Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.0/5 (913 Reviews)

ERD là sơ đồ được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến cơ sở dữ liệu quan hệ, đặc biệt là lập trình. Đây là công cụ quan trọng trong việc tìm hiểu biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể, thuộc tính và mối quan hệ có trong một hệ thống thông tin hoặc là một ứng dụng nào đó. Vậy ERD là gì mà lại có 

ERD là gì?

ERD là viết tắt của Entity Relationship Diagram, tạm dịch là sơ đồ mối quan hệ thực thể. Với entity nghĩa là "thực thể", relationship là "mối quan hệ" và "diagram" là sơ đồ. ERD là một dạng cấu trúc dữ liệu được mô tả trực quan dưới dạng sơ đồ nhằm mục đích thể hiện các thực thể và mối quan hệ giữa chúng.

Mô hình ERD cho người dùng thấy được cái nhìn toàn diện về những thành phần chính có trong hệ thống quản lý bán hàng, cũng như thấy được cách mà chúng tương tác với nhau. Nhờ vào mô hình này mà doanh nghiệp có thể phân tích, lưu trữ, báo cáo về dữ liệu bán hàng dễ dàng hơn.

Mô hình ERD là gì?

Lịch sử mô hình ERD 

Peter Chen - Nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Đài Loan là người đầu tiên sử dụng mô hình ERD. Năm 1976, ông cho ra hai bài nghiên cứu là The Entity-Relationship Model Towards a Unified View of Data Models, các bài nghiên cứu đều sử dụng đến ERD diagram.

Vào những năm kế tiếp, mô hình này dần được phát triển và có những cải tiến tốt hơn, xuất hiện thêm những khái niệm về thuộc tính, CardinalityParticipation nhằm giúp mô tả chi tiết hơn về cấu trúc dữ liệu. Tuy hiện tại ERD đã có nhiều thay đổi so với ban đầu nhưng nó vẫn được xem là một công cụ cần thiết cho quá trình thiết kế CSDL quan hệ, góp phần giúp nhà phát triển hiểu được cấu trúc dữ liệu.

Lịch sử mô hình ERD 

3 thành phần chính của ERD

3 thành phần chính của ERD bao gồm Entity, Entity Attributes và Relationship. Mỗi thành phần đều đóng vai trò quan trọng để tạo nên mô hình ERD hiệu quả, xem thông tin bên dưới để tìm hiểu chi tiết hơn về các thành phần này bạn nhé. 

Thực thể/đối tượng (Entity)

Thực thể (Entity) trong mô hình ERD là đại diện cho những đối tượng thực tế hoặc trừu tượng mà người dùng lưu trữ và theo dõi trên hệ thống, ví dụ như con người, đồ vật, địa điểm, sản phẩm,...

Mỗi thực thể đều sẽ có thuộc tính riêng để thể hiện đặc điểm riêng của nó. Thực thể trong sơ đồ ERD sẽ được thể hiện ở dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Trong thiết kế CSDL và xác định cấu trúc dữ liệu, chúng chiếm một vị trí rất quan trọng.

Thuộc tính/đặc tính của thực thể (Entity Attributes)

Thuộc tính (Entity Attributes) là những thông tin cụ thể có liên quan đến thực thể. Mỗi thực thể có thể có nhiều hoặc ít thuộc tính, ví dụ như nếu thực thể là “Sản phẩm” thì sẽ có các thuộc tính tương ứng như giá, mô tả, ngày sản xuất. Những thuộc tính sẽ được thể hiện ở dạng hình ô-van hoặc bầu dục nằm trong biểu tượng thực thể.

Các thành phần cơ bản của mô hình ERD

Mối quan hệ (Relationship)

Trong mô hình ERD thì “Độ quan trọng” (Cardinality) có vai trò định rõ mối quan hệ giữa những thực thể. Nó sẽ xác định số lượng thực thể được liên kết thông qua mối quan hệ với những thực thể khác. Có ba loại độ quan trọng là:

  • One-to-one (1-1): Mỗi thực thể trong một bảng chỉ có thể liên kết với tối đa một thực thể trong bảng khác và ngược lại.

Ví dụ: 

  • Một người chỉ có một hộ chiếu.
  • Một phòng chỉ có một cửa ra vào chính.
  • One-to-many (1-nhiều): Một thực thể trong một bảng có thể liên kết với nhiều thực thể trong bảng khác, nhưng một thực thể trong bảng kia chỉ có thể liên kết với một thực thể trong bảng đầu.

Ví dụ:

  • Một tác giả có thể viết nhiều sách, nhưng một cuốn sách chỉ có một tác giả.
  • Một khách hàng có thể đặt nhiều đơn hàng, nhưng một đơn hàng chỉ thuộc về một khách hàng.
  • Many-to-many (nhiều-nhiều): Cả hai thực thể đều có thể liên kết với nhiều thực thể trong bảng còn lại.

Ví dụ:

  • Một sinh viên có thể đăng ký nhiều môn học, và một môn học có thể có nhiều sinh viên đăng ký.
  • Một sản phẩm có thể thuộc nhiều danh mục, và một danh mục có thể chứa nhiều sản phẩm.

ERD dùng để làm gì?

Mô hình ERD có vai trò khá quan trọng trong quá trình quản lý việc bán hàng, tạo sự thuận tiện trong phân tích và xử lý thông tin. Để biết cụ thể mô hình ERD dùng để làm gì, hãy xem thông tin bên dưới đây bạn nhé:

  1. Giải quyết vấn đề từ dữ liệu: Mô hình ERD sẽ dùng biểu đồ dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có để giải quyết, phát triển dự án. Việc này sẽ giúp tìm được lỗi, phân tích tác vụ và xây dựng kế hoạch bán hàng nhằm đạt được doanh thu và lợi nhuận cao.
  2. Hệ thống thông tin kinh doanh: Mô hình này sẽ tối ưu hóa quá trình thông tin kinh doanh từ các dữ liệu thực tế về những thực thể và hành động tương tác. Góp phần mang đến thông tin với tính hiệu quả cao, tạo doanh số cho doanh nghiệp.
  3. Thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh: ERD sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu logic, chặt chẽ nhằm đạt được hiệu quả cao, nó còn giúp minh họa các bảng quan hệ trở nên dễ hiểu hơn. Trong việc phát triển phần mềm, ERD sẽ xác định được yêu cầu hệ thống và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
  4. Xây dựng cấu trúc URL: Khi SEO website, ERD giúp xác định cách các URL của website được xây dựng, đảm bảo rằng chúng thân thiện với SEO và dễ hiểu đối với cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
  5. Xây dựng liên kết nội bộ: Đối với các dự án SEO quy mô lớn, sử dụng ERD giúp xác định các liên kết nội bộ cần thiết để kết nối các trang với nhau, giúp cải thiện khả năng thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm và tăng uy tín cho các trang quan trọng.

Mô hình ERD dùng để làm gì?

Khi nào cần phát triển ERD?

Phát triển mô hình ERD là bước đầu tiên bạn cần quan tâm khi thực hiện quy trình phân tích và thiết kế CSDL. Bên dưới là những tình huống cụ thể mà bạn cần phải phát triển mô hình ERD:

  1. Thiết kế cơ sở dữ liệu: ERD được xem là công cụ cần thiết giúp trực quan hóa thiết kế trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong kỹ thuật phần mềm, phát triển ERD sẽ là bước đầu tiên giúp bạn xác định được yêu cầu có trong hệ thống thông tin. Đồng thời, nó cũng được dùng để xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu cụ thể.
  2. Xác định, gỡ lỗi cơ sở dữ liệu: Một số lỗi có thể xảy ra khi cấu trúc cơ sở dữ liệu bị thay đổi. Vì thế, việc lập kế hoạch quản lý cẩn thận và chính xác để tránh lỗi là rất cần thiết. Mô hình ERD sẽ tạo ra một lược đồ tổng quan, phân tích, viết truy vấn chính xác và tối ưu để phát hiện và giải quyết lỗi về vấn đề cơ sở dữ liệu.
  3. Xây dựng hệ thống thông tin, hỗ trợ kinh doanh: ERD có thể được dùng để xác định yêu cầu hệ thống thông tin, định nghĩa khái niệm cũng như mô tả những đối tượng có trong hệ thống. Việc này sẽ giúp tránh được vấn đề bị thừa hoặc thiếu thông tin.

> Xem thêm:Những lỗi thiết kế cơ sở dữ liệu thường gặp

Khi nào cần phát triển ERD?

Cách tạo mô hình ERD hiệu quả

Để tạo mô hình ERD hiệu quả, bạn cần nắm phải trả lời được câu hỏi: "Mục đích tôi tạo ra để làm gì? Tôi kỳ vọng điều gì khi tạo ra?" Sau khi trả lời xong 2 câu hỏi đó, các bước còn lại trong quá trình sẽ vô cùng dễ dàng:

Bước 1: Bạn cần hiểu rõ về mục đích, mục tiêu chính bạn cần đạt được trong quá trình thiết kế. Nhờ vậy mà bạn sẽ biết được cấp độ ERD cần thiết, từ đó xác định được phạm vi và hướng tiếp cận phù hợp cho việc thiết kế ERD.

Bước 2: Xác định được phạm vi của việc thiết kế mô hình ERD, điều này giúp bạn không phải thêm vào mô hình những thực thể hay mối liên hệ không liên quan. Bạn sẽ tập trung được vào những khía cạnh quan trọng để tạo ra mô hình ERD hiệu quả nhất. 

Bước 3: Bạn cần xác định được thực thể chính và tuân theo quy tắc ERD. Điều này giúp bạn tạo ra được một mô hình với các yếu tố quan trọng, đảm bảo mô hình dễ đọc, dễ hiểu và rõ ràng nhất.

Bước 4: Xác định đúng thuộc tính và phát triển thực thể của mô hình. Tức là bạn cần xác định khóa chính (primary key), khóa ngoại (foreign key). Với những mô tả chi tiết về thuộc tính, bạn sẽ tạo được dữ liệu với sự rõ ràng và minh bạch.

Bước 5: Khi mô hình đã hoàn thành, bạn hãy đánh giá lại ERD để đảm bảo tất cả các bảng dữ liệu và thành phần đã đầy đủ và hoàn thiện.

Bước 6: Bạn xác định mối quan hệ của các bảng dữ liệu và thực hiện liên kết chúng thông qua việc áp dụng các mối quan hệ thích hợp. Nhờ vậy mà giúp người đọc có thể dễ dàng tương tác được với những mối quan hệ phức tạp.

Bước 7:Tối ưu hóa cấu trúc bảng dữ liệu bằng việc áp dụng kỹ thuật chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Việc này giúp loại bỏ đi những dữ liệu thừa, đảm bảo tính trọn vẹn cho dữ liệu cũng như cải thiện hiệu suất cho hệ thống.

Cách tạo mô hình ERD hiệu quả

LPTech vừa giới thiệu cho bạn biết mô hình ERD là gì và cách để tạo một mô hình ERD hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ tận dụng được mô hình này một cách hiệu quả. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, hãy xem những bài viết khác của LPTech bạn nhé.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của Repo Github

Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về...

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn ngữ lớn

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn ngữ...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm...

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu trong Redis

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ...

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền dữ liệu

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công...

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường hiệu quả

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường hiệu...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.