Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (3 Reviews)

Burn out khiến người mắc phải mất sạch đi động lực học tập và làm việc mỗi ngày. Người đang bị burn out sẽ luôn cảm thấy uể oải khi bắt đầu công việc vào ngày mới và cảm thấy hết sạch năng lượng. Vậy chính xác burn out là gì mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như vậy? Cùng LPTech tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Burn out là gì?

Burn out là thuật ngữ được WHO định nghĩa. Đây là hội chứng do căng thẳng kéo dài gây ra tại môi trường làm việc. Thuật ngữ burn out được dùng trong môi trường làm việc và không dùng trong các lĩnh vực khác.

Burn out là gì?

Vào những năm 1970, nhà tâm lý học Herbert Freudenberg là người đầu tiên đưa ra khái niệm burn out. Khái niệm này có thể giải thích cho thực tế đó là: mọi thành tựu to lớn đạt được đều phải trả những cái giá rất đắt.

Sau đó, đến năm 1999, ông Herbert đã định nghĩa lại burn out có nghĩa là tình trạng không còn động lực để cố gắng. Tình trạng này có thể xảy ra khi những cố gắng trong quá khứ không đem lại kết quả nào, khiến bạn ngày càng bị chán nản hơn trong công việc.

Vào vài nghiên cứu thực hiện năm 2011, burn out giải thích cho những biểu hiện căng thẳng trong công việc. Đây là một bệnh lý về tinh thần, tuy nhiên nó cũng có thể gây nên những tổn hại về sức khỏe vật lý nếu diễn ra trong thời gian dài.

Dấu hiệu của burn out là gì?

Sau khi đã hiểu được khái niệm burn out, vậy dấu hiệu cho thấy bạn đang bị burn out là gì?

Về thể chất

Nếu bạn thấy cơ thể đang có những dấu hiệu sau đây thì có thể là cảnh báo bạn đang bị burn out:

  • Thường xuyên bị ốm bệnh do suy giảm sức đề kháng.
  • Không ngủ ngon, khó vào giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
  • Hay bị các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau xương khớp.
  • Thói quen ăn uống thay đổi nhiều, trở nên lười ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt sức lực, rã rời trong suốt thời gian làm việc.

Về hành vi

Người mắc hội chứng burn out thường sẽ có những hành vi khá tiêu cực trong công việc, cụ thể như:

  • Đi muộn về sớm để trốn tránh thực hiện công việc.
  • Thường xuyên trì hoãn công việc và cần nhiều thời gian để hoàn thành công việc hơn bình thường.
  • Hay bị bực tức và trút lên người khác trong công ty.
  • Khép mình, không muốn tiếp xúc với người khác và không tham gia vào hoạt động của đám đông.
  • Thường xuyên dùng chất kích thích hoặc thức ăn nhanh để trốn tránh áp lực công việc.

Về cảm xúc

Khi nhận thấy bản thân dần có những cảm xúc này khi làm việc thì đó là dấu hiệu bạn đang bị burn out:

  • Không có động lực làm việc.
  • Bản thân luôn cảm thấy nghi ngờ và cho rằng mình thất bại, thua cuộc.
  • Cảm thấy cô đơn, không có ai hiểu mình.
  • Không có định hướng cho công việc và cảm thấy chán nản khi đến công ty.

Dấu hiệu khi bạn bị burn out

Thang đo MBI đánh giá mức độ burn out

Maslach và các cộng sự đã đưa ra công cụ để đánh giá mức độ burn out theo thang đo MBI. Thang đo MBI được chia gồm 22 mục và 3 khía cạnh gồm:

  • Kiệt sức về cảm xúc: Bao gồm 9 mục, đánh giá cảm giác bị chi phối và suy giảm bởi công việc của một người.
  • Sự hoài nghi: Bao gồm 5 mục, đo lường sự vô cảm, thái độ xa cách với đồng nghiệp.
  • Thành tích cá nhân bị suy giảm: Bao gồm 8 mục để mô tả cảm giác không hoàn thành được công việc.

Phân biệt burn out và stress

Burn out và stress thường bị nhầm lẫn với nhau do các biểu hiện bên ngoài khá tương tự. Dù vậy, 2 hội chứng này lại khác nhau:

  • Stress: Người bị stress bị nhiều áp lực về thể chất và tinh thần, tuy nhiên họ vẫn có thể kiểm soát được những áp lực này.
  • Burn out: Người mắc hội chứng burn out luôn cảm thấy kiệt sức, không quan tâm và không có động lực làm việc. Những người này luôn muốn chối bỏ toàn bộ trách nhiệm trong công việc. Nếu người bị stress thường nhận thức được mình đang bị stress thì người mắc burn out không nhận thức được những gì đang xảy ra với cơ thể mình. 

Làm gì khi bị burn out?

Hội chứng burn out diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm lý. Vậy bạn nên làm gì khi nhận ra bản thân đang bị burn out?

Xây dựng thêm nhiều mối quan hệ ở công ty

Tích cực kết bạn và xây dựng nhiều mối quan hệ ở công ty sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn, lẻ loi và chống lại sự burn out từ công việc. 

Sở dĩ như vậy là vì sự trò chuyện, vui vẻ, đùa giỡn trong công sở sẽ giúp bạn giảm đi hội chứng burn out và có người để sẻ chia trong công việc. Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy có vấn đề không thể hoàn thành được ở nơi công sở, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp của mình, giúp nâng cao hiệu suất công việc.

Tìm công việc yêu thích hoặc nhìn công việc theo khía cạnh tích cực hơn

Một công việc khiến bạn cảm thấy kiệt sức vì không làm bạn thỏa mãn, cảm thấy đơn điệu thì nên tìm kiếm một công việc khác phù hợp và mang lại nhiều sự hứng thú hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể nhìn công việc theo các hướng khác, tìm kiếm những khía cạnh tích cực để nhận được sự vui vẻ hơn ở nơi làm việc.

Dành thời gian thư giãn

Cho phép bản thân nghỉ ngơi, thư giãn là một cách hiệu quả để giúp giảm đi cảm giác burn out trong công việc. Nếu nhận thấy mình đang bị burn out, bạn có thể xin phép vài ngày để rời khỏi công việc và làm việc mình thích. Bạn có thể tận dụng thời gian này để cơ thể được nạp những năng lượng mới như: tập yoga, thiền, đi du lịch, vẽ tranh,...

Bên cạnh đó, bạn nên xây dựng thói quen tập thể dục để giảm bớt triệu chứng burn out. Để đạt hiệu quả tốt, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày hoặc chia đợt luyện tập ra các khoảng ngắn, 10 phút/ lần. Bạn có thể thử các môn thể dục mới mà bản thân đã yêu thích từ lâu như: bơi lội, thể dục nhịp điệu, võ thuật, tập nhảy, bóng đá, cầu lông, tennis, chạy bộ, nhảy dây, bóng chuyền,...

Làm gì khi bị burn out?

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Đa số người đi làm sẽ thường ôm đồm quá nhiều việc dẫn đến tình trạng quá tải và bị burn out khi công việc không đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, bạn cần đưa ra giới hạn công việc có thể thực hiện từ đầu, ví dụ như: tổng thời gian làm việc, thời gian bạn có thể tăng ca, người bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần tham khảo về công việc,...

Việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh, đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc. Các đồng nghiệp tốt có thể đưa cho bạn những lời khuyên, lời gợi ý hữu ích để hoàn thành công việc hiệu quả và không bị trễ deadline.

Học cách từ chối

Nhiều người vẫn đang gặp khó khăn khi từ chối lời yêu cầu giúp đỡ, đặc biệt là trong môi trường công sở. Nếu bạn đang ôm đồm quá nhiều công việc và còn nhận thêm công việc của người khác, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng burn out vì không thể sắp xếp đủ thời gian làm việc.

Giúp đỡ lẫn nhau trong công việc là điều tốt, tuy nhiên hãy cân bằng lượng công việc bạn đang thực hiện, tránh để bản thân kiệt sức và các công việc đang làm đều không đạt được kết quả mong muốn.

Người làm digital marketing có dễ bị burn out?

Nhà sáng lập công ty quảng cáo UK ad Agency đã nói rằng “Bản thân công việc không khiến chúng ta burnout, mà những áp lực đến từ chính Agency và Clients (những kỳ vọng không điểm dừng của họ) mới là nguyên nhân tàn phá cảm xúc nhiều nhất’’.

Những người làm digital marketing thường phải chịu áp lực từ 2 phía là công ty và khách hàng. Bởi vì họ phải nhận yêu cầu từ 2 phía và thực hiện được công việc từ 2 bên, do đó họ thường sẽ dễ bị burn out hơn các ngành nghề khác.

Digital marketing là ngành nghề có những mặt tích cực vì có thể làm việc online, tuy nhiên, nhân viên thường sẽ dễ bị làm việc overtime. Làm việc ngoài giờ liên tục, kể cả ngày cuối tuần và luôn tràn ngập trong deadline khiến tình trạng burn out dễ xảy ra hơn với người làm digital marketing.

Bên cạnh đó, ngành marketing thường có tình trạng công việc thực tế khác xa với mô tả công việc lúc tuyển dụng. Do đó, những đầu việc xa rời mô tả, khác biệt về những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cũng như KPI có thể gây cho nhân viên sự chán nản và burn out sau thời gian dài làm việc.

Người làm digital marketing có dễ bị burn out?

Làm gì để tránh bị burn out?

Burn out xảy ra khi bạn cảm thấy mọi nỗ lực trong việc của mình không đạt được kết quả như mong muốn hoặc sự công nhận nhất định. Để tránh bị burn out, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:

  • Viết ra giấy những suy nghĩ của mình, những áp lực và mong muốn của bản thân trong công việc.
  • Chọn lọc những suy nghĩ bản thân không thể tự giải quyết, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân thuộc.
  • Học hỏi, tìm kiếm sự giúp đỡ trong công việc từ đồng nghiệp, cấp trên và đừng sợ bị đánh giá kém.
  • Tự hào và khen thưởng bản thân khi hoàn thành được một công việc.
  • Luôn cố gắng học điều mới mẻ. Đó có thể là kỹ năng, kiến thức, mối quan hệ,... để bạn luôn cảm thấy công việc mới mẻ và hứng thú hơn mỗi ngày.

Burn out được xem là một hội chứng tâm lý và tương đối khó phát hiện ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc burn out trong thời gian dài sẽ có những tác hại nghiêm trọng với sức khỏe. LPTech hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được burn out là gì và cách để giảm hội chứng burn out. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn phí với Google Sites

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại điện tử của Google

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại mới nhất 2024

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng cho doanh nghiệp của bạn

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate TikTok

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate...

Tiếp thị liên kết TikTok là hình thức kiếm tiền hấp dẫn cho người sáng tạo nội dung. Điều kiện và cách đăng ký affiliate TikTok đơn giản...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.