Trong thời đại công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay, số hóa và công nghệ thực tế ảo được ứng dụng nhiều hơn bao giờ hết. Đặc biệt với những ai đang làm trong lĩnh vực Marketing - ngành luôn đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới sẽ không còn cách nào khác ngoài việc thấu hiểu, trau dồi và phát triển mindset của bản thân để thích nghi. Vậy mindset là gì? Những xu thế chuyển đổi mindset nào để đạt hiệu quả marketing mà nhà tiếp thị cần nắm được? Hãy cùng LPTech.asia tìm hiểu những thông tin sau đây.
Mindset là gì?
Mindset được hiểu là mô thức tư duy, cách mà bạn nhìn nhận về bản thân và thế giới xung quanh. Mindset cũng được hiểu là niềm tin định hướng cách mà bạn đối mặt và xử lý với các tình huống trong cuộc sống.
Liên quan đến mindset không thể bỏ qua hai yếu tố liên quan đó là thái độ và niềm tin. Thái độ được cấu thành từ ba yếu tố là cảm xúc, nhận thức và hành vi, xuất phát từ suy nghĩ, ý niệm của bản thân. Niềm tin là điều bạn cảm thấy tin tưởng, có ảnh hưởng đến tư duy và thái độ của con người trong cuộc sống.
Thói quen tư duy ảnh hưởng gián tiếp đến cách bạn suy nghĩ, cách bạn hành động thậm chí tác động đến cảm giác của bạn. Tư duy của bạn có vai trò quan trọng trong cách bạn đối mặt với những vấn đề.
Mindset có mấy loại?
Nhà tâm lý học đến từ đại học Stanford Carol Dweck (2006) đã có những nghiên cứu về mindset và chỉ ra có 2 loại mindset như sau:
Fixed Mindset - Tư duy cố định
Những người có tư duy cố định tin rằng những phẩm chất cơ bản của họ như trí thông minh, tài năng chỉ đơn giản là những đặc điểm cố định. Ngay từ khi sinh ra họ đã có được chúng và vĩnh viễn không thể thay đổi được. Họ dành thời gian để sử dụng trí thông minh, tài năng của mình thay vì phát triển chúng. Họ cũng tin rằng chỉ cần có trí thông minh và tài năng sẽ tạo ra thành công mà không cần nỗ lực.
Có thể thấy lối tư duy này sẽ khiến con người bị dập khuôn, đóng hộp, khó phát triển trong dài hạn. Để khắc phục fixed mindset, trước tiên bạn cần xác định những suy nghĩ mang tính bảo thủ trong đầu mình và suy nghĩ theo hướng tư duy tăng trưởng. Tất cả điều này chỉ xảy ra trong đầu bạn nhưng có thể đem lại sự thay đổi tích cực trong lời nói và hành vi.
Growth Mindset - Tư duy phát triển
Khác với Fixed Mindset, những người tư duy phát triển tin rằng những khả năng, tài năng của bản thân có thể được rèn luyện, phát triển thông qua quá trình làm việc chăm chỉ và không ngừng học hỏi. Họ cũng cho rằng trí tuệ và tài năng chỉ là yếu tố khởi đầu. Khi gặp thất bại, họ không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh, thay vào đó họ nhìn nhận đây là bài học để trưởng thành và tiếp tục cố gắng. Những người có lối tư duy phát triển luôn mang đến đóng góp tích cực, mới lạ giúp công ty phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.
Câu chuyện “Rùa và Thỏ” là một ví dụ điển hình cho 2 kiểu mindset này. Trong cuộc chạy đua về đích, Thỏ cao ngạo tự đắc với khả năng, lợi thế chạy nhanh vốn có của mình chắc chắn sẽ thắng Rùa. Thậm chí khi Thỏ chạy thấy đã bỏ khá xa Rùa, Thỏ dừng lại và ngủ thiếp đi. Cuối cùng Rùa dù tốc độ chậm nhưng lại về đích trước Thỏ. Khi Thỏ thức dậy thì đã quá muộn, dù có chạy hết sức cũng không thể đuổi kịp Rùa.
Qua câu chuyện này, chúng ta có thể phân tích 2 loại mindset ở Rùa và Thỏ như sau:
Rùa là điển hình của những người có tư duy growth mindset, Rùa tin rằng chỉ cần nỗ lực, bền bỉ, không bỏ cuộc thì cậu ta sẽ chiến thắng. Chính vì tư duy tích cực, lạc quan này, Rùa không sợ thất bại nên mới nhận lời tham gia cuộc đua với Thỏ.
Còn Thỏ đại diện cho những người có tư duy fixed mindset: Cậu ta tin rằng khả năng thiên bẩm của mình đồng sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua.
Bạn đang thuộc Mindset nào?
Xác định tư duy của bản thân cũng là một khía cạnh quan trọng khi tìm hiểu về Mindset là gì? Để biết bạn có một Growth Mindset hay Fixed Mindset, hãy tham khảo các quan điểm dưới đây để biết mình thuộc loại nào nhé!
- Không có cách nào có thể thay đổi sự thông minh, tài năng của một người, vì mỗi người có mỗi định lượng thông minh riêng.
- Sẽ không thể làm gì nhiều bất kể bạn là ai đi chăng nữa để cải thiện khả năng, sự thông minh, thay đổi tính cách cơ bản của bạn.
- Tất cả chúng ta có thể tự thay đổi năng lực của chính bản thân mình.
- Mỗi người chúng ta đều có thể học hỏi những điều mới mẻ để cải thiện khả năng cũng như trí thông minh của mình.
- Năng khiếu thuộc tài năng đặc biệt, và bạn không thể cố gắng cho những năng khiếu bẩm sinh như: âm nhạc, thể thao, nghệ thuật,...
- Rèn luyện bản thân từ những điều cơ bản nhất là cách để phát triển mọi mặt một con người.
Nếu bạn có xu hướng đồng tình với các quan điểm 1, 2, 5 thì có thể bạn có lối tư duy cố định (Mixed Mindset). Còn nếu bạn đồng ý với các quan điểm 3, 4 và 6 thì bạn có thể thuộc loại tư duy tăng trưởng (Growth Mindset).
Mindset sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, thái độ khi bạn đối mặt với một vấn đề. Môi trường xung quanh, những diễn biến diễn ra từ nhỏ đến lớn cũng là một yếu tố tác động đến sự hình thành mindset của bạn.
Tầm quan trọng và ý nghĩa của Mindset là gì?
Mindset trong Marketing đóng một vai trò quan trọng giúp các marketer hay doanh nghiệp tiếp cần và tương tác với khách hàng nhiều hơn. Nếu bạn là một nhà tiếp thị cần biết rõ tầm quan trọng mà mindset như:
Cải thiện sự tự tin
Một tư duy phát triển sẽ rất quan trọng đối với niềm tin vào bản thân. Những người có tư duy kiểu này thường sẽ có cái nhìn thực tế về khả năng, năng lực và tài năng của họ để xây dựng những lĩnh vực mà họ có thế mạnh và nỗ lực cải thiện những lĩnh vực còn yếu kém. Họ không từ bỏ những điểm yếu của mình mà thay vào đó sẽ làm việc chăm chỉ để cải thiện chúng.
Nó giúp họ tự tin rằng họ có thể đạt được điều gì đó nếu họ dành thời gian và nỗ lực để học hỏi và làm việc, khiến họ đạt được những điều mà họ không thể trước đây. Điều này làm tăng lòng tự trọng của họ và khiến họ đạt được những mục tiêu khó khăn hơn vì họ biết rằng họ có thể đạt được chúng dựa trên kinh nghiệm.
Chấp nhận những thách thức mới
Trong kinh doanh, sẽ luôn có những thách thức mới. Những điều này có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, và đôi khi công ty có thể đối mặt với nhiều thách thức cùng một lúc. Một nhân viên có tư duy phát triển sẽ không bỏ cuộc hay phàn nàn mà sẽ tìm cách giải quyết mọi vấn đề cho đến khi giải quyết xong.
Một chủ doanh nghiệp có tư duy phát triển sẽ không đổ lỗi cho nhân viên của mình mà thay vào đó sẽ thúc đẩy họ làm việc cùng nhau như một nhóm. Điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo là phải có tư duy phát triển để dẫn dắt mọi người tin tưởng vào bản thân và đạt được thành công lớn hơn với tư cách cá nhân và tập thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên chấp nhận những rủi ro không lường trước được.
Xem các cơ hội mới
Trong tiềm thức, với một tư duy phát triển, bộ não của bạn sẽ chọn ra những cơ hội mới để tạo ra những khả năng mới. Mặt khác, một tư duy cố định sẽ bỏ qua cơ hội đó trong tiềm thức bởi vì bộ não biết rằng tài năng hoặc khả năng tự nhiên của nó là có giới hạn và do đó sẽ không hướng tới nó.
Nhân viên phải có tư duy phát triển để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và nhìn thấy những cơ hội mới để giúp phát triển doanh nghiệp. Các chuyên gia tuyển dụng nên tìm kiếm những cá nhân như vậy khi nhân sự cho một tổ chức.
Cách xây dựng Mindset hiện đại
Marketing được hiểu là việc thực hiện tất cả các công việc để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và duy trì mối quan hệ với họ. Một người làm Marketing cần có mindset như thế nào để xây dựng chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng tiềm năng.
Khảo sát nhu cầu thị trường
Một chiến dịch marketing được xem là thành công khi nó thỏa mãn những mong muốn của khách hàng (Customer Insight). Bạn không nên tập trung vào việc thay đổi liên tục các chiến lược quảng cáo mà không tìm hiểu nhu cầu thị trường. Quá trình nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường chính là cần tư duy của một marketer được phát huy mạnh mẽ nhất. Họ cần đặt ra câu hỏi và tìm câu trả lời để tiếp tục kế hoạch marketing
- Thị trường của bạn đang nằm đâu?
- Sản phẩm doanh nghiệp cung cấp có đáp ứng nhu thị trường đang cần?
- Giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng?
- Doanh nghiệp đạt được lợi nhuận hiệu quả chưa?
- Sản phẩm có còn phù hợp khi đạt đến giai đoạn bão hòa?
Content is King
Tài sản quý giá của marketing từ xưa đến nay vẫn không thay đổi chính là content. Bạn có sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng content của bạn không truyền tải được hết những ý nghĩa đến khách hàng cũng xem như là thất bại. Thay vì suy nghĩ chiến lược quảng cáo hay cách phân phối làm sao thì hãy chú trọng vào content mình đem đến cho khách hàng thu hút, hấp dẫn nhất để thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.
Những câu hỏi mà bạn nên đặt ra để có thể tạo nên một content chất lượng là:
- Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là ai?
- Tại sao khách hàng cần sản phẩm của mình?
- Content hướng tới Insight, thông điệp gì?
- Chất lượng content đã đạt chuẩn chưa?
- Key visual trong Content muốn khách hàng nhớ tới là gì?
Vị trí số 1
Làm kinh doanh ai cũng muốn mình đạt được vị trí số 1 (on top). Để có được vị trí đó, mỗi người cần hình thành những câu hỏi này trong đầu và tìm cho mình câu trả lời mới có thể có hướng đi đúng đắn.
- On Top cho doanh nghiệp những gì?
- Khách hàng có phản ứng như thế nào khi doanh nghiệp ở vị trí đầu
- Khách hàng muốn công cụ tìm kiếm hiển thị gì từ truy vấn?
3 xu thế chuyển đổi mindset nhà tiếp thị cần nắm để đạt hiệu quả marketing
Mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta luôn luôn vận động, thay đổi, Mindset cũng vậy, chúng ta phải luôn học cách thay đổi các mô hình tư duy để phát triển được bản thân của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt là trong thời đại tiên tiến, phát triển không ngừng như hiện nay, nếu không đổi mới để bắt kịp xu thế thì chắc chắn sẽ bị đào thải.
Trong lĩnh vực Marketing, mindset có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà tiếp thị để đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng họ.
Cùng tìm hiểu xu thế chuyển đổi mindset giúp mang lại hiệu quả marketing dưới đây:
Tạo được sự lôi cuốn, nắm giữ sự chú ý
Marketing luôn hướng đến việc nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ bằng cách triển khai nhiều chiến lược đa kênh (Multi-channel marketing), sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau từ online đến offline. Tuy nhiên, khi bạn tạo ra thông điệp tạo ra nhận thức khách hàng. Điều này có thể không dẫn tới việc đưa họ tới cửa hàng của bạn ngay mà thêm vào đó là những tìm kiếm hành vi trực tuyến.
Với công nghệ số phát triển như hiện nay thì việc các đối thủ cạnh tranh có thể theo dõi và nhắm mục tiêu lại khách hàng tương tự như của bạn, nhưng bổ sung các ưu đãi mới để tăng tính cạnh tranh. Vì vậy, marketer không chỉ đơn thuần tạo sự lôi cuốn mà cần liên tục nắm giữ sự chú ý của khách hàng để có những chiến lược cạnh tranh khác biệt, mới lạ so với đối thủ.
>> Xem thêm: Marketing chanel: Cách lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp và hiệu quả
Tạo ra thông điệp, tối ưu hóa trải nghiệm
Đối với hầu hết các thương hiệu, việc tạo ra những thông điệp truyền thông hướng tới người tiêu dùng đã được chứng minh là một chiến lược thành công. Việc truyền đạt lợi ích của thương hiệu là một cách hiệu quả để thúc đẩy mục tiêu doanh số bán hàng. Thế nhưng, với sự phát triển không ngừng của hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, doanh nghiệp cần có những tiếp cận sâu hơn về cuộc sống của khách hàng thông qua việc thiết kế những trải nghiệm tuyệt vời.
Ngày nay, khách hàng có thể tương tác với thương hiệu qua các kênh online như mạng xã hội, email, điện thoại, website... Họ dễ dàng tìm kiếm thông tin, đưa ra ý kiến đóng góp và phản hồi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng các phương tiện thông minh.
Do đó, nhà tiếp thị marketing cần quan tâm và tối ưu trải nghiệm khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số bằng cách nghiên cứu kỹ hành vi khách hàng trên các kênh khác nhau để xây dựng những chiến lược phù hợp nhất.
Kiểm soát quảng cáo, giao diện
Nếu như quảng cáo trên truyền hình trước đây được xem là công cụ quảng cáo “quyền lực” mà các nhà tiếp thị hướng đến để tiếp cận tới đông đảo khách hàng thì hiện nay, quảng cáo mang đến nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo trên mạng xã hội (Tiktok ads, Facebook Ads, Instagram,...), quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, quảng cáo ngoài trời,...
Bên cạnh đó với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số sẽ cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có quyền kiểm soát nhiều hơn số lần xem quảng cáo, hay sự trùng lặp để từ đó nhà quảng cáo có thể tiếp cận với những người họ muốn ở bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, quá nhiều quảng cáo sẽ khiến cho đối tượng mục tiêu cảm thấy choáng ngợp, thậm chí cảm thấy khó chịu khi thấy chúng xuất hiện. Hoặc trường hợp khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo nhưng lại không hứng thú với giao diện của thương hiệu.
Trừ khi trải nghiệm ban đầu thân thiện và hấp dẫn, họ sẽ tìm kiếm bạn nhiều hơn. Vì vậy, nhà tiếp thị thay vì tập trung vào số lượng hãy đầu tư thiết kế giao diện quảng cáo sao cho độc đáo, sáng tạo để lôi cuốn khách hàng hơn mà không gây nhàm chán.
>>Đọc thêm: Những bài học đắt giá từ Sói già phố Wall làm bạn thay đổi tư duy
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Mindset là gì? Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong cách nhìn nhận và thay đổi tư duy một cách tích cực để đạt được những thành công trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt với những ai đang theo đuổi ngành nghề marketing, truyền thông quảng cáo sẽ cần phải liên tục nâng cao tư duy sáng tạo, thay đổi tư duy mới mẻ của mình để hướng những dịch vụ, sản phẩm hoàn hảo của mình đến gần hơn với khách hàng.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)