Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (2 Reviews)

Khi bạn đã tìm kiếm với từ khóa “CEO” thì LPTech tin chắc rằng bạn là một người có ý chí cầu tiến, có ý dự định sẽ trở thành một CEO trong tương lai. Hoặc bạn đang muốn tìm hiểu về vai trò và định hình lại các công việc của một CEO trong một bộ máy vận hành của một doanh nghiệp.“CEO là gì?” đây luôn là một câu hỏi luôn ở trong tâm trí người có khát vọng lớn, muốn khởi nghiệp thử sức với bản thân. Trong bài viết này hãy để LPTech giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về thuật ngữ CEO, góp phần nhỏ trong việc thực hiện ước mơ của bạn nhé!

CEO là gì?

CEO hay còn gọi là Giám đốc điều hành - Đây là một trong những chức vụ cao nhất của một doanh nghiệp. CEO được viết tắt bởi cụm từ “Chief Executive Office”. Và đối với vị trí này cũng sẽ có nhiều tên gọi khác như: Chief Executive, President hoặc Managing Director.

CEO là gì?

Vị trí CEO là chức vụ đứng đầu của một tổ chức doanh nghiệp, phụ trách tổng các điều hành các công việc tại công ty. 

Thông thường giám đốc điều hành sẽ được bổ nhiệm bởi ban giám đốc sau những cống hiến to lớn, đem lại giá trị lợi ích cho doanh nghiệp bằng chính năng lực. Bên cạnh đó cũng có một số startup khởi nghiệp, sáng lập hoặc làm chủ  thì vẫn sẽ đảm nhiệm chức vụ CEO.

Vì là người đứng đầu của một doanh nghiệp nên phải chịu trách nhiệm toàn bộ sự thành công hay thất bại của một công ty bằng cách đề ra các quyết định tối cao.

Vai trò của một CEO trong doanh nghiệp

Thông qua những thông tin bên trên chắc có lẽ bạn đã biết được CEO là gì? Biết được CEO làm gì? Cũng như đã hình dung được nhiệm vụ của CEO? Nhưng để hiểu hơn được vai trò của một CEO, LPTech sẽ chia sẻ chi tiết hơn cho bạn biết về những công việc cụ thể của CEO như sau:

  1. Đề ra những chiến lược nhằm để đáp ứng những mục tiêu tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp
  2. Đảm nhiệm vai trò chỉ đạo điều hành các các công việc xây dựng, thực hiện triển khai theo kế hoạch kinh doanh đã phê duyệt
  3. CEO sẽ chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đảm bảo thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.
  4. Xây dựng và hoàn thiện văn hóa của công ty, việc này nhằm với mục đích xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty.
  5. Thiết lập bộ máy cơ cấu quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; để ra các nhiệm vụ cho từng bộ phận. Đồng thời, đưa ra những ý kiến góp ý để hoàn thiện bộ máy cơ cấu doanh nghiệp.
  6. CEO sẽ phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật, trước khách hàng, nhân viên và xã hội.
    Là người đại diện đứng ra đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.

Công việc của CEO là gì?

Phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, quy mô và hình thức hoạt động của công ty mà các công việc CEO sẽ phải làm là khác nhau, tuy vậy vẫn có những công việc chung mà vị trí CEO cần bắt buộc phải làm như:

Đại diện chính thức cho công ty

CEO là một vị trí quan trọng hàng đầu trong công ty. Không những thế, vị trí này còn đảm nhận vai trò như là một đại diện chính thức của công ty. Khi tổ chức các cuộc họp báo, hội nghị hay ra mắt công chúng, truyền thông về một sản phẩm nào đó, CEO sẽ là người đại diện cho công ty đưa ra các phát ngôn, tuyên bố chính thức.

Với công việc này, đòi hỏi CEO cần phải nắm rõ được tình hình công ty, bao quát được hết mọi công việc; biết cách xử lý các tình huống phát sinh khi xuất hiện trước công chúng, và tự tin thể hiện trước các phương tiện truyền thông, tránh được các câu hỏi khó đến từ giới báo chí.

Lên kế hoạch và giám sát thực hiện chiến lược

CEO là người trực tiếp xây dựng kế hoạch hoạt động lâu dài cho doanh nghiệp. Để làm tốt công việc này, CEO cần phải có tầm nhìn mới có thể đưa ra kế hoạch; tư duy nhạy bén để lên được một chiến lược phát triển thương hiệu hoàn hảo giúp công ty ngày càng tiến bộ và phát triển hơn.

Việc lên kế hoạch gồm những công việc cụ thể như phân bổ công việc cụ thể đến các phòng, ban, xây dựng, phát triển các ý tưởng, đặt mục tiêu để hoàn thành kế hoạch.

Công việc của CEO là gì?

CEO là người đã trực tiếp lên kế hoạch chiến lược nên việc giám sát kế hoạch cũng sẽ do CEO phụ trách để chắc chắn rằng chiến lược của họ sẽ đi đúng hướng và thực hiện được một cách suôn sẻ. Họ sẽ thường xuyên trao đổi công việc với những quản lý ở các bộ phận được giao để bảo đảm công việc luôn được giám sát tốt và triển khai theo đúng tiến độ.

Giám sát thị trường

Thị trường luôn thay đổi theo thời gian, CEO sẽ luôn phải cập nhật những khuynh hướng mới đang được thịnh hành để theo kịp xu hướng của thị trường. Thu thập được thông tin thị trường càng nhiều thì việc lên kế hoạch sẽ được thực hiện tốt hơn. Dựa vào những thông tin đó CEO sẽ có những điều chỉnh phù hợp xu hướng của thị trường hiện tại.

Giảm thiểu rủi ro

Khi kinh doanh một lĩnh vực nào đó, ngoài việc cần phải làm như thế nào để tăng doanh thu của công ty thì bên cạnh đó việc giảm thiểu rủi ro cũng là một việc rất quan trọng cần được quan tâm và xử lý một cách cẩn thận.

Công việc này cũng sẽ do CEO đảm nhận. Bằng cách nào đó, CEO sẽ đưa ra các phương pháp để hạn chế các rủi ro sẽ xảy ra với công ty. CEO sẽ luôn phải tập trung, để ý với những hoạt động dễ gặp phải sự cố để công ty không bị vướng vào những lùm xùm không đáng có, ảnh hưởng đến danh tiếng sau này.

Thiết lập chính sách công ty

Mỗi một công ty, doanh nghiệp đều sẽ có một chính sách riêng. Các chính sách đó có vai trò giúp công ty hoạt động có tổ chức hơn, đi vào quy củ hơn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp.

Trong các việc mà CEO phải làm thì đây cũng là công việc nằm trong số đó. CEO có quyền chỉnh sửa, thay đổi các chính sách để phù hợp với môi trường và văn hóa làm việc tại công ty.

Báo cáo trực tiếp với Hội đồng quản trị

CEO sẽ có nhiệm vụ là người thay mặt cho toàn bộ những quản lý bộ phận khác để báo cáo các công việc đang được triển khai. Trong đó, kết quả đạt được sau khi thực hiện xong một dự án là gì, doanh thu thu về được là bao nhiêu, những hạn chế còn tồn đọng, kế hoạch trong thời gian tới mà công ty sẽ làm gì... là những điều mà CEO sẽ phải báo cáo trực tiếp đến Hội đồng quản trị.

Mức lương của một CEO là bao nhiêu?

Đối với mức lương của CEO sẽ được tính dựa trên quy mô công ty, địa điểm làm việc, kinh nghiệm, hiệu suất, cũng như mức độ tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp thì thi sẽ có mức thu nhập chênh lệch nhau.

Tùy vào những lĩnh vực mà mức lương CEO sẽ khác nhau, tuy nhiên theo thống kế vietnamworks cho thấy mức lương CEO giao động từ (1,000$ -2,400$) tương đương với khoảng 23 triệu - 60 triệu VNĐ.

Đối với mức lương của một CEO làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài từ
30 triệu - 80 triệu (VNĐ). Thậm chí đối với các công ty tập đoàn có quy mô lớn, khoảng nghìn nhân viên thì mức lương của CEO có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Để trở thành CEO cần những yếu tố gì?

Để có thể đảm nhiệm được một vị trí CEO đương nhiên bạn phải chịu được sức ép công việc rất lớn, có thể lên gấp 5-7 lần so với công việc bình thường. Bên cạnh đó, bạn phải có những yếu tố sau để có thể trở thành một người thuyền trưởng “ CÓ TÂM, CÓ TẦM” chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đến bờ thành công.

Tố chất cần có của một CEO là gì?

Sự thông minh nhạy bén

Để đưa doanh nghiệp tới thành công, thì người đứng đầu cần có sự thông minh nhạy bén từ trong công việc đến ngoài xã hội. Bên cạnh đó, “kịp thời” nhận ra những tiềm ẩn rủi ro để vượt qua.

Một người sử dụng trí tuệ

Đối với xã hội hiện nay có câu” thương trường là chiến trường”, CEO là người có quyền lực cao nhất, nắm trong tay những quyền quyết định nhanh chóng để chớp lấy cơ hội cho dù quyết định có thể ảnh hưởng đến cảm xúc.
Một người CEO giỏi nếu chỉ có thông minh, sáng suốt thôi là chưa đủ. Cần phải có sự nhạy bén thúc đẩy nhân sự làm việc nhiệt huyết, cống hiến hết mình, Vì thế CEO là mối liên kết chặt chẽ giữa nhận sự, truyền động lực và cảm hứng.

Khả năng quan sát, phân tích tổng hợp

Một người CEO giỏi thông thường sẽ có cái nhìn rất nhạy bén, qua các quan sát thông tin thu được, rồi sau đó phân tích và tổng hợp theo lý trí của bản thân. Với tố chất này CEO có thể đánh giá được nhân sự, và thiết lập được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.

Quyết đoán và sự bản lĩnh

Thì là một người đứng đầu của doanh nghiệp vì thế, CEO sẽ gặp phải nhiều vấn đề lớn nhỏ khác nhau, vì thế quan trọng là hướng giải quyết và đưa ra quyết định chính xác trong thời gian ngắn. Họ không thể chần chừ khi gặp phải những vấn đề như vậy, sự quyết đoán của CEO sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn.

CEO học ngành gì?

Có nhiều người hiện nay cho rằng để là CEO thì phải học ngành Quản trị kinh doanh”. 

Bởi ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ có những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa,....Bên cạnh đó còn giúp bạn nắm thêm các kiến thức về nguyên lý, triết lý kinh doanh, nguyên tắc hoạt động và vận hành doanh nghiệp

Nhưng tuy nhiên, ngành quản trị kinh doanh không phải là ngành duy nhất để bạn có thể làm CEO, vì hiện nay các nhà tuyển dụng đều quan tâm đến kiến thức, kinh nghiệm, cũng như những kỹ năng theo từng lĩnh vực mà ứng viên có thể làm được.

CEO xây dựng thương hiệu các nhân có tầm quan trọng như thế nào?

Brand (thương hiệu) là hình ảnh và cảm xúc  khi khách hàng nhìn thấy hoặc nghe thấy tên của một thương hiệu. Vì thế một người lãnh đạo, một người đứng đầu có hình ảnh tốt thì bạn có thể đánh giá sơ bộ về doanh nghiệp đó. Thông qua đó có thể thấy cảm tính sẽ có thể giúp cho doanh nghiệp trở nên tốt hơn và ngược lại nếu có ác cảm sẽ làm giảm sụt sự phát triển và thiếu đi các nhân tài.

Tác động của việc thay đổi CEO

CEO điều hành tốt công ty thì cần phải cam kết được sự tin tưởng của nhân viên và khách hàng. Làm được điều đó thì cần phải xây dựng một hình ảnh thương hiệu cá nhân nhanh chóng, chinh xác để khiến các đối tác phải coi trọng và cũng như có tiếng nói trong nội bộ công ty. Để thực hiện họ sẽ bắt đầu bằng cách phát triển hiểu biết sâu về nhu cầu và động cơ của các bên có cũng lĩnh vực, phân khúc liên quan. Sau đó thu hút bằng cách thúc đẩy các hoạt động tạo nên giá trị bản thân.

Cách CEO xây dựng thương hiệu cá nhân

Trong bối cảnh hiện nay CEO là nền tảng có thể đem lại sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc xây dựng và duy trì thương hiệu của bản thân vấn đề cần phải quan tâm. Dưới đây là các cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho một CEO.

Tạo và sở hữu thương hiệu theo phong cách riêng

Những CEO giỏi thường sử dụng những phẩm chất, những phong cách riêng của bản thân để thu hút được sự chú ý của cộng đồng, công chúng.

Chẳng hạn như Steve Job, là  một người luôn cứng gắn với nhân viên, luôn có những bài thuyết trình đầy năng lượng và là người hướng đến sự hoàn hảo. Điều đó, chứng minh rằng ông muốn cho họ biết Steve Job là ai qua những phẩm chất mà không hề tỏ vẻ ra bên ngoài. CEO xây dựng được thương hiệu cá nhân cho bản thân, đồng nghĩa với việc sẽ giúp họ thu hút được người dùng và khiến họ quan tâm đến những sản phẩm của công ty.

Tạo ra quyền năng cho cấp dưới

Nếu CEO cho cấp dưới chia sẻ cởi mở các thông điệp của CEO đối với công chúng, thì họ dần sẽ mất quyền kiểm soát, nhưng được lại một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu. Nếu muốn khách hàng trải nghiệm thương hiệu thông qua những người đang làm việc tại doanh nghiệp, Mỗi nhân viên đều sẽ có quyền lợi trong thành công của CEO, chính vì thế tốt nhất bạn nên tạo quyền năng cho mỗi nhân viên, thay vì kìm hãm sự phát triển của họ

Tận dụng tối đa chức danh CEO

Đối với truyền thông thì người họ muốn trò chuyện nhất là người đứng đầu doanh nghiệp, chính vì thế, CEO được khuyến nghị nên sử dụng hình ảnh, chức danh của mình để quảng bá thương hiệu nhiều nhất có thể.

Kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân sự

Một lãnh đạo tuy giỏi nhưng sẽ khó thành công khi thiếu đi một đội ngũ hỗ trợ mạnh. Chính vì thế nếu tuyển dụng và đào tạo được những ngôi sao tài năng, thì đồng nghĩa sẽ tạo nên sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của mình.

Đi đầu về ý tưởng

Càng giới thiệu được đa dạng các ý tưởng của mình bao nhiêu, thì CEO càng chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu về những lợi ích giá trị bấy nhiêu

Sử dụng thông minh các nền tảng mạng xã hội

Mạng xã hội là một trong những kênh truyền thông tinh một cách nhanh chóng và hơn thế nữa mọi người điều dành nhiều thời gian trên các mạng xã hội. Chính vì thế các CEO tận dụng những kênh truyền thông mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, Linkedin và youtube,... phù hợp để quảng bá theo phong cách của mình.

Tuy nhiên để có tính chuyên nghiệp và nhất quán, thì các thông tin trên từng tài khoản mạng xã hội phải đúng và đồng nhất với nhau. Việc làm như thế còn giúp tăng khả năng xuất hiện và thứ hạng trên các trang công cụ tìm kiếm.

Kết Luận

Thông qua những nội dung bên trên cho thấy con đường trở thành một CEO giỏi không hề đơn giản. Bạn phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thử thách, để có thể tiếp tục. Nhưng nếu bạn thành công thì đây lại là một phần thưởng vô cùng xứng đáng dành cho người có sự nỗ lực và tính kiên trì

Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về CEO là gì? CEO đảm nhiệm những nhiệm vụ gì? Vai trò ra sao đối với một doanh nghiệp. Đồng thời bạn có thể đánh giá được bản thân mình có đủ những tố chất để trở thành một CEO hay không.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược giá đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng hotmail mới nhất hiện nay

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng...

Hotmail là một ứng dụng được cung cấp bởi Microsoft từ năm 2007. Hotmail hoạt động như một công cụ giúp người dùng gửi và nhận thư điện...

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng như thế nào ?

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng...

Outlook là phần mềm gửi và nhận thư điện tử được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại giữa các cá nhân, tổ chức. Tìm...

Discord Là Gì? Hướng Dẫn đăng ký tài khoản và Sử Dụng Discord chi tiết

Discord Là Gì? Hướng Dẫn đăng ký tài khoản và Sử...

Discord là một ứng dụng giao tiếp và trò chuyện qua tin nhắn hay cuộc gọi video miễn phí với nhau bằng giọng nói hoặc văn bản, cho người...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.