Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (3 Reviews)

Internet không chỉ là hệ thống chia sẻ thông trên toàn cầu mà còn là ”cầu nối” liên kết giữa doanh nghiệp và người mua hàng. Đối với các doanh nghiệp, sử dụng Internet để phát triển thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số là một điều tuyệt vời. 

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu về Digital Branding là gì và những kiến thức kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu nhé!

Digital Branding là gì?

Digital Branding (xây dựng thương hiệu kỹ thuật số) là quá trình thiết kế và xây dựng thương hiệu trực tuyến. Bằng cách kết hợp giữa xây dựng thương hiệu trên Internet và tiếp thị kỹ thuật số để gia tăng số người biết về công ty bạn nhiều hơn.

Điều này được thực hiện thông qua các trang website, ứng dụng, phương tiện truyền thông xã hội, video và hơn thế nữa. Để hiểu hơn về Digital Branding ta hãy nhìn lại năm 2020, một năm bắt đầu thập kỷ mới và đánh dấu sự khủng khiếp cho loài người bởi đại dịch Covid-19. Nó gây ra không ít lao đao cho các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Digital Branding

Không ít các doanh nghiệp phải thắt chặt chi phí, cắt giảm lương nhân viên, công nhân hoặc thậm chí một số đứng bên bờ vực của sự phá sản. Vì sao? Vì hình thức kinh doanh offline trở nên khó khăn hơn do phải cách ly xã hội. 

Tuy nhiên, chúng ta nhìn vào Internet lại thấy hoạt động mua bán diễn ra sôi động hơn bao giờ hết. Đây chính là lựa chọn cho các doanh nghiệp muốn biến khó khăn thành cơ hội phát triển, chuyển hướng đi ngay lập tức bằng cách tiếp thị kỹ thuật số (Digital Branding).

Nhiều doanh nghiệp mặc dù covid hoành hành nhưng vẫn tận dụng xây dựng thương hiệu và bán hàng mạnh mẽ.

Tầm quan trọng của Digital Branding hiện nay

Digital Brandingchính là hình thức Marketing hỗ trợ đắc lực cho việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Một thương hiệu hiện diện kém trên các nền tảng kỹ thuật số giống như chiếc bánh xe mất đi lốp xe.

Chưa kể, giữa một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện này, khách hàng nhớ tới thương hiệu quả bạn thì khả năng họ mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ cao hơn.

Vậy tại sao cần phải làm Digital Branding? 

Bởi vì xây dựng thương hiệu rất Internet rất quan trọng. Khi mua hàng khách hàng thường quan tâm nhiều hơn đến những sản phẩm có uy tín hơn là các mặt hàng trôi nổi bên ngoài. Giống như một cửa hàng bán trà sữa nếu chất lượng và quảng bá tốt thì sẽ được nhiều người tìm đến mua.

Tầm quan trọng của Digital Branding

Nếu không kết hợp thêm các hình thức quảng bá thương hiệu hiện đại thì sẽ không thể nào phát huy được tác dụng tối đa.

Hãy để ý về chiếc smartphone mà đa số mọi người đang dùng mỗi ngày, chúng ta tiếp cận với hàng nghìn thông tin. Rồi chúng ta kết nối với thế giới rộng lớn thông qua lắng kính của Internet. Mọi người có thể nhìn thấy các nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng bất cứ lúc nào.

Đối với các doanh nghiệp cũng vậy. Họ sẽ “show” sự hiện diện của họ bất cứ nơi đâu trên Internet nhờ vào thiết bị công nghệ ngay trong lòng bàn tay. Đó chính là sự kỳ diệu của xây dựng thương hiệu kỹ thuật số. 

Nó không chỉ là sân chơi cho các ông lớn về công nghệ mà dành cho tất cả mọi người. Để nói về tầm quan trọng của Digital Branding chúng ta không thể không nhắc đến cuộc chiến giữa xe ôm công nghệ (Grab, Uber) và xe ôm truyền thống tại Việt Nam. Khách hàng ngày càng có xu hướng ủng hộ sự thuận tiện và tiết kiệm cho nên xe ôm công nghệ là sự ưu tiên của họ.

Chính nhờ việc xây dựng thương hiệu kỹ thuật số trên Internet xe ôm công nghệ đã được khách hàng ưu tiên số 1. Cho nên, Digital Branding quan trọng là vậy.

Những lợi ích mà Digital Branding mang lại cho doanh nghiệp?

Làm Digital Branding giúp đẩy mối quan hệ giữa người dùng và doanh nghiệp. Nó rút ngắn khoảng cách giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp thông qua trao đổi trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, trang web.

Hãy cùng điểm qua 3 lợi ích cụ thể dưới đây:

  1. Digital Branding giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp chính là hình thức ra mắt đầu tiên với khách hàng tiềm năng. Thông qua mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram khách hàng sẽ tìm thấy doanh nghiệp và theo dõi.
  2. Digital Branding là cầu nối để kết nối khách hàng qua nền tảng trực tuyến. Điều này giúp khách hàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp dễ dàng cũng như có cơ hội chuyển đổi họ thành đối tượng trung thành với thương hiệu. Cốt lõi nữa là một thương hiệu không tìm thấy trên kênh trực tuyến sẽ không tồn tại trong tâm trí khách hàng.
  3. Digital Branding đưa thương hiệu lây lan nhanh chóng được nhiều người biết. Bởi vì phương tiện kỹ thuật số giúp truyền tải thông tin đi đến mọi nơi, mọi lúc ai cũng có thể tiếp cận nhanh chóng và miễn phí. Một khi nó tạo được ấn tượng thì tốc độ lan truyền sẽ giống như những con vi-rút.

Lợi ích mà Digital Marketing mang lại

Phân biệt Digital Branding và Digital Marketing

Có rất nhiều điều thú vị khi tìm hiểu về Digital BrandingDigital Marketing. Thực ra, “nó” chính là hai người bạn đang đi trên một cung đường.

Xét về bản chất sâu xa, thì cả hai loại hình Digital Branding và Digital Marketing đều hướng đến một mục đích chung. Đó là tăng doanh số, thị phần trên thị trường và đưa tiền về túi cho doanh nghiệp.

Còn về sự khác nhau:

  1. Digital Branding tập trung cung cấp giá trị, nâng cao nhận thức khách hàng về thương hiệu và chiếm lấy “lòng trung thành” của họ. Chiến dịch Digital Branding thường có tính chất dài hạn nhắm vào mục tiêu phát triển thương hiệu là chủ yếu.
  2. Digital Marketing là việc triển khai nhiều hoạt động để tìm kiếm khách hàng mới và tăng doanh số cho công ty. Còn thực hiện những chiến dịch ngắn hạn tăng doanh số trong khoảng thời gian cố định đó là công việc và nhiệm vụ mà Digital Marketing phải làm.

Để có thể dễ dàng phân biệt hơn hãy hình dung qua ví dụ sau: Tôi muốn mở một cửa hàng bán đồ phong thủy và làm sao để khách hàng mua nó đây?

Tôi sẽ Pr về nó trên các trang mạng xã hội, website,...để mọi người biết được những công dụng của vật phẩm phong thủy, sẽ nói về nguồn gốc và xuất xứ của những loại đá đó khác với mấy cửa hàng khác như thế nào? Cách chế tạo đặc biệt ra sao?

Đây chính là bước đi của Digital Branding. Và sau đó chạy quảng cáo, chào hàng, gửi email Marketing với những vị khách thì đó là công việc của Digital Marketing

Cách để xây dựng thương hiệu kỹ thuật số 

Trong những năm gần đây xu thế tiếp cận đa kênh là điều mà mọi doanh nghiệp đều nhắm tới. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” không những dành cho kinh doanh mà còn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Hãy tìm hiểu về cách xây dựng Digital Branding qua một số gợi ý dưới đây:

Tạo tính nhất quán cho thương hiệu

Elon Musk một con người với những tài năng nở rộ đã có phát ngôn nổi tiếng về “thương hiệu”:

“Một thương hiệu chỉ là một nhận thức và nhận thức sẽ phù hợp với thực tế theo thời gian”.

Ngẫm kỹ câu này chúng ta sẽ thấy ”tính nhất quán” trong thương hiệu rất quan trọng. Xây dựng thương hiệu kỹ thuật số có được lan truyền qua nhiều kênh hay không là nằm ở chỗ câu chuyện thương hiệu có nhất quán ở tất cả các kênh. Sự nhất quán còn là đòn bẩy thúc đẩy hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. 

Cách để xây dựng Digital Branding

Đồng thời, sự đồng nhất này còn nằm ở thông điệp, logo của thương hiệu. Một thông điệp rõ ràng và tích cực chắc chắn sẽ để lại dấu ấn theo thời gian. Ngược lại, thông điệp không rõ ràng sẽ bị bóp méo qua nhiều cách cảm nhận khác nhau khiến thương hiệu mờ nhạt. 

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Mỗi thương hiệu đều có một câu chuyện riêng và đó phải nên là một câu chuyện chân thực. Giống như câu chuyện thương hiệu của Coca Cola, Starbuck, Apple,...

Bằng cách kể câu chuyện thương hiệu thông qua các kênh kỹ thuật số giúp khách hàng thêm hiểu và tin cậy hơn nơi doanh nghiệp. Những vị khách tiềm năng sẽ xuất hiện từ đây.

Tạo ra sự lây lan

Nếu chỉ kể về câu chuyện thương hiệu mãi cho khách hàng thì thật nhàm chán. Giao tiếp một chiều mất đi sự thú vị, cả hai tương tác hấp dẫn hơn nhiều. Thông qua các thiết bị công nghệ (smartphone, máy tính) để sử dụng trong xây dựng nền tảng kỹ thuật số (Digital Branding) cho phép khách hàng và doanh nghiệp tương tác qua lại.

Theo thời gian, người tiêu dùng sẽ nhớ đến thương hiệu thông qua logo, câu chuyện thương hiệuthông điệp mang lại. Điều này giúp cho trải nghiệm người dùng được cá nhân hóa và độc đáo hơn. 

Mỗi vị khách sẽ có quan điểm và hệ giá trị khác nhau khi tham gia vào câu chuyện thương hiệu đó họ giống như đóng vai trò là một phần quan trọng. Thông qua giao tiếp giữa hai bên, giúp cho thương hiệu ghi dấu ấn trong mắt khách hàng. Điều này tạo ra những cam kết lâu dài giữa hai bên về tình yêu dành cho thương hiệu.

Hãy liên tưởng đến thực tế: Tôi biết về thương hiệu đó tốt, tôi sẽ kể cho bạn bè và người thân nghe. Lúc này, sức mạnh của truyền miệng kết hợp với Internet tạo ra sự lây lan bất ngờ và không thể đánh giá thấp được.

Giống như Scott Cook, người đồng sáng lập Intuit đã phát biểu: 

“Một thương hiệu không còn chỉ là những gì chúng tôi nói với người tiêu dùng. Đó là những gì người tiêu dùng nói với nhau”. 

>> Tham khảo: Affiliate Marketing là gì? Các bước để thực hiện Affiliate Marketing hiệu quả

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại điện tử của Google

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại mới nhất 2024

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng cho doanh nghiệp của bạn

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate TikTok

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate...

Tiếp thị liên kết TikTok là hình thức kiếm tiền hấp dẫn cho người sáng tạo nội dung. Điều kiện và cách đăng ký affiliate TikTok đơn giản...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược giá đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.