Broken Link làm giảm trải nghiệm của người dùng trên website dễ gây khó chịu và họ buộc phải thoát trang mà không nhận được giá trị gì, vấn đề này không hiếm khi xảy ra đối với các trang web hoạt động thời gian dài, không quản lý chặt chẽ,... LPTech sẽ phân tích rõ hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây!
Broken Link là gì?
Broken Link là các liên kết hỏng, những liên kết được dẫn đến một website, một máy chủ hoặc một nội dung nào đó nhưng chúng không tồn tại và không thể truy cập thành công. Khi liên kết hỏng, các khách truy cập của bạn nếu nhấp vào chúng sẽ thấy hiển thị các trang báo lỗi, không tồn tại, trang 404.... các liên kết hỏng có thể bao gồm các đường dẫn nội bộ (Internal Link) hoặc liên kết ngoài (Backlinks, Outbound Link).
Các nguyên nhân xuất hiện Broken Link gồm:
- Các liên kết bị hết hạn
- Nội dung đã được lưu trữ hoặc di duyển
- Lỗi chính tả trong URL không hợp lệ do quá trình nhập bởi chủ website
- Website không tồn tại hoặc trang website được liên kết đã bị xóa khỏi webiste đích
- Chế độ công khai trên một số trang tin tức được chuyển sang chế độ trả phí hoặc đăng nhập
- Các trang web bị chặn bởi các công cụ tìm kiếm, bộ lọc hoặc danh sách truy cập hạn chế trên website
- Sự thay đổi thường xuyên về tính riêng tư của bài viết hoặc tài khoản, đặc biệt đối với các liên kết đến từ mạng xã hội (Facebook, Twitter,…)
- ...
Broken Link có ảnh hưởng đến SEO không?
Việc nhiều Borken Link xuất hiện và bị bỏ qua thay vì sửa chữa sẽ thực sự ảnh hưởng đến SEO website, chẳng hạn:
- Giảm trải nghiệm người dùng (tạo nên trải nghiệm kém) trên trang
- Ngăn chặn các bot công cụ tìm kiếm dữ liệu thu thập
- Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát trang
- Giảm thứ hạng SEO (thông qua việc gửi tín hiệu về website của bạn cũ và lỗi thời)….
- Các dòng liên kết bị cắt và lãng phí thay vì chúng có thể chảy đến các trang khác nhau trong website của bạn
Broken Link tác động tiêu cực đến SEO. Đối với các liên kết ngoài website (backlinks), Broken Link càng khiến bạn khó kiểm soát và theo dõi hơn bởi nếu đặt link trên những trang mà bạn không có quyền kiểm soátthì chắc chắn bạn cũng không thể nhận ra được trang mà bạn đang liên kết bị mất truy cập.
Các ảnh hưởng của Broken Link đến người dùng
Các Broken Link nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến website của bạn về yếu tố SEO và cả người dùng.
Ngoài ra, danh tiếng của doanh nghiệp, công ty hay thương hiệu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các liên kết hỏng, khách hàng hoàn toàn sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn quay lại website của bạn nữa. Các ảnh hưởng của Broken Link đến người dùng gồm:
- Giảm đáng kể lượng khách truy cập
- Gây cảm giác thất vọng, khó chịu cho người dùng
- Giảm mức độ tin cậy của họ đối với website, thương hiệu của bạn
- Hành động bỏ trang và không muốn quay trở lại website của bạn
Cách nào để phát hiện các Broken Link?
Việc tìm ra các Broken Link là bước đầu tiên và cần thiết để sau đó bạn có thể khắc phục được chúng. Có khá nhiều cách để thực hiện công việc này, từ thủ công cho đến sử dụng công cụ, tuy nhiên, không phải bất kỳ phương pháp nào cũng đều đáng tin cậy. LPTech sẽ giới thiệu với bạn một vài cách làm tốt nhất để hoàn thành việc này
Sử dụng Google Search Console
Bạn có thể tìm thấy các liên kết bị hỏng mà Google phát hiện trong khi thu thập dữ liệu website của bạn thông qua các báo cao. Báo cáo sẽ hiển thị cho bạn về các Broken Link nội bộ.
> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về Google Search Console trong SEO
Screaming Frog
Phần mềm này có ưu điểm là miễn phí và được đánh giá khá tốt, tuy nhiên chúng chỉ hạn chế trong giới hạn là 500 trang. Các website nhỏ được khuyến khích sử dụng hơn. Sau đây là cách để kiểm tra Broken Link bằng công cụ này:
- Bước 1: Nhập địa chỉ website của bạn vào hộp tìm kiếm ở phía đầu của công cụ này và tiến hành chờ chúng hiển thị
- Bước 2: Kéo menu bên phải và nhấp vào “Response Codes” tức “Mã phản hồi” và lọc chỉ hiển thị mã “Client Error (4xx)’
Bạn có thể xem phát hiện được các trang trên website bị Broken Link, công cụ này cũng khá đơn giản và dễ thực hiện.
> Có thể bạn quan tâm: Lỗi 404 not found là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404
Phương pháp nào để sửa các Broken Link?
Broken Link có thể trong website nội bộ hoặc các trang web ngoài, tùy vào từng lỗi cụ thể, website liên kết ngoài hay nội bộ mà bạn các phương pháp nhất định.
Sau khi đã có được danh sách các liên kết bị hỏng và cảm thấy cần thiết để sửa chữa chúng nhằm đảm bảo hoạt động của website và nguồn nội dung có giá trị hơn, bạn hãy tham khảo những phương pháp sửa chữa các Broken Link sau đây:
Sửa các liên kết nội bộ bị hỏng
Đối với các liên kết nội bộ, bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát chúng. Nhìn chung, có bốn cách phổ biến để sửa các các liên kết bị hỏng trên trang web của bạn tùy từng lỗi cụ thể của chúng:
Nhập lại URL đúng
Cách này đối với trường hợp URL sai chính tả, việc sửa lỗi này khá dễ dàng, bạn chỉ cần nhập lại đúng URL mà bạn định liên kết là hoàn tất.
Tạo lại trang đã xóa
Cách này có vẻ không có nhiều ý nghĩa nếu trang đó không đảm bảo được các mục đích hiện tại của bạn. Tuy nhiên, về mặt SEO, đây được xem là giải pháp khá tốt để sửa Broken Link, bạn có thể cân nhắc mặt lợi và hại để áp dụng cách này.
Chuyển hướng
Cách này giúp giữ được các nguồn liên kết chảy, tăng lượt xem trang. Chuyển hướng là phương pháp được khuyến khích sử dụng. Bạn có thể chuyển đến các trang có nội dung liên quan, cần lưu ý không nên ưu tiên việc chuyển hướng đến trang chủ và chỉ thực hiện khi không có lựa chọn khác.
> Có thể bạn quan tâm: Chuyển hướng 301, 302 và ý nghĩa trong SEO website
Xoá các liên kết hỏng
Xóa Broken Link được xem là phương pháp dễ dàng và nhanh gọn nhất. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng đến lượt xem trang, thời gian trên trang,...Vì thế, bạn chỉ nên cân nhắc cách làm này khi các liên kết không quá quan trọng đối với website của bạn.
Sửa các liên kết ngoài bị hỏng
Các nguyên nhân liên kết ngoài bị hỏng có thể là nguồn cũ mà bạn đã liên kết không còn tồn tại nữa hoặc website có thể đã đóng cửa hay chúng đã bị chuyển sang trang khác (nếu website còn hoạt động).
Đối với Broken Link của website có liên kết ngoài, có hai cách để bạn sửa chúng là xóa liên kết hoàn toàn hoặc tiến hành thay thế liên kết bằng một liên kết hợp lệ để khắc phục sự cố.
Nếu Broken Link đang gặp lỗi 5xx hoặc tên miền hết hạn, bạn có thể chờ một vài ngày để chúng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn tốn khá nhiều thời gian thay vì xóa liên kết hoặc xử lý bằng cách liên kết đến một nguồn khác.
> Có thể bạn quan tâm: 8 mã HTTP thường gặp và cách khắc phục
Lưu ý dành cho bạn: Việc kiểm tra và sửa chữa Broken Link đòi hỏi bạn cần thực hiện liên tục bởi các có thể di chuyển hay thay đổi mà bạn không hề hay biết.
Kết luận
Công ty thiết kế website LPTech hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của bạn về Broken Link, công cụ và phương pháp kiểm tra, sửa chữa các liên kết hỏng đó nhằm đảm bảo chất lượng cho website của bạn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng chúng trong quá trình quản lý website nhé!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.