Làm sao để có website bán hàng thành công?

Bạn định nghĩa một website bán hàng xuất sắc bởi điều gì? Và làm sao để thiết lập được các yếu tố thành công đó? Chúng ta không phủ nhận rằng mua sắm online đã trở thành thói quen trong nếp sống của con người ở những thành phố lớn, nơi có đủ cơ sở hạ tầng, nhân lực và dịch vụ để  giúp doanh nghiệp có thể hoàn tất được đơn bán hàng trực tuyến của mình.

Ví dụ điển hình, khách hàng đã đồng ý mua sản phẩm, nhưng nhà kinh doanh lại không đảm bảo được cách thức vận chuyển sản phẩm hay dịch vụ đến được với nhà tiêu dùng thì làm sao khách hàng sẵn sàng quay lại để mua hàng hay làm ăn với doanh nghiệp đó nữa. Từ đó, chúng ta nhận ra được bản chất của việc Thiết kế website bán hàng chính là công cụ cần thiết trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp.

Trang web là nơi thu hút người xem, là nơi người dùng tham quan mua sắm, là nơi có thể thực hiện các thanh toán và lựa chọn cách thức giao hàng và cũng là nơi mà doanh nghiệp có thể tương tác tốt nhất với phản ứng của khách hàng. Sẽ không có một công thức chung cho mọi thành công trong cuộc sống này; tuy nhiên, để thành công sẽ luôn tìm đến với những người biết ứng dụng các nền tảng cuộc sống trở nên hữu ích cho mình.

Có thể bạn thắc mắc rằng: trong trường hợp đã có một phần mềm quản lý bán hàng cho riêng mình, thì cần đến web làm gì. Câu trả lời sẽ là: tại sao không tích hợp chúng với website để có một hệ thống quản lý vững chắc. Hãy yên tâm, chúng tôi sẽ có một bài khác nói về điều này, bây giờ hãy tập trung vấn đề website nhé!

Trong bài viết này, tôi xin được phân tích về yếu tố nền tảng hậu thuẫn cho một trang web bán hàng đó là:

  1. Phân tích thị trường
  2. Chiến lược bán hàng tổng thể
  3. Một website có đủ chức năng để phục vụ và hỗ trợ cho quá trình bán hàng

Phân tích thị trường

Khi nãy tôi vừa nhắc độc giả rằng, sẽ không có một công thức chung cho việc tăng thu nhập hay lợi nhuận được áp dụng lên toàn bộ các doanh nghiệp. Thế nhưng, không có nghĩa là chúng ta sẽ không học hỏi được gì từ những thành công và thất bại của các đối thủ cạnh tranh trong thị trường. Phải nói là ”biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”! Bạn muốn người dùng chú ý đến, bạn muốn bán được sản phẩm, bạn muốn khách hàng quay lại với mình? Bạn đã trả lời được 3 câu hỏi sau chưa:

  1. What: bạn mang lại được gì cho khách hàng mà đối thủ cạnh tranh không có?
  2. Why: tại sao khách hàng lại chọn bạn mà không phải là đối thủ của bạn?
  3. How: bạn đã thiết lập cách thức để trao cái bạn cần trao và củng cố lòng tin ở khách hàng?

Để trả lời câu hỏi này, chính doanh nghiệp của bạn phải nắm rõ về tầm nhìn của công ty, giá trị của sản phẩm, thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu và không quên tìm hiểu thị trường mình tham gia hoạt động như thế nào, các đối thủ có điểm mạnh điểm yếu gì. Mặc dù mỗi thành công có một cách riêng để tỏa sáng, nhưng tất cả thành công đều cần những công cụ thiết yếu.

Trong tìm hiểu về thị trường cạnh tranh, bạn cần sử dụng phương pháp phân tích doanh nghiệp hữu hiệu là phân tích SWOT để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của không chỉ các đối thủ cạnh tranh mà còn là của chính doanh nghiệp của mình.

 

Ở đây cụ thể, bạn sử dụng SWOT để phân tích trang web bán hàng của đối thủ cạnh tranh. Tôi có một ví dụ sau: bạn là thợ làm bánh Âu tại thành phố Tiền Giang và muốn bán thiết kế website bán sản phẩm của mình online trước khi mở cửa tiệm thật sự. Hiện tại, kinh doanh của bạn chỉ có một mình bạn. Bạn sẽ thực hiện SWOT về chính bạn và các đối thủ cạnh tranh, là các cửa hàng bánh Âu khác trong thành phố Tiền Giang, bao gồm tư nhân và công ty lớn. Kết quả như sau:

SWOT của đối thủ

  1. Điểm mạnh: có cửa hàng, đã có lượng khách hàng trung thành nhất định
  2. Điểm yếu: Sản phẩm có tính rập khuôn về thiết kế, giá thành cao, có website nhưng không cập nhật hoặc không có
  3. Cơ hội: Nhân bản thương hiệu thông qua franchise
  4. Rủi ro: Không phục vụ được mảng khách hàng ưa sản phẩm home-made và khách hàng mua sắm online.

SWOT của chính bạn

  1. Điểm mạnh: bánh home-made tươi mới nhờ chỉ làm khi có đặt hàng, bánh có tính sáng tạo cao.
  2. Điểm yếu: chưa có cửa hàng trưng bày sản phẩm, đang tìm kiếm khách hàng và chất lượng không đồng đều trong mỗi lần sản xuất.
  3. Cơ hội: Phù hợp để phát triển thành dòng finest cake- bánh ngọt đẳng cấp 5 sao, phục vụ được mảng khách hàng yêu thích sáng tạo trong sản phẩm và chuyên mua sắm trực tuyến
  4. Rủi ro: không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường nếu có thêm khách hàng do chỉ có một mình bạn làm và website của bạn xây dựng không đủ tính năng để hỗ trợ trải nghiệm mua sắm của người dùng.

Trong tổng kết của phần phân tích, bạn linh hoạt áp dụng các hiểu thấu của mình về tình hình thị trường để đưa ra các quyết định về phát huy ưu thế, cải cách chỉnh sửa sai sót, tận dụng tiềm năng của doanh nghiệp và đề ra các phương án phòng ngừa cho rủi ro. Cách khắc phục:

  1. Nhờ bạn bè người thân có máy chụp hình tốt, giúp bạn có được những shoot hình sản phẩm đẹp mắt để trình bày giới thiệu trên mạng, thay vì mở tiệm tốn kém chi phí.
  2. Tìm kiếm các đầu mối giao vật tư uy tín để chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.
  3. Thực hành và nghiên cứu công thức tối ưu nhất để bánh có chất lượng cao.
  4. Đề ra tầm nhìn phát triển cụ thể, sau 6 tháng thì lượng khách hàng là bao nhiêu và bạn đã có thể thuê thêm người phụ làm bánh chưa
  5. Không thể bỏ sót, kế hoạch thiết kế và phát triển website của bạn.

Trong một bài viết về Thiết kế website nhà hàng khách sạn của tôi, cũng có nhắc đến một sự thật đó là bạn cần thăm dò phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của bạn trước khi mở cửa hàng, nếu không bạn sẽ tự tiêu ngốn hết vốn đầu tư của mình vào một nơi không thu hồi được.

Trong hoàn cảnh kinh doanh của bạn, không gì tốt hơn là hãy ủy nhiệm cho một đơn vị uy tín có kinh nghiệm về thiết kế website cho lĩnh vực nhà hàng như bạn. LPTech với 10 năm trong nghề sẽ tư vấn và hướng dẫn phát triển SEO cho trang web của bạn, giúp bạn đạt được mục tiêu bán hàng và sự hài lòng của khách hàng.

Tôi xin tổng kết trong phần 1 này, thành công  trong cuộc sống chính là kết quả của sự áp dụng các phương pháp chung một cách linh hoạt, phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt của từng người và từng tập thể. Hãy trả lời 3 câu hỏi ”Cái gì, Tại sao và Thế nào” để tìm ra giá trị của riêng bạn trong thị trường. Và để bán được hàng trên trang web của mình, ngoài phân tích thị trường xong, bạn phải đề ra được chiến lược bán hàng và hoàn chỉnh công cụ bán hàng- đó là trang web.

Cách thực hiện chiến lược bán hàng

Sau khi bạn đã có cái nhìn bao quát về hoạt động kinh doanh trong thị trường mình đang nhắm đến, không thể bỏ qua bước thứ hai vô cùng quan trọng đó là thiết lập chiến lược bán hàng và thực hiện nó.

Chúng ta sẽ cùng điểm qua 3 bước trong phương pháp chiến lược bán hàng trên website mà tôi giới thiệu sau đây:

 

Bước 1: Sứ mệnh của doanh nghiệp

Thế nào là sứ mệnh của doanh nghiệp? Bất kì ai khi đưa chân vào thương trường, đều nung nấu cho mình một hoài bão về phát triển doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm để thực hiện ước mơ ấy trở thành sự thật và nó trở thành sứ mệnh của họ.  Hãy quay trở lại với chính mình hoặc trong cuộc họp giao ban của công ty mỗi đầu kì để trả lời câu hỏi với chính công việc kinh doanh của bạn: bạn muốn mang đến giá trị gì cho thị trường? Bạn đã đi đến đâu trên con đường chạm đến đích rồi? Và bạn đã và sẽ thực hiện những gì để đi đến được cái đích ấy?

Mỗi doanh nghiệp có một sứ mệnh riêng, ngoài mục đích căn bản là họ cần lợi nhuận. Việc xác định được tầm nhìn cho thương hiệu, tức nói với khách hàng của bạn rằng ngoài việc bán được hàng cho họ, bạn sẽ làm việc có ích hơn cho xã hội, nơi mà chính những khách hàng đó đang sinh sống.

Không quá khó để bạn hình dung giữa một doanh nghiệp có hướng đầu tư phát triển để xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất và một doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận và bỏ mặc sự lây nhiễm độc tố đến môi trường xung quanh. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn ủng hộ ai?

Vì vậy hãy nghĩ cao hơn mức lợi nhuận mà bạn có được khi xác định sứ mệnh của doanh nghiệp! Khi bạn có được tầm nhìn và mục tiêu phấn đấu cho thương hiệu, bạn sẽ có thể tiếp tục thực hiện những bước sau trong chiến lược bán hàng.

LPTech chúng tôi cũng có sứ mệnh của riêng mình, đó là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thị trường trong nước và quốc tế thế giới bằng những dịch vụ thiết kế, tư vấn và nâng cấp website chuyên nghiệp trong thời đại 4.0. Giá trị của LPTech được quy định bởi chất lượng công việc chúng tôi thực hiện và sự hài lòng của khách hàng sau đó.

Bước 2: Khách hàng mục tiêu

Đối tượng mà không bất kì một doanh nghiệp nào có thể lơ là, không ai khác chính là khách hàng mục tiêu của họ. Trong một chiến lược bán hàng hiệu quả, nhân viên sale phải hiểu được sự khác biệt vô cùng lớn giữa các người khách và khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu là những nhân vật sau khi thăm dò thị trường về sản phẩm và dịch vụ cần mua, cuối cùng họ sẽ quyết định mua; trong khi các người khách khác sẽ chỉ dừng lại ở một chặng nào đó trong quá trình mua sắm của họ, chứ không đi đến quyết định mua sắm cuối cùng. Chúng ta cùng điểm lại quá trình mua sắm của một khách hàng sau đây, để hiểu được khách thường và khách hàng mục tiêu khác nhau ở điểm gì?

Nhận thức - Quan sát - So sánh – Mua - Phản hồi

Vậy để phân biệt được khách hàng mục tiêu của bạn, không gì khác là điều tra hành vi mua sắm của người dùng trong thị trường bạn đang kinh doanh. Từ việc nắm được các hành vi của người dùng trong quá trình mua sắm, bạn sẽ sàng lọc ra được các yếu tố giúp bạn hình dung ra được khách hàng mục tiêu của bạn sẽ hành động như thế nào.

Ví dụ, khách hàng mua bánh Âu trên trang web sẽ có thể mang những đặc điểm sau: ưa thích văn hóa ẩm thực phương Tây, có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ phương Tây khác, thường hay lướt web và các diễn đàn ẩm thực, yêu thích đồ ngọt nhưng không có thời gian và điều kiện không gian bếp để làm chúng,v.v.

Thêm nữa, trong tìm hiểu về khách hàng mục tiêu, chúng ta sẽ cần quan tâm đến các chi tiết sau:

  1. Khó khăn của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm à đưa ra giải pháp khắc phục
  2. Tâm lý thích được giảm giá hoặc được phục vụ thêm à giới thiệu về các chương trình giảm giá hoặc các dịch vụ mới đính kèm trong sản phẩm (giao hàng tận nơi, booking cancelation không bị charge phí)
  3. Mối quan tâm khác trong cuộc sống của khách hàng, ví dụ như đóng góp từ thiện, nói không với rác thải nhựa à khẳng định tầm nhìn của doanh nghiệp và bước phát triển bền vững với xã hội.
  4. Nhu cầu mua sắm thuận tiện à hướng dẫn dễ hiểu về cách mua hàng trên trang web, đồng thời cũng đòi hỏi sự tiện dụng và tính thân thiện đối với người dùng của thiết kế website

Bạn thấy đấy, việc điều tra hành vi mua sắm này rất quan trọng đối với bất kì nhà kinh doanh nào bởi nó giúp doanh nghiệp hiểu về khách hàng của họ hơn và phát triển thêm những tiện ích và chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nhờ hiểu được rõ khách hàng mục tiêu hơn, nhà kinh doanh cũng sẽ thuận lợi hơn trong bước tiếp theo, đó là xác định chỉ tiêu bán hàng và phương án hoạt động.

Bước 3: Chỉ tiêu bán hàng và phương án hoạt động

Trong bước này, bạn sẽ cùng đội ngũ bán hàng của mình xác định rõ mục tiêu cụ thể trong tuần, trong tháng hoặc trong quý, doanh nghiệp sẽ cần bán được bao nhiêu hàng, hay tìm kiếm thêm bao nhiêu khách hàng hoặc sẽ thâm nhập vào thị trường của bao nhiêu thị xã hay thị trấn trong vùng chẳng hạn?

Xác định chỉ tiêu bán hàng

Hãy lưu ý ở bước này, bạn cần lựa chọn các mục tiêu có thể định lượng được để có thể sau đó thiết lập các KPI cho phù hợp và chính xác với mục đích. KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, nghĩa là các dụng cụ chính để đánh giá sự hoạt động của một quá trình. Ví dụ, chỉ tiêu trong tháng đầu tiên hoạt động của trang web bán bánh Âu tại thành phố Tiền Giang là 10 khách hàng đặt bánh và mỗi ngày trong tháng đó có ít nhất 10 người xem trang web bán bánh của bạn. Dựa vào hai mục tiêu ấy, bạn sẽ sử dụng công cụ để đo là số lượng views trong ngày của trang web và số lượng người đặt bánh thông qua website.

Có mục tiêu, có dụng cụ để đánh giá mức độ thực hiện của quá trình đi đến mục tiêu đó, thì tiếp theo chúng ta sẽ cần suy nghĩ về các phương án để hoàn thiện chất lượng của quá trình ấy. Các phương án giải quyết này sẽ nằm trong bước lên kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Thiết kế phương án hoạt động

Để đạt được mục tiêu bán hàng như đề xuất, nhà kinh doanh phải dựa trên thông tin về hoạt động online của khách hàng mục tiêu (nơi họ hay ghé xem nhất, thời gian họ dành cho mua sắm online và điều gì khiến họ hứng thú đối với một trang web bán hàng) rồi tiếp tục suy nghĩ về thiết kế nội dung và chạy các chương trình phù hợp cho mục đích quảng bá hay giảm giá.

Tuy nhiên, để mọi thứ được vận hành trơn tru trong một công ty, không thể không có ngân quỹ để chi trả cho những tiêu hao trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Ngân sách cũng sẽ là một thành tố quyết định trong việc một dự án chương trình có được phê duyệt hay không.

Sau khi chạy các chương trình nội dung theo thiết kế, doanh nghiệp tiếp nhận được một số lượng thông tin từ các sự kiện chương trình này nhờ người dùng tham gia. Công việc tiếp theo là tổng hợp, phân tích và báo cáo về số liệu bán hàng để khắc phục những sai sót trong cách vận hành của chương trình. Thông qua đó, nhà kinh doanh cũng cập nhật được về các hành vi mua sắm mới của khách hàng và đề ra chỉ tiêu mới phù hợp để tiếp cận khách hàng và hợp lý với ngân quỹ cho phép.

Chúng ta vừa đi qua nội dung của chiến lược bán hàng trong chủ đề ”Làm sao để bán hàng thành công trên website”. Để tiến hành chiến lược bán hàng trên website, doanh nghiệp cần xác định rõ giá trị của thương hiệu sao cho vừa xứng tầm lại là nhà kinh doanh có tâm; thứ hai cần nhận diện cụ thể khách hàng mục tiêu của mình trong thị trường và cuối cùng là xét lập chỉ tiêu, thiết kế các nội dung và chương trình dựa trên ngân sách phù hợp để thực thi trên trang web.

Thiết kế website phù hợp cho bán hàng

Sau khi đã phân tích thị trường, lên chiến lược bán hàng trên website, bạn cần hoàn thiện trang web bán hàng của mình sao cho đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong trải nghiệm mua sắm online của họ. 

Trong bài post về các yếu tố cần quan tâm trong thiết kế website của LP Tech, chúng tôi cung cấp cho bạn một kiến thức nền tảng về các yêu cầu căn bản mà một trang web cần phải có, để đảm bảo sự vận hành được trơn tru. Các yêu cầu đó bao gồm công nghệ, thiết kế,web hostingquản trị trang web.

Ở bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cụ thể cho bạn những gợi ý về các chức năng phục vụ cho quá trình bán hàng và để thực hiện được các chức năng này cần cố vấn và hỗ trợ kĩ thuật cao từ các nhà thiết kế website chuyên nghiệp. Có như vậy, bạn mới tạo được sự chú ý từ thị trường vốn rất nhiều đối thủ cũng sử dụng trang web để tìm kiếm khách hàng online. Các chức năng sau được xây dựng dựa trên quá trình mua sắm của người dùng, chúng sẽ thực hiện nhiệm vụ giúp người dùng thỏa mãn nhu cầu ở từng giai đoạn của quá trình mua sắm và thúc đẩy họ đến với quyết định mua sắm cuối cùng.

Sự nhận diện

Thương hiệu logo luôn được thể hiện trên trang web và được thiết kế logic nhất, không phải để người dùng thấy chướng ngại khi ghé thăm trang web của bạn.

Đừng ngần ngại chia sẻ câu chuyện kinh doanh của bạn, một kiểu ”storytelling” để người dùng có thể ấn tượng về doanh nghiệp của bạn và sứ mệnh mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Quan sát

Website bán hàng nên có một tab riêng chuyên về mục sản phẩm, nơi bạn sẽ trình bày những sản phẩm và dịch vụ. Đừng quên là luôn để lời giải thích thêm về sản phẩm, giá cả để khách hàng nhanh chóng đưa ra được so sánh về sản phẩm của bạn.

Lời khuyên thêm về thiết kế nội dung, bạn có thể tìm đọc ở mục dịch vụthiết kế nội dung cho website chuẩn SEO của LP Tech hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi để có được sự phục vụ phù hợp nhất cho yêu cầu kinh doanh của bạn.

So sánh

Nội dung trình bày website về các chương trình giảm giá, khuyến mãi hay các tiện ích khác trên website như những bài chia sẻ hay đánh giá về chất lượng từ khách hàng sẽ là những điều người dùng mong đợi ở trang web bán hàng của bạn.

Mua

Tạo sự thuận lợi nhất trong quá trình xem xét của người dùng bằng cách đặt các nút MUA ở các vị trí dễ nhìn, dễ thu hút họ nhất. Ngoài ra, thiết kế các đường dẫn để hoàn tất việc mua sắm gọn gàng, nhanh lẹ. Luôn có chế độ gửi mail hoặc tin nhắn để xác nhận thanh toán của khách hàng.

Để việc chi trả trực tuyến an tâm nhất cho người sử dụng, hãy đảm bảo bạn sử dụng web hosting uy tín và chăm sóc trang web của mình thường xuyên để tránh xảy ra các tình trạng đánh cắp thông tin thẻ của khách hàng.

Phản hồi

Bạn sẽ cần có nơi để khách hàng để lại comment, theo dõi trang web của mình. Những phản hồi của khách cũ cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua của khách mới, vì vậy việc thể hiện đánh giá của khách hàng sẽ một cân nhắc cho trang web của bạn. Bởi trang web có tự tin để lại chức năng phản hồi vừa đảm bảo tính kết nối với khách hàng để kịp thời giải quyết các vướng mắc của họ, cũng tạo thêm uy tín cho trang web buôn bán của bạn.

Kết luận

Để có một website bán hàng thành công, ngoài yếu tố nhân lực để thực hiện tìm hiểu thị trường và lên chiến lược bán hàng, doanh nghiệp không thể phủ nhận tính cần thiết của một website đầy đủ chức năng để phục vụ khách hàng thật tốt trong quá trình mua sắm của họ. LP Tech sẽ nhà đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trên con đường đạt được mục tiêu này. 

LP Tech không chỉ thiết kế website, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tư vấn về lựa chọn web host, nâng cấp trang web, quản trị mạng và thiết kế nội dung SEO, dịch vụ SEO chuyên nghiệp,... Hãy liên hệ với chúng ta ngay bên dưới đây! 

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

CRUD là gì? Vai trò của CRUD trong thiết kế...

CRUD là thuật ngữ được viết tắt từ Create, Read, Update và Delete, có chức năng quan trọng trong việc tạo hoạt động tương tác với...

Favicon là gì? Cách tạo và thêm favicon vào...

Favicon được viết tắt từ ‘favorite icon’, là một biểu tượng nhỏ hiển thị trên các thẻ (tab) khi mở một website. Dù favicon nhỏ nhưng lại...

Wireframe là gì? Quy trình xây dựng khung xương...

Wireframe là một công cụ trực quan, được dùng để tạo khung xương hay cấu trúc trong thiết kế website. Xem ngay cách thực hiện quy trình...

Plugin là gì? Top 6 plugin quan trọng cho website...

Plugin là gì? Plugin là một chương trình phần mềm được tích hợp vào website Wordpress và được xây dựng các tính năng để vận hành trang...

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Bài viết mới nhất


Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...

NVM là gì? Tìm hiểu định nghĩa và cách sử dụng NVM

NVM là viết tắt của Non Volatile Memory hay còn gọi là bộ nhớ không bay hơi. Đây là một loại loại lưu trữ máy tính giúp lưu dữ liệu ngay cả khi...

Cách tắt hoạt động trên Facebook (trạng thái...

Áp dụng cách tắt hoạt động trên facebook giúp đảm bảo không ai biết bạn đang online hay không để tránh bị nhắn tin làm phiền. Hướng dẫn chi tiết...

OCR là gì? Lợi ích và ứng dụng của nhận dạng ký...

OCR là gì? Tìm hiểu về khái niệm, lợi ích và cơ chế hoạt động của công nghệ nhận dạng ký tự quang học - công nghệ quan trọng hiện nay.

On premise là gì? On-premise có gì khác với Cloud?

On-premise là một mô hình triển khai phần mềm, app mà doanh nghiệp tự sở hữu và quản lý toàn bộ. Xem ngay đặc điểm khi so với cloud và các mô hình...

TypeScript là gì? Ưu, nhược điểm so với...

TypeScript là ngôn ngữ lập trình mở rộng từ JavaScript. Nó cung cấp hệ thống kiểu tĩnh giúp phát hiện lỗi ngay từ giai đoạn biên dịch và giảm thiểu...

IIS là gì? Cách cài đặt và cấu hình máy chủ IIS

IIS (Internet Information Services) là máy chủ web của Microsoft, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết kế web/webapp và quản lý nội dung.

Pentest là gì? Tầm quan trọng của kiểm thử xâm...

Tìm hiểu về phương pháp kiểm thử xâm nhập - Pentest, một giải pháp bảo mật thiết yếu cho doanh nghiệp trong thời đại số hóa.