Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (913 Reviews)

Khi tìm hiểu về kinh tế, chính trị, văn hóa, ắt hẳn bạn đã thường xuyên nhìn thấy cụm từ globalization và localization. Vậy globalization (toàn cầu hóa) là như thế nào? Thuật ngữ này có gì khác so với localization (bản địa hóa)? Hãy cùng tìm hiểu những điểm khác biệt của 2 thuật ngữ này ở bài viết dưới đây của LPTech nhé!

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì?

Globalization được dịch ra có nghĩa là toàn cầu hóa. Đây là quá trình hợp tác, liên kết giữa các nền kinh tế văn hóa trong cùng khu vực hoặc trên toàn thế giới. Đây là một trong những định hướng của rất nhiều tập đoàn và doanh nghiệp một khi họ muốn mở rộng quy mô của mình ra tầm thế giới.

Toàn cầu hóa diễn ra nổi bật nhất ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

  • Về kinh tế: toàn cầu hóa giúp các nước phụ thuộc lẫn nhau và thúc đẩy quá trình thương mại hóa toàn cầu tự do. Mặt khác, toàn cầu hóa cũng giúp lực lượng lao động, các công nghệ mới, sản phẩm mới được trao đổi và lan truyền nhanh chóng toàn thế giới.
  • Về mặt văn hóa, xã hội: toàn cầu hóa giúp người dân ở các quốc gia trên thế giới có sự giao lưu, phát triển nhiều hơn. Mọi người dần dần được cập nhật những xu hướng mới nhất và xóa bỏ được rào cản về biên giới, quốc tịch, màu da.

Toàn cầu hóa có điểm tích cực đó là nâng cao mức sống ở các quốc gia nghèo và chậm phát triển khi tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giúp tăng thu nhập. Tuy nhiên, nó có thể khiến người dân ở các nước phát triển mất đi cơ hội việc làm do nguồn lao động và nguyên liệu được nhập từ các nước có chi phí thấp hơn qua.

Nhìn chung, Globalization có những điểm tích cực và tiêu cực riêng của nó. Dù vậy, đây vẫn là quá trình mà nhiều quốc gia hướng đến để phát triển.

Globalization là gì?

Các đặc điểm của Globalization (Toàn cầu hóa)

Toàn cầu hóa (Globalization) là quá trình có liên quan đến nhiều vấn đề của một quốc gia, bao gồm kinh tế, văn hóa và cả xã hội.

Một số đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa mà bạn có thể nhìn thấy như:

Đối với kinh tế

Globalization cho phép các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực, nguyên liệu rẻ để giảm bớt chi phí sản xuất. Ngoài ra, toàn cầu hóa còn là điều kiện thuận lợi để giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng mới trên toàn thế giới.

Toàn cầu hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngành vận chuyển logistic trên toàn thế giới. Nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ cao hơn giữa các quốc gia là điều kiện để phát triển ngành logistic.

Đối với xã hội

Quá trình globalization giúp người dân ở các quốc gia khác nhau dễ dàng hơn trong việc giao lưu, tương tác. Với sự phát triển hiện nay để tiến đến toàn cầu hóa, internet trở thành một công cụ đắc lực để mọi người trao đổi nhiều hơn với nhau.

Đối với văn hóa

Toàn cầu hóa hướng đến sự trao đổi các giá trị nghệ thuật, văn hóagiữa các quốc gia trên toàn thế giới. Theo đó, các ý tưởng, giá trị cao cả, văn minh về văn hóa sẽ được xem là xu hướng phát triển để các quốc gia khác cùng theo đuổi.

Quá trình toàn cầu hóa về văn hóa có thể kể đến đó là các trào lưu về Kpop, Hollywood,... đang được đánh giá là hình mẫu để phát triển.

Đối với tổ chức

Sự ra đời của các tổ chức liên chính phủ như Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính là những đặc điểm rõ ràng nhất của xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra.

Đối với pháp lý

Các Bộ luật quốc tế, các tổ chức kiểm soát, cảnh sát hình sự quốc tế như FBI ra đời chính là sự kết hợp, phối hợp giữa nền pháp lý của nhiều quốc gia với nhau. 

Đặc điểm của Globalization

Ưu và nhược điểm của quá trình toàn cầu hóa (Globalization)

Khi quá trình toàn cầu hóa ra đời và phát triển, đã có rất nhiều tranh cãi về việc liệu rằng đây có phải là một quá trình phát triển đúng đắn? Hãy cùng LPTech tìm hiểu về các ưu và nhược điểm của việc toàn cầu hóa (Globalization)

Ưu điểm của quá trình toàn cầu hóa (Globalization)

Không thể phủ nhận rằng, toàn cầu hóa có rất nhiều ưu điểm, bao gồm:

Globalization giúp thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia chậm phát triển

Các quốc gia chậm phát triển khiển mức thu nhập thấp, đời sống khó khăn trong khi lực lượng lao động dư thừa rất nhiều. Với quá trình toàn cầu hóa, các lực lượng lao động tại những quốc gia này có cơ hội được di chuyển qua những quốc gia khác phát triển hơn. Từ đó, họ sẽ có được việc làm, có thêm thu nhập và làm gia tăng đời sống, nền kinh tế cho các nước chậm phát triển.

Bên cạnh đó, đa phần các quốc gia chậm phát triển có nguồn nguyên liệu thô dồi dào và giá rẻ nhưng chưa có nguồn xuất khẩu để gia tăng kinh tế. Nhờ vào toàn cầu hóa, các nguyên liệu này sẽ được các quốc gia phát triển hơn nhập khẩu vào và thu mua thường xuyên. Do đó, các nước chậm phát triển vừa phát triển kinh tế vừa thúc đẩy nền nông nghiệp, sản xuất nguyên liệu thô phát triển hơn.

Tối ưu hóa chi phí và có nguồn khách hàng mới cho các quốc gia phát triển

Với việc sử dụng lực lượng lao động ở các quốc gia đang chậm phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tối ưu hóa được chi phí nhân sự. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu thô từ những nước nghèo cũng giúp giảm thiểu chi phí cho quá trình sản xuất. Khi đó doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá nhiều hơn và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Toàn cầu hóa cũng mở ra một cơ hội vô tận cho các doanh nghiệp để phát triển các tệp khách hàng mới tiềm năng.

Quyền con người được đề cao

Nhiều người tin rằng, quá trình toàn cầu hóa đã nâng cao sự bình đẳng trên toàn thế giới. Hiện nay, sự phân biệt chủng tộc, màu da đã giảm thiểu đi rất nhiều so với các giai đoạn trước. Một ví dụ điển hình đó là người da màu cũng có thể làm Tổng thống của Hòa Kỳ.

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng đề cao quyền con người và tập trung nhiều hơn vào sự phát triển con người thay vì chỉ có kinh tế.

Ưu điểm của quá trình toàn cầu hóa

Nhược điểm của quá trình toàn cầu hóa

Dù được xem là xu hướng phát triển hiện tại, tuy nhiên Globalization vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm:

Có thể gây nên hiệu ứng domino

Toàn cầu hóa về lĩnh vực kinh tế nhằm chỉ đến việc hợp tác, nâng đỡ và phụ thuộc giữa các nền kinh tế với nhau. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên một hậu quả lớn, đó là hiệu ứng domino khi xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế.

Ví dụ điển hình đó là cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 ở Mỹ. Sự kiện xuất phát từ Mỹ này được ví như một quân cờ domino khởi đầu cho sự đổ ngã nghiêm trọng lên các nền kinh tế Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Hy Lạp và phải mất rất nhiều năm để phục hồi.

Tập trung tài sản và quyền lợi vào tay các tập đoàn lớn

Toàn cầu hóa là điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia phát triển và tạo được nguồn tài sản khổng lồ. Nhiều người cho rằng với việc phát triển toàn cầu hóa, các tài sản và quyền lực sẽ dần tập trung về tay các tập đoàn lớn. Điều này sẽ gây nên hiệu ứng ‘cá lớn nuốt cá bé’ khiến các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp địa phương không có cơ hội để phát triển.

Gia tăng sự đồng nhất hóa

Globalization khiến gia tăng sự đồng nhất hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, các quốc gia có quy mô và sức ảnh hưởng lớn như Mỹ, Trung Quốc,... khiến cho việc trao đổi văn hóa dường như chỉ mang tính chất một chiều. Các nền văn hóa ở các quốc gia nhỏ, chậm phát triển không có cơ hội để giao lưu và trao đổi.

Nhược điểm của quá trình toàn cầu hóa

Localization (bản địa hóa) là gì?

Trái ngược với Globalization (toàn cầu hóa), localization (bản địa hóa) là sự địa phương hóa. Cụ thể hơn, ở khía cạnh kinh tế, bản địa hóa là quy trình tổ chức của một công ty sao cho các hoạt động của công ty mang tính địa phương ở nơi đặt chi nhánh hơn là mang tính toàn cầu.

Trong marketing, localization là quá trình mà một doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi một sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên phù hợp với một quốc gia hoặc khu vực nhất định.

Có thể hiểu rằng, bản địa hóa là một sản phẩm, dịch vụ mang tính quốc tế nhưng đã được điều điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa địa phương. Vì thế, localization thường được xem là vừa mang tính quốc tế, vừa mang tính địa phương.

Localization (bản địa hóa) là gì?

Sự khác nhau giữa Globalization là Localization

Globalization và localization là những thuật ngữ mới và vẫn hay bị nhầm lẫn với nhau. Bạn có thể phân biệt chúng dựa trên một số yếu tố dưới đây:

Về khái niệm

Globalization chỉ việc một doanh nghiệp, công ty địa phương có quy trình sản xuất, điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, localization lại hướng đến việc một sản phẩm, dịch vụ được điều chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa địa phương hoặc một khu vực cụ thể.

Về mục đích

Globalization hướng đến sự đồng nhất, hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế giữa các quốc gia trong cùng 1 khu vực hoặc trên toàn thế giới. Ngoài ra, toàn cầu hóa còn nâng cao tính bình đẳng và đề cao quyền con người thông qua việc thành lập các tổ chức toàn cầu.

Localization lại hướng đến sự tôn trọng nền văn hóa địa phương, đề cao tính khác biệt và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đặc thù cho từng quốc gia, khu vực. Bản địa hóa hiện vẫn đang là một thách thức mới các doanh nghiệp đa quốc gia vì đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng ở quốc gia mà doanh nghiệp muốn tham gia vào.

Sự khác nhau giữa Globalization là Localization

Có rất nhiều tranh cãi đã nảy ra rằng các quốc gia nên đi theo hướng phát triển toàn cầu hóa hay địa phương hóa. Tuy nhiên, thay vì chọn lựa 1 hướng phát triển thì việc kết hợp giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa mới là xu hướng phát triển hiện nay mà nhiều doanh nghiệp, quốc gia đang hướng đến.

Qua bài viết trên đây, LPTech đã chia sẻ về các khái niệm globalization và localization cũng như sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhé!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách tạo profile cá nhân

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách...

Profile là một phương tiện giúp bạn gây được ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp, đối tác. Cùng tìm hiểu những cách tạo profile chuyên...

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn giản, hiệu quả

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn...

Moodboard là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Moodboard là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, phông chữ, chất...

Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp dụng thành công tại Việt Nam

Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp dụng...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và những đặc điểm cần lưu ý

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và các sản phẩm

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây,...

USP là gì? Vai trò và cách xác định USP thành công cho doanh nghiệp

USP là gì? Vai trò và cách xác định USP thành...

USP là gì? USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point hoặc Unit Selling Proposition, có nghĩa là điểm bán hàng độc nhất. USP thường...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.