Muốn trở thành Influencer dễ hay khó?

Những Influencer có sức ảnh hưởng trên Social Media đang trở thành làn sóng dữ dội ngày nay. Các thương hiệu muốn cộng tác với họ để mở rộng phạm vi tiếp cận và thúc đẩy chuyển đổi. Trở thành một Influencer không hề dễ nhưng nó lại không phải quá khó như mọi người vẫn thường nghĩ.

Influencer từ một khái niệm xa lạ giờ đây đã trở thành công việc thời thượng của nhiều người nhất là đối với những người trẻ.

Thử thách khi trở thành Influencer

Nếu ở giai đoạn mới bắt đầu việc trở thành Influencer sẽ khá khó khăn đối với nhiều người. Một số người đến với Influencer một cách ngẫu nhiên vì họ được chọn. Song nhiều người khác cần nỗ lực và đam mê mới có được. Bạn sẽ rất khó để trở thành một Influencer nếu như không biết điểm mạnh của chính mình.

Bên cạnh đó, thử thách để trở thành một Influencer nó không đơn thuần là điều kiện kinh tế. Mà hiểu rộng ra chính là cách mà người đó vượt lên dư luận nhằm theo đuổi đam mê của chính mình. 

Hiện nay, theo hầu hết các Influencer đình đám như Ninh Tito - food-blogger, Tú Hảo - Quán quân The face Việt Nam mùa 2, thì vượt qua chính mình để có thể đối mặt với công chúng, loại bỏ hết tự ti trong bản thân là điều quan trọng cốt yếu.

Ngoài ra, may mắn và niềm đam mê chính là những thứ truyền cảm hứng cho Khánh Vy, Lại Thượng Dương, Trang Olive để họ trở thành những Influencer có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ.

Như vậy, thử thách đầu tiên để trở thành Influencer đó có lẽ là thử thách vượt qua chính bản thân mình. Bởi cộng đồng mạng không phải là những người dễ tính. Bạn phải làm sao để chiếm lấy trái tim khán giả là quá trình dài, thực hiện từng chút một.

Năm bắt được những điểm mạnh của bản thân cùng chiến lược đúng đắn sẽ rút ngắn con đường trở thành Influencer cho những ai mong muốn.

Các bước để trở thành Influencer

Sự phát triển đa dạng của các nền tảng mạng xã hội đã giúp mọi người kết nối và chia sẻ với nhau dễ dàng hơn bao giờ hết. Influencer vì thế cũng xuất hiện mọi mặt trận từ Youtube, facebook,...cho đến Tik tok, Instagram. Cho nên, trước hết hãy tìm cho mình mảnh đất để thể hiện tài năng.

1. Tìm thị trường ngách của bạn

Một trong những cách dễ dàng để tìm thị trường ngách của bạn đó là đánh giá xem điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Sau đó, chọn một ngách cho phép bạn “show” điểm mạnh và trau dồi những kỹ năng cần thiết. Một thị trường ngách cụ thể giúp bạn hợp lý hóa đối tượng của mình và điều chỉnh content phù hợp với người xem.

Thông thường khi quyết định làm thế nào để trở thành Influencer có thể bắt đầu với một số ngách như sau:

  1. Du lịch
  2. Công nghệ
  3. Làm đẹp
  4. Thể dục
  5. Chăm sóc sức khỏe
  6. Giải trí
  7. Thời trang,...

Ngoài ra, còn rất nhiều ngách nữa. Bạn không cần giới hạn bản thân trong một ngách nào đó. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp hai hay nhiều ngách nhưng vẫn đảm bảo điểm nhấn cho ngách chính của mình.

Ví dụ, tại Việt Nam, Youtuber có tên là Sunhuyn đã đăng tải những video chia sẻ về phong cách sống cho người trẻ thu hút 350 nghìn người đăng ký và hàng nghìn lượt yêu thích. Một trong những yếu tố cho sự thành công này chính là nhờ tìm ngách phù hợp.

2. Lựa chọn nền tảng

Influencer thường xuất hiện với tần suất cao trên Internet. Điều này không có nghĩa là bạn phải xuất hiện trên mọi nền tảng. Hiện nay, facebook, Instagram,Linkedin, Twitter, Tik tok,...đâu đâu cũng sẽ có những Influencer.

Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng nền tảng nơi có đối tượng mục tiêu hướng đến. Khi chọn được kênh cần tạo hồ sơ và tối ưu hóa các kênh hiện có.

Bên cạnh đó, dù khuyến khích nên chọn nền tảng phù hợp nhất với nội dung và đối tượng mục tiêu bạn hướng đến.Tuy nhiên, Influencer vẫn cần có những kiến thức cơ bản của các kênh khác để có thể sử dụng chúng trong tương lai nếu có nhu cầu.

3. Phát triển chiến lược nội dung của bạn

Content chất lượng có lẽ là câu trả lời mạnh mẽ nhất cho câu hỏi trở thành Influencer dễ hay khó. Xuất bản nội dung độc đáo và chân thực sẽ gây được tiếng vang với khán giả.

Nội dung hấp dẫn có ý nghĩa và giá trị sẽ cuốn hút khán giả chú ý. Tùy vào các kênh phân phối khác nhau mà sẽ có các loại nội dung phù hợp. Nội dung đó cần mang tính chuyên môn hóa để có thể chứng minh được năng lực của bạn. Lúc này, sẽ có thêm nhiều người ngưỡng mộ vì năng lực đó.

Đồng thời các bình luận trên bài đăng của bạn cũng quan trọng. Nó có thể là một mỏ vàng của những ý tưởng nội dung mới mà khán giả của bạn muốn đọc/xem

4. Phân phối nội dung

Nội dung chất lượng đến đâu nếu như không có người xem và tương tác thì cũng bằng không. Vì thế, lên kế hoạch phân phối nội dung cẩn thận, chi tiết đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Mỗi nền tảng khác nhau sẽ có những thời điểm vàng khác nhau để đăng tải nội dung dành cho Influencer. Bên cạnh đó, bạn cần dựa trên đối tượng khán giả mục tiêu sẽ hoạt động nhiều nhất vào khung giờ nào để truyền tải nội dung đến với họ.

Đối với quá trình phân phối nội dung của Influencer cũng cần lưu ý tối ưu hóa nội dung đó trên nền tảng để phục vụ cho quá trình SEO được tốt.

5. Tương tác với khán giả

Nội dung đăng tải lên chắc chắn sẽ thu hút những comment và bạn hãy dành thời gian để trả lời và xác nhận chúng. Việc làm này sẽ khiến họ cảm thấy được đánh giá cao và mức độ thân thiện mà một Influencer dành cho họ. Nó cũng sẽ giúp bạn phát triển một mối quan hệ với khán giả.

Tuy nhiên, không phải mọi bình luận đều mang tính tích cực. Bạn phải chuẩn bị và trả lời một cách khéo léo dưới những ý kiến trái chiều để không làm ảnh hưởng hình tượng bản thân.

6. Cộng tác với những người Influencer khác

Khi bạn bắt đầu, và vẫn tự hỏi làm thế nào để trở thành một Influencer, hợp tác với một người nổi tiếng trong thị trường ngách của bạn có thể giúp ích rất nhiều. Nó cho phép bạn truy cập vào cơ sở người hâm mộ của họ và cho phép bạn thu hút họ vào hồ sơ truyền thông xã hội của bạn.

Bạn phải có khả năng cung cấp một cái gì đó sử dụng cho Influencer khác để cám dỗ họ cộng tác với bạn. Nếu những Influencer lớn hơn dường như ngoài tầm với, bạn thậm chí có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng vi mô có lượng người hâm mộ nhỏ nhưng có mức độ tương tác cao.

7. Cho thương hiệu biết bạn cởi mở với cộng tác

Đây là nhiệm vụ quan trọng cuối cùng khi muốn trở thành Influencer. Hãy công bố với mọi người về thái độ sẵn sàng hợp tác của bạn. Lúc đó, mọi người sẽ biết bạn là một Influencer đang có nhu cầu hợp tác với thương hiệu. 

Nhưng làm sao để Influencer công bố một cách không lộ liễu. Bật mí đó là bạn có thể thông báo điều này trong tiểu sử của mình. Bạn là một Influencer và quan tâm đến sự hợp tác. Bạn có thể cung cấp chi tiết liên lạc cho những khách hàng tiềm năng để họ dễ dàng kết nối với bạn.

Mặt khác, Influencer cũng có thể tiếp cận và nhắn tin cho các thương hiệu có liên quan và trao đổi về những gì bạn có thể cung cấp cho họ. Tốt hơn cả là bạn hãy tìm một mẫu tiếp cận chung cho các thương hiệu trong ngách của mình để tiết kiệm thời gian.

Ngoài ra, Influencer có thể thực hiện một cách gián tiếp là gắn thẻ thương hiệu và đề cập đến họ khi bạn nói về sản phẩm của họ trong bài viết của mình.Những việc này có thể không mang lại kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên, về lâu dài sự hợp tác sẽ xảy ra trong tương lai giữa Influencer và thương hiệu.

8. Cộng tác với Agency Booking KOL, Influencer

Bạn là các Influencer có lượng người follow ổn định. Bạn muốn xây dựng hình ảnh và tên tuổi của mình lớn hơn nữa thì cộng tác với các đơn vị Booking KOL sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Các Agency Booking KOL, Influencer sẽ giới thiệu bạn với những job và khách hàng phù hợp. Từ đó, dần dần xây dựng thương hiệu cá nhân và được nhiều nhãn hàng biết đến và booking bạn hơn. 

>> Bài viết liên quan: Xu hướng Influencer Marketing 2021 có gì mới?

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách...

Profile là một phương tiện giúp bạn gây được ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp, đối tác. Cùng tìm hiểu những cách tạo profile chuyên...

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn...

Moodboard là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Moodboard là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, phông chữ, chất...

Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp dụng...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây,...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

Bài viết mới nhất


Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn hãy xem bài...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên TikTok đơn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng props và...