Brand storytelling là gì? Phát huy sức mạnh của nó trên Social Media

Brand Storytelling là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong ngành công nghiệp tiếp thị. Đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội, nơi các Marketer luôn cố gắng tạo ra các nội dung mới và hấp dẫn nhằm mục đích xây dựng được một chiến lược Branding Marketing (tiếp thị thương hiệu) hiệu quả.

Vậy thì Branding Storytelling là gì? Sức mạnh của nó trên social media to lớn như thế nào? Hãy cùng LP Tech tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!

1. Brand storytelling là gì?

Brand Storytelling (kể chuyện thương hiệu) là việc sử dụng các câu chuyện để kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng, tập trung vào việc liên kết những gì bạn đại diện với những giá trị mà bạn chia sẻ với khách hàng.

Brand Storytelling đó có thể dưới dạng video ngắn, hình ảnh, truyện ngắn,...Và thông qua hình thức này giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và tăng doanh thu.

Một số ví dụ về Brand Storytelling như đó là một blogger làm đẹp có thể kể về câu chuyện cách mà họ giảm cân để tạo nên một body quyến rũ. Hay chủ nhà hàng kể câu chuyện tuyệt vời trên social media về động lực để họ được khởi nghiệp thành công.

Vậy tại sao hình thức kể chuyện thương hiệu này ngày càng phát triển? 

Bởi chính thói quen của người tiêu dùng thay đổi đang thúc đẩy sự phát triển của các chiến lược kể chuyện thương hiệu. Người tiêu dùng lấy thiết bị di động làm trung tâm, chủ động tránh quảng cáo dựa trên sự gián đoạn và chọn từ nhiều nguồn thông tin và giải trí khác nhau.

Điều quan trọng là, người tiêu dùng có xu hướng thích tương tác với các nội dung cung cấp trải nghiệm chất lượng cao, hữu ích và chân thực. Theo các nghiên cứu về Brand Storytelling cho thấy rằng:

  1. Câu chuyện đáng nhớ gấp 22 lần so với sự kiện và số liệu
  2. Hoạt động thần kinh của chúng ta tăng 5 lần khi nghe một câu chuyện
  3. Kể chuyện kích thích hoạt động của não cho phép người nghe cảm nhận, nếm thử và thậm chí là ngửi thấy câu chuyện.

Các nội dung quảng cáo khô khan, PR quá nhiều về sản phẩm/dịch vụ sẽ khiến người dùng dễ bị “dị ứng” và “ đề phòng”. Thay vào đó hình thức mượn lời kể chuyện (Brand Storytelling), vừa gần gũi vừa đánh trúng cảm xúc của người dùng sẽ tác động đến quyết định mua hàng nhiều tốt hơn.

2. Phát huy sức mạnh của Brand storytelling trên Social Media

Trong thời đại phương tiện truyền thông chiếm lĩnh thế giới và là một phần không thể thiếu trong chiến dịch Marketing. Thống kê về social media trên toàn thế giới cho biết: 

Hơn 46% tổng dân số trên toàn cầu tương đương với 3,5 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội. Trong đó, hơn 90% người dùng truy cập mạng xã hội từ điện thoại thông minh. 

Cho nên, hình thức kể các câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) hấp dẫn chính là cách tốt nhất để thu hút người dùng vào xem , gây thương “nhớ” cho họ và và tăng độ nhận diện thương hiệu. 

Bằng cách phân phối Brand Storytelling trên Social Media, doanh nghiệp sẽ nhận ra được sức mạnh của nó trong hoạt động Marketing.

Nhắm đúng đối tượng mục tiêu

Không ai có thể biết được khán giả của họ muốn gì khi chưa biết khán giả là ai? Cho nên, nghiên cứu khách hàng tiềm năng và tìm hiểu cá tính cá nhân khách hàng là cách để xác định được hình thức câu chuyện sẽ truyền tải một các chính xác. 

Đồng thời, bằng cách tương tác qua các cuộc trò chuyện trực tuyến về sản phẩm và tận dụng dữ liệu đó trong (CRM- quản lý quan hệ khách hàng) để nghiên cứu khách hàng cũng là điều tuyệt vời. Nó giúp biết được ai đang mua sản phẩm và mối quan tâm của họ là gì?

Đây chính là dữ liệu quan trọng để tập trung cho mục tiêu content Brand Storytelling

Tạo chiến lược 

Trên social media sẽ có rất nhiều tin khác nhau hiển thị trong một khoảng thời gian ngắn. Để Brand Storytelling của bạn có thể níu chân họ thực sự không dễ. Nên những gì cần là một chiến lược tốt để đảm bảo câu chuyện được khán giả lắng nghe.

Bằng cách phân phối Brand Storytelling đúng thời điểm và hình thức trình bày đúng theo sở thích khách hàng. Những video sáng tạo thường rất dễ cuốn hút. Đặc biệt lưu ý, tạo nội dung phải phù hợp với từng nền tảng. 

Instagram phải là hình ảnh chất lượng cao, Twitter tương thích với kích cỡ nội dung ngắn hay là Linkedin với các dòng suy nghĩ dài.

Phân phối nội dung một cách nhất quán nhưng không được dồn dập chính là cách để khách hàng tiêu thụ dễ dàng.

Tạo ra nội dung có giá trị

Brand Storytelling chính là vũ khí của marketing. Bạn đang kể câu chuyện về thương hiệu nhưng không nhất thiết nội dung đó phải mang tính giải trí quá nhiều. Thay vào đó hãy ưu tiên tạo ra các nội dung như video hướng dẫn, trò chơi, cuộc thi hoặc các công cụ có thể tải xuống nó cũng là một phần của câu chuyện định vị thương hiệu. 

Những nội dung này sẽ trở thành hướng dẫn đáng tin cậy cho khách hàng trên hành trình tìm kiếm đến giải pháp. Nó giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách trong mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, kể chuyện Brand Storytelling kèm theo nội dung do người dùng tạo sẽ là cách thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng đón xem.

Trực quan

Ngay cả khi kể câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) trên văn bản cung cần nhớ kèm theo hình ảnh trực quan. Bởi đó chính là thứ quyền lực thu hút khán giả. Ví dụ như các tweet chứa hình ảnh nhận được mức độ tương tác cao hơn trung bình 71% so với những hình ảnh sau đó.

Ngoài ra, video đang là xu hướng đáng chú ý nhất trong việc kể chuyện trên mạng xã hội. Một ví dụ điển hình về cách kể chuyện cuốn hút trên social media đó là Instagram Stories chạm mốc 500 triệu người xem mỗi ngày. Câu chuyện đó sẽ có sức mạnh “khổng lồ” hơn nữa khi nó có thể đưa đến hàng trăm rồi hàng ngàn lượt follow từ người xem.

Chia sẻ

Social media chính là thị trường tốt nhất để hiệu ứng viral marketing diễn ra hiệu quả. Tạo câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) với nội dung kích thích phản ứng thực sự như cười, nước mắt, hứng thú hay bất cứ điều gì phù hợp với thương hiệu của bạn. 

Nó sẽ khiến mọi người share với bạn bè và những người follow họ. Lúc này, việc khuyến khích chia sẻ, thu hút phản hồi và tương tác với các câu hỏi, lời nhận xét sẽ khả năng tăng tiếp cận của doanh nghiệp lên cao.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Top 6 phần mềm SEO Facebook miễn phí, mới nhất 2024

Các phần mềm SEO Facebook hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà bán hàng trong việc quản trị fanpage và kinh doanh online. Tìm hiểu 6 phần mềm...

Top 22 phần mềm marketing Facebook đối thủ không...

Các phần mềm facebook marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà marketer. Tham khảo ngay top 22 phần mềm facebook marketing hiệu...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.