnick - Giám đốc điều hành của Lifelong Kindergarten.

Lifelong Kindergarten thuộc trung tâm Media Lab của Viện công nghệ Massachusetts - MIT (Massachusetts Institute of Technology), thành lập năm 1981 tại Cambridge, Hoa Kỳ.

Ngôn ngữ lập trình scratch 3.0 là phiên bản nâng cao nhất hiện nay, được phát hành vào ngày 2/1/2019. Điểm nổi bật là phần mềm này được công khai và có thể sử dụng miễn phí trên toàn thế giới, không mất phí hay tiền bản quyền.

Scratch có giao diện đồ hoạ với các hiệu ứng thân thiện với trẻ em, tạo sự hứng thú. Scratch khuyến khích trẻ em sáng tạo, kích thích tư duy logic của trẻ. Đây được xem là loại ngôn ngữ lập trình khá phổ biến, đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong trong khóa lập trình cho trẻ em.

Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình scratch

Scratch 3.0 là phiên bản mới nhất với giao diện thiết kế đơn giản và đẹp mắt, trực quan, phù hợp cho trẻ em.

Sở dĩ ngôn ngữ scratch được sử dụng phổ biến bởi có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Scratch là nền tảng vững chắc để giúp trẻ tiếp cận và làm quen các kiến thức về lập trình.
  • Nhờ vào số lượng người sử dụng ngôn ngữ này rất đông trên thế giới, do đó bạn có thể dễ dàng giao lưu, trao đổi cộng đồng bởi các hình thức trực tuyến.
  • Phần mềm scratch giúp trẻ luyện được tư duy logic và rèn luyện tính tự đưa ra quyết định.
  • Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của trẻ bởi số lượng người dùng đông.
  • Giao diện đồ họa hấp dẫn, đơn giản nhưng thu hút, nâng cao tính hứng thú học tập của trẻ.
  • Thiết kế của chương trình scratch giúp phát triển tư duy lập trình từ sớm ở trẻ.
  • Hình thành cho trẻ những thói quen tự giác trong học tập từ việc thực hành các nội dung trên phần mềm.

Scratch 3.0 là phiên bản thiết kế lại với sự kết hợp HTML và JavaScript với giao diện được chỉnh sửa phù hợp với thị hiếu người dùng. Trong đó, hai mục là Paint Editor và Sound Editor được chỉnh sửa lại mới: Pen, Video, Sensing và Music được gộp thành Extension. Phiên bản này còn được bổ sung thêm rất nhiều font chữ phổ biến.

Ứng dụng của phần mềm scratch 3.0

Scratch 3.0 là nền tảng của rất nhiều ứng dụng như:

Thiết kế các chương trình game trí tuệ, mô phỏng và họa hình

Giao diện của scratch 3.0 hỗ trợ trẻ em dễ dàng sáng tạo các chương trình game theo sở thích và ý tưởng của bản thân. Điều này giúp phát triển khả năng tư duy logic của trẻ, kích thích sự phát triển của trí tưởng tượng và tính khám phá. Từ đó, trẻ có thể học lập trình scratch từ đơn giản đến phức tạp để tạo nên các game theo sở thích.

Thiết kế riêng phần mềm cho các doanh nghiệp

Scratch được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thiết kế nên các phần mềm riêng. Đặc biệt, trong lĩnh vực thiết kế robot, đa phần các nhà thiết kế cần xây dựng kịch bản hoạt động mượt mà dựa trên phần mềm scratch.

Phát triển khả năng vẽ

Nhờ vào các nhóm lệnh Pen và công cụ Paint Editor, người dùng có thể dễ dàng học vẽ thiết kế để sáng tạo các ý tưởng nghệ thuật tùy thích.

Tạo ra các bản nhạc yêu thích

Người dùng có thể sử dụng nhóm lệnh Sound để tạo ra những bản nhạc yêu thích từ những nhạc cụ như piano, guitar hay trống, sáo,...

Hỗ trợ phép tính toán

Nhóm lệnh Operator (tính toán) giúp học sinh vẽ hình và thực hiện các phép tính dễ dàng hơn ở các môn toán, lý, hóa một cách chủ động. Ngoài ra, khi sử dụng các khối lệnh trong scratch, học sinh có thể vẽ được các loại hình học phức tạp, giúp hiểu bài tốt hơn.

▷ Xem thêm: GitHub là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng github miễn phí đầy đủ

Cách tải và cài đặt phần mềm scratch 3.0

Bạn thực hiện các bước sau đây để tải và cài đặt phần mềm scratch cho máy tính:

Hướng dẫn nhanh:

  1. Truy cập link tải scratch 3.0 cho máy tính
  2. Mở thư mục chứa folder scratch 3.0 vừa tải về
  3. Nhấn chuột phải, chọn Run as administrator
  4. Chọn Run
  5. Chọn quyền truy cập
  6. Chọn Finish

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Truy cập link tải scratch cho máy tính

  • Bạn có thể tải scratch 3.0 cho Windows 
  • Bạn có thể tải scratch 3.0 cho MacOS 

Tùy vào hệ điều hành của máy tính mà bạn chọn link tải scratch 3.0 phù hợp. Sau đó, bạn chờ đến khi quá trình tải xuống hoàn tất.

Bước 2: Mở thư mục chứa folder scratch 3.0 vừa tải xuống, nhấn chuột phải vào folder và chọn Run as administrator.

Bước 3: Chọn Run

Bước 4: Sau đó, hộp thoại scratch Desktop Setup xuất hiện, yêu cầu bạn chọn quyền truy cập cho phần mềm. Bạn có thể chọn 1 trong 2 lựa chọn sau:

  • Anyone who uses this computer (all users): Bất kỳ người dùng nào sử dụng máy tính này.
  • Only for me: Chỉ mình bạn.
  • Nhấn Install.

Bước 5: Chờ quá trình cài đặt thành công, nhấn Finish.

Bước 6: Bạn chờ vài giây để phần mềm tự khởi động, sau đó bạn có thể sử dụng scratch 3.0 offline mà không cần kết nối mạng.

Cách sử dụng scratch 3.0 cơ bản với các lệnh phổ biến

Khi bắt đầu học lập trình scratch, bạn có thể bắt đầu với cách nhận diện các khung giao diện và chức năng của thanh công cụ. Giao diện của scratch 3.0 có 5 khu vực chính:

Khung điều khiển

Được chia làm 3 tab nhỏ:

  • Lệnh (Code): Nơi chứa danh sách các lệnh dùng để lập trình trong scratch.
  • Thiết kế (Costumes): Nơi lưu trữ các thiết kế, giao diện khác nhau.
  • Âm thanh (Sound): Nơi lưu trữ các âm thanh khác nhau trong scratch.

Cửa sổ lệnh

Đây là khu vực chứa các lệnh để điều khiển hoạt động của các nhân vật được tạo trong scratch. Khi kéo các lệnh từ khung điều khiển sang mỗi cửa sổ và lắp ghép chúng tạo với nhau, bạn sẽ thiết kế nên chương trình điều khiển đối tượng.

Sân khấu

Sân khấu chính là các sửa sổ thể hiện đối tượng đang được thực hiện trên scratch. Đây là nơi hiển thị các loại hình ảnh và hiệu ứng đồ họa được tạo ra.

Nhân vật (Sprites)

Đây là khu vực quản lý các nhân vật có trên ứng dụng scratch 3.0. Ở đây, bạn có thể thêm nhân vật, lựa chọn đa dạng kích thước và chủng loại nhân vật,...

Ảnh nền (Backgrounds)

Ảnh nền là khu vực để quản lý chỉnh sửa và tạo mới các ảnh nền của sân khấu.

Một số chức năng trên thanh công cụ

Thanh công cụ của scratch 3.0 có nhiều chức năng để bạn thực hiện. Dưới đây là các chức năng phổ biến nhất mà bạn nên biết:

  • Sprite: Nơi quản lý đối tượng trong scratch (Mỗi dự án có ít nhất 1 đối tượng để quản lý)
  • Tutorials: Hướng dẫn người dùng cách sử dụng tính năng, công cụ trên scratch cụ thể và chi tiết.
  • Tab Sound: Khu vực xử lý âm thanh. Đây là tav để người dùng chỉnh sửa các file âm thanh khi thực hiện mỗi dự án.
  • Costumes: Công cụ chỉnh sửa hình ảnh, đồ họa theo ý tưởng của người dùng.

Bên cạnh đó, khi bấm chuột phải vào đối tượng, bạn có thể tùy chọn thêm một số chức năng khác như: Delete, Duplicate, Save to local file,...

Vì sao nên học lập trình scratch?

Mặc dù được giới thiệu là thiết kế cho trẻ em từ 8 - 16 tuổi, tuy nhiên ai cũng có thể sử dụng phần mềm này. Hiện nay scratch đang được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực như gia đình, trường học, bảo tàng, thư viện hay các trung tâm cộng đồng.

Học cách lập trình cơ bản

Lập trình là một công việc quan trọng trong thời đại hiện nay. Bạn có thể bắt đầu với ngôn ngữ scratch để thiết kế các dự án đơn giản và truyền đạt ý tưởng của mình đến mọi người.

Hiện scratch đã được sử dụng tại hơn 150 quốc gia với 40 ngôn ngữ được hỗ trợ, phù hợp để bạn sử dụng ở bất cứ nơi đâu.

▷ Xem thêm: Viết code là gì? Lộ trình học viết code online cơ bản

Phát triển giáo dục

Scratch hỗ trợ nhiều trong lĩnh vực giáo dục với nhiều cấp độ từ tiểu học đến đại học. Các lĩnh vực như toán học, ngôn ngữ, xã hội hay khoa học máy tính đều có thể ứng dụng scratch vào trong học tập. 

Ngoài ra, scratch còn có nguồn dữ liệu tham khảo cực kỳ phong phú từ những nhà giáo dục, giáo sư, tiến sĩ trên toàn thế giới để giúp bạn tìm kiếm, trao đổi và tra cứu thông tin qua ScratchEd website.

Scratch đã và đang là một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến, là nền tảng cho trẻ khi bắt đầu tìm hiểu về lập trình. Bạn có thể tìm hiểu những thông tin trên đây và cài đặt scratch cho trẻ để giúp phát triển hơn về tư duy logic và kích thích sự sáng tạo nhé! Chúc bạn cài đặt ứng dụng thành công.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi...

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...