Công nghệ AR không còn giới hạn trong phim ảnh nữa, chúng được ứng dụng trong truyền thông Marketing và đa dạng các lĩnh vực từ giáo dục, ẩm thực, bất động sản, kiến trúc,... Ngoài ra, sự sáng tạo của nhà tiếp thị là vô cùng cần thiết cho những chiến dịch đột phá và trở nên viral.
Công nghệ AR là gì?
Công nghệ AR (Augmented Reality, công nghệ thực tế tăng cường) là mô phỏng các vật thể ảo ở dạng 3D và mang những thành phần trong thế giới kỹ thuật số lồng ghép vào thế giới thực. Người dùng có thể dễ dàng hình dung, tương tác (chạm, nghe, nhìn,…) với các nội dung, hình ảnh vô cùng sinh động và thêm những trải nghiệm thú vị trong thế giới vừa thực vừa ảo
Công nghệ thực tế tăng cường chủ yếu sử dụng phần mềm để xử lý thuật toán, người dùng sẵn sàng cho các trải nghiệm với công nghệ AR chỉ với các thiết bị di động phổ biến như Smartphone, Tablets, thiết bị kính gọn nhẹ AR, Holohen,… Ngoài ra, không gian sử dụng khá linh hoạt và thuận tiện cho người dùng bởi công nghệ này không cần quá nhiều khoảng trống để thực hiện.
Sự ra đời của hệ điều hành IOS 11 và nền tảng Arkit càng đưa công nghệ AR trở nên thân thiện hơn với người dùng hơn. Đây là cơ hội tốt cho các thương hiệu lớn khi ứng dụng vào Marketing và mang đến những trải nghiệm độc đáo, góc nhìn chân thực, sự tiện lợi cho các khách hàng tiềm năng của mình.
> Có thể bạn quan tâm:Metaverse là gì?
Tại sao công nghệ AR lại hỗ trợ tốt trong Marketing?
Cách thức truyền thông sáng tạo và đột phá khi ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường là giải pháp tăng trải nghiệm người dùng trong lúc họ đã nhàm chán với các hình thức quảng cáo đơn thuần. Sau đây là các lý do tuyệt vời mà các nhà tiếp thị cần ứng dụng vào chiến lược Marketing cho thương hiệu:
Thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng
Công nghệ AR hoàn toàn có thể giúp các nhà tiếp thị tiếp cận khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn, truyền tải thông điệp trọn vẹn, đồng thời tạo kích thích và tò mò dẫn đến việc họ sẽ muốn mua hàng.
Hình ảnh hóa sản phẩm cho các chiến lược Digital Marketing
Các nhà tiếp thị kỹ thuật số có thể ứng dụng công nghệ AR trong chiến lược của thương hiệu để truyền đạt sản phẩm một cách trực quan nhằm giúp khách hàng có sự hình dung về sản phẩm. Công nghệ này rất thích hợp sử dụng cho các ngành nghề như bất động sản, ô tô, máy móc thiết bị có công suất lớn, du lịch,...
Thổi hồn vào từng vật thể
Một trong những dẫn chứng cụ thể của điều này là ứng dụng công nghệ AR trong viện bảo tàng, du khách được nâng cao trải nghiệm du lịch và học thuật khi tương tác với các đối tượng ở mức độ sâu hơn, chẳng hạn xem khủng long và các cổ vật trông thế nào vào hàng nghìn năm trước.
Tăng danh tiếng cho thương hiệu
AR - Công nghệ thực tế tăng cường ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu. Bên cạnh cung cấp cho phép khách hàng thử trước khi mua, nhà tiếp thị có thể sử dụng công nghệ AR cho những trải nghiệm thực tế bất ngờ, tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ cho khách hàng về thương hiệu.
Tăng ưu thế cạnh tranh so với đối thủ
Đa dạng ở mọi lĩnh vực, khuôn khổ, phạm trù và phù hợp mọi quy tắc. Người dùng hoàn toàn có thể trông chờ vào sự đột phá mới lạ từ các chiến dịch Marketing với công nghệ AR để mang đến sự giải trí, nổi bật, tạo ra những cảm xúc tích cực, tăng trải nghiệm khách hàng,… Đây chính là những ưu thế của thương hiệu để vượt trội hơn đối thủ.
Các ý tưởng ứng dụng công nghệ AR trong Marketing
Công nghệ thực tế tăng cường là đứng sau thành công của các các thương hiệu lớn bởi đây là cơ hội cho các nhà tiếp thị tận dụng vào các hoạt động Marketing nhằm tạo ra những trải nghiệm khó quên, nâng cao hiệu quả, tăng trưởng doanh thu,...
Khách hàng thử trước khi mua
Người dùng luôn muốn biết về sản phẩm trước khi mua. Các nhà tiếp thị khi sử dụng công nghệ AR trong nỗ lực Marketing để cung cấp cho khách hàng khả năng hình dung sản phẩm vô cùng sinh động, thú vị và rất chân thực.
Khách hàng hoàn toàn được quyền thử trước khi mua từ lái thử ô tô, thử quần áo, mỹ phẩm,… Người dùng sẽ biết được những sản phẩm phù hợp với họ. Đây cũng là một giải pháp tuyệt vời dành cho những người mua sắm bận rộn có thể lựa chọn một sản phẩm vừa ý khiến họ hài lòng và tiết kiệm thời gian.
Case Study: Lĩnh vực nội thất: IKEA và ứng dụng Place
Tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới IKEA có trụ sở tại Thụy Điển ứng dụng công nghệ AR vào việc kinh doanh đồ nội thất của họ. Với danh mục đa dạng sản phẩm từ ghế sofa, bàn, kệ quần áo,… Cho phép người sử dụng điện thoại căn chỉnh vị trí, các góc nhìn và đặt đồ nội thất ảo vào bất cứ đâu trong căn phòng thực.
Tăng cường các chuyến thăm quan, trải nghiệm quy trình sản xuất
Các thương hiệu có thể tận dụng công nghệ AR theo hướng cung cấp, bổ sung thông tin về sản phẩm thông qua hình thức trải nghiệm bằng cách cho khách hàng quét một sản phẩm hoặc đối tượng để tạo ra trải nghiệm AR. Một vài thương hiệu ứng dụng công nghệ AR với ý tưởng này gồm:
- Thương hiệu rượu Whisky đã thực hiện hóa ý tưởng này bằng cách đưa khách hàng của họ vào một chuyến tham quan ảo để hiểu chi tiết về quy trình sản xuất rượu của hãng.
- Công ty bán vé StubHub cho phép người dùng xem màn hình 3D của sân vận động nơi diễn ra trận Super Bowl. Người hâm mộ có thể hình dung diện mạo sân đấu từ nhiều chỗ ngồi khác nhau và lựa chọn vị trí phù hợp với họ.
- Chủ sở hữuxe Mercedes có thể truy cập một tính năng có tên "Ask Mercedes", tính năng này kết hợp trợ lý AI với giao diện thực tế tăng cường để trả lời một loạt các câu hỏi tiềm năng.
Cài đặt màn hình thực tế tăng cường ở nơi công cộng
Chiến lược Marketing đột phá này không chỉ tạo sự thú vị, tính giải trí cao cho người xem mà tăng tiếng vang xung quanh thương hiệu.
Ví dụ về Pepsi với thông điệp "Live For Now": Chiến dịch Pepsi tại một trạm xe buýt này đã xóa tan sự tẻ nhạt của việc chờ xe buýt bằng các trải nghiệm với công nghệ AR. Màn hình chờ đã ở trạm xe buýt đã mô phỏng lại hình ảnh thực phía sau và lồng ghép vào đó các cảnh tượng về con hổ rình mồi, UFO,...
Sử dụng trò chơi trong chiến dịch Marketing-AR Game
Một ý tưởng đột phá và sáng tạo vào ứng dụng công nghệ AR khi dùng trò chơi để quảng bá cho thương hiệu, tăng trải nghiệm khách hàng. Xem ngay các thương hiệu điển hình cho ý tưởng này!
> Menu AR của Pizza Hut: Thực khách sử dụng ứng dụng Ogle để quét hình ảnh kích hoạt và tham gia trò chơi với thử thách đố vui và một cơ hội để giành chiến thắng một bữa tiệc gia đình.
> Chiến dịch "Cô Vy Đi Đi" của kênh 14: Đây là một chiến dịch Viral thu hút hàng triệu người tham gia với thử thách 14 ngày. Sự kết hợp lối chơi đơn giản và tận dụng hiệu quả các kênh truyền thông, Influencer, KOLs đã tạo nên một chiến dịch kết hợp AR Game tuyệt vời.
Tổng kết
Sử dụng công nghệ AR được xem là tương lai của Marketing, là cầu nối giữa khách hàng và thương hiệu. Các nhà tiếp thị có thể thỏa sức sáng tạo ý tưởng đột phá của họ và thu hút và xây dựng tình cảm với khách hàng trước khi họ ra quyết định mua sản phẩm. Bạn cảm thấy thú vị với chiến lược digital marketing nào của các thương hiệu lớn kể trên? Hãy chia sẻ điều đó tại đây nhé!
>> Xem thêm bài viết:
Virtual Event: Xu hướng thống trị toàn cầu sau đại dịch Covid
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.