Github được biết đến như một ứng dụng mạng xã hội dành cho các lập trình viên. Hệ thống của Github cho phép người dùng quản lý các dự án code khác nhau. Tại đây, các coder còn có thể tạo ra các kho lưu trữ riêng của mình để làm việc. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của LPTech để tìm hiểu kĩ hơn thông tin về Github cũng như cách sử dụng Github cơ bản nhất nhé!!!
Github là gì?
Github là dịch vụ cung cấp hệ thống quản lý và kho lưu trữ mã nguồn cho các dự án phần mềm. Đây được xem là một mạng xã hội dành riêng cho các lập trình viên. Tại Github, các lập trình viên có thể mở rộng dự án của riêng mình dựa trên các mã nguồn mở của các lập trình viên khác chia sẻ lên.
Github giúp đồng bộ source code lên 1 server nên sẽ cho phép các nhà phát triển phần mềm cộng tác, quản lý và theo dõi code xuyên suốt dự án. Ngoài ra, Git cũng có các tính năng như: feeds, followers, và network graph để các nhà coder có thể tương tác với nhau như một nền tảng mạng xã hội thực sự.
Trên Github, người dùng có thể sử dụng các chức năng về feeds (trang mới nhất), followers (người theo dõi) và network graph (liên hệ). Nhờ đó, người dùng có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ lịch sử chỉnh sửa code. Github đang có 2 hình thức là trả phí và miễn phí.
- Với phiên bản trả phí, các công ty về công nghệ có thể dùng để tăng khả năng quản lý team. Ngoài ra, nhà quản lý cũng có thể phân quyền bảo mật dự án tốt hơn.
- Với phiên bản miễn phí, đa số người dùng sử dụng phiên bản này để lưu trữ source code.
Trong ngành công nghệ thông tin, Github đã trở thành một nền tảng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm và xem xét năng lực của ứng viên. Có thể nói rằng, kỹ năng sử dụng Github đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với ứng viên coder.
Lịch sử hình thành của Github
Github được bắt đầu viết bằng Ruby on Rains và Erlang do Tom Preston-Werner, Chris Wanstrath và PJ Hyett. Github được bắt đầu sử dụng chính thức vào tháng 4/2008.
Tính đến tháng 3/2018, Github hiện đang là máy chủ lưu trữ các source code lớn nhất thế giới. Hiện Github đã có hơn 25 triệu người dùng và hơn 80 triệu source code, nó trở thành một hệ thống quan trọng trong ngành công nghệ thông tin và giới lập trình viên trên toàn thế giới.
Các tính năng nổi bật của Github
Sau khi đã biết được Github là gì và lịch sử hình thành của Github, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng đây là một nền tảng rất phổ biến với các coder. Vậy Github có những tính năng gì? Cụ thể như sau:
- Watch project: Tính năng này giúp theo dõi hoạt động của dự án. Nhờ vào tính năng này, bạn có thể xem lịch sử phát triển của dự án như thế nào và dự án đang phát triển ra sao. Từ đó, bạn có thể đúc kết kinh nghiệm để thực hiện dự án của mình.
- Follow user: Tính năng giúp bạn theo dõi hoạt động của người khác. Bạn cũng có thể nhận được thông báo và cập nhật sớm nếu người bạn theo dõi có những hoạt động mới.
- Các tính năng khác như Wiki, issue, thống kê, đổi tên dự án,... được đặt ở các namespace và được xem là các user.
Lợi ích của Github đối với người dùng
Github trở nên phổ biến bởi nó có những tính năng ưu việt và nhiều lợi ích đối với người dùng, bao gồm:
Giúp quản lý source code đơn giản
Khi lập trình viên tạo 1 repo, toàn bộ mã nguồn code của repo đó sẽ được Github lưu trữ lại. Nhờ đó, bạn có thể xem lại quá trình làm việc của mình một cách đơn giản qua các comment sau mỗi hành động commit. Ngoài ra, có thể có nhiều người cùng làm 1 repo chứ không chỉ là một người.
Tracking sự thay đổi của các version
Tính năng này mang lại lợi ích cho những dự án cần có đông thành viên thực hiện. Khi đó, Github sẽ giúp bạn lưu lại các thay đổi mà bạn đã đẩy lên Repository. Chức năng này tương tự như Google Drive, ví dụ như bạn có thể tracking sự thay đổi code, ai là người chỉnh sửa, thời gian chỉnh sửa, nội dung chỉnh sửa,...
Dễ dàng Markdown
Markdown là một loại ngôn ngữ dùng để đánh dấu các nội dung quan trọng trên Github. Cách sử dụng markdown khá đơn giản nên chúng trở nên phổ biến khi người dùng muốn làm nổi bật nội dung trong file.
Với markdown trên Github, bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa về cách hiển thị của tài liệu, ví dụ như định dạng in nghiêng, in đậm, thêm hình, tạo danh sách,...
> Tìm hiểu thêm tại: Markdown là gì? Tìm hiểu tất cả cách sử dụng markdown
Tạo sự thu hút đối với nhà tuyển dụng
Trong ngành công nghệ thông tin, Github như một công cụ để bạn thể hiện được thế mạnh của mình đối với nhà tuyển dụng. Một Github chất lượng lưu trữ các source code nổi bật bạn đã từng làm sẽ là một điểm cộng nổi bật trong số các ứng viên.
Với các lập trình viên, tài khoản Github giống như một bản hồ sơ năng lực (portfolio) của họ mà khó có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được. Một tài khoản Github chất lượng sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về năng lực của bạn và giúp bạn tạo được vị thế cạnh tranh tốt hơn.
Nâng cấp kỹ năng viết code và tracking bug
Github chứa hàng ngàn open source projects, contributors và commit để người dùng có thể xem và tham khảo. Nhờ vào những kho tài nguyên này, người dùng có thể tham khảo lịch sử viết code của các thành viên, từ đó giúp nâng cấp kỹ năng viết code cho bản thân.
Github chứa nguồn tài nguyên dữ liệu to lớn
Với tính năng Explorer, người dùng có thể theo dõi và tìm kiếm những dự án mã nguồn mở. Github giúp hỗ trợ tìm kiếm code dù code ở dạng dự án hay thuộc website. Bên cạnh đó, Github cũng có tính SEO tốt nên người dùng có thể tìm kiếm các code string bất kỳ được chia sẻ công khai.
Một số thuật ngữ cơ bản trong Github
Dưới đây là những thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong Github. Hiểu được những thuật ngữ này sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng Github hơn.
Gitignore
Đây có thể xem là file mặc định của Git, được dùng để loại bỏ những thư mục hoặc những tài liệu mà bạn thấy không cần thiết.
Diff
Diff giúp bạn có thể so sánh sự sai khác của nhiều phiên bản. Bạn có thể dùng Diff để so sánh sự khác nhau giữa phiên bản hiện tại và phiên bản cũ.
Remote
Remote giúp người dùng có thể điều khiển các nhánh từ Repository nhanh chóng và hiệu quả hơn trên các máy chủ Git.
Tag
Gắn tag, bạn có thể dùng Github để sử dụng và đánh dấu các commit mà bạn muốn xem lại. Điều này tránh việc có quá nhiều commit khiến bạn bị rối và không thể kiểm soát được dễ dàng.
Repository
Repository được xem là một kho dữ liệu rộng lớn của Github, giúp bạn lưu trữ nhiều mã nguồn của các project khác nhau. Repository giúp bạn lưu trữ các thành phần dữ liệu rất hiệu quả.
Folk
Folk giúp bạn có thể sao chép và tạo một bản sao trong repository của bạn. Việc dùng fork sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi source code mà không ảnh hưởng đến source gốc.
Với Fork, bạn có thể sao chép các Repository từ các chủ sở hữu khác đến tài khoản Git của mình. Nhờ vào đó, bạn có thể dùng nó như một Repository của chính mình.
Clone
Khác với Fork, Clone là thao tác để tạo một bản remote local copy của một số kho lưu trữ. Dùng clone sẽ giúp bạn có thể tải hết các source code, lịch sử, dữ liệu,.. về máy tính.
Commit
Đây là cách gọi tên một điểm trên cây công việc Work Tree của Github.
Branch
Branch thể hiện sự phân chia các phiên bản dự án khi các phiên bản có những sự khác nhau nhất định.
Hướng dẫn cách sử dụng Github đơn giản
Để tạo Github và sử dụng hệ thống này, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Hướng dẫn nhanh
Repository là một không gian giúp bạn lưu trữ các dự án, nơi đây có thể chứa các mã nguồn của Local và Server.
Để tạo Github, bạn thực hiện các bước sau:
Vào Github, chọn ‘Sign up for Github’ > Sau khi đăng ký, tạo dự án bằng cách nhấn vào ‘Start a new project’ > Nhập tên Repository mong muốn > nhấn ‘Create Repository’ > Chọn hai chế độ Repository, public hoặc private
Lưu ý: Bạn cũng có thể một README file để giới thiệu repo kèm file .gitignore, Github đã có sẵn template .gitignore để bạn chọn một template phù hợp với source code dự án.
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Tạo tài khoản Github
Truy cập vào trang chủ Github và nhấn nút Sign up để tạo tài khoản.
Điền các thông tin cá nhân bao gồm: tên, địa chỉ email và mật khẩu. Nhấn nút ‘Create an account’ để hoàn tất tạo tài khoản.
Bước 2: Tạo Repository
Sau khi đã đăng nhập tài khoản, bạn sẽ vào trang chủ Github. Tiếp theo, bạn nhấn nút + ở góc trên cùng bên phải của website, chọn ‘New Repository’.
Tại trang Create a new repository, bạn điền các thông tin sau:
- Repository name: Tên kho lưu trữ của bạn.
- Description: Thêm mô tả cho Repository của bạn.
- Public hoặc Private: Bạn có thể chọn công khai hoặc riêng tư cho kho lưu trữ của mình. Kho lưu trữ công khai này có thể được mọi người truy cập, trong khi đó, kho lưu trữ riêng tư chỉ được truy cập bởi bạn và những người bạn cấp quyền.
- Initialize this repository with a README: Bạn có thể chọn tùy chọn này nếu muốn tạo thêm tệp README.md cho kho lưu trữ của mình.
- .gitignore: Chọn tùy chọn này nếu bạn cần chọn template cho dự án của mình.
- License: Chọn tùy chọn này nếu bạn cần chọn giấy phép cho dự án của mình.
Sau khi đã chọn đủ các thông tin, bạn nhấn nút ‘Create repository’ để tạo một kho lưu trữ mới.
Bước 3: Tạo nhánh Github
Chuyển đến kho lưu trữ Repository. Nhấn nút chính và nhập tên của nhánh Github của bạn, nhấn nút Create branch. Bạn cũng có thể tạo nhánh tính năng tương tự như nhánh chính.
Bước 4: Xác nhận lại cài đặt đã chọn
Để xác nhận các thay đổi sau khi cài đặt thông tin, bạn thực hiện các thao tác dưới đây:
- Truy cập các feature branch bằng cách nhấp vào main và chọn branch mới từ menu thả xuống.
- Nhấn vào ‘biểu tượng bút chì’ để có thể chỉnh sửa tệp. Sau khi hoàn thành, bạn có thể viết một mô tả ngắn về những thay đổi, nhấn Commit changes.
Bước 5: Tạo Github Pull request
- Nhấn vào Pull requests -> chọn New pull requests. Tại phần Example comparisons, chọn feature branch mà bạn làm việc.
- Nhấn vào Create pull request. Tại trang này, bạn viết tiêu đề và mô tả ngắn gọn. Nhấn Create Pull request.
Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ nắm được những thông tin cơ bản nhất về "ngôi nhà chung" của hàng triệu lập trình viên trên Github. Chúc bạn thực hiện thành công với hướng dẫn trong bài và sớm có cho mình một dự án riêng thật đỉnh nhé!! Đừng quên để lại đánh giá 5 sao cho bài viết và theo dõi những kiến thức tiếp theo mà LPTech sẽ chia sẻ nhé!!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)