Brainstorm là gì? 5 phương pháp Brainstorming tạo ý tưởng Content Marketing hiệu quả

Bạn bị cạn kiệt ý tưởng? Bạn không có gì để viết,...Đây là tình trạng chung mà creator gặp phải như cơm bữa, từ người chuyên nghiệp đến một bạn newbie. Hàng tá KPI cần đạt nhưng không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nghĩ ra chủ đề mình sẽ viết.

Lời giải để tạo ra nhiều ý tưởng bài viết một cách dễ dàng và nhanh chóng chính là Brainstorm. Hãy cùng LPTech tìm hiểu về Brainstorm là gì và 5 phương pháp Brainstorming tạo ý tưởng Content Marketing hiệu quả nhé!

Brainstorm là gì?

Brainstorm dịch sang tiếng Việt nghĩa là "động não", là một phương pháp giúp tạo ra các hàng loạt các ý tưởng nhằm giải quyết các vấn đề được xác định rõ ràng. Qua trình thực hiện bằng cách mọi người sẽ thảo luận nhóm và nêu ra các ý tưởng tập trung trên vấn đề.

Càng nhiều suy nghĩ, ý tưởng và bình luận từ khả thi cho đến bất khả thi của tất cả các thành viên đều được đón nhận trong cuộc thảo luận. Sau đó phân tích, thảo luận và đánh giá để chọn ra phương án tiềm năng nhất.

Mục đích chính của việc thực hiện brainstorm không phải là để tìm được một lý tưởng hoàn hảo nhất mà là đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Thuật ngữ Brainstorm đã được phát triển từ rất lâu và lần đầu là từ năm 1948 bởi ông trùm ngành quảng cáo Alex Faicney Osborn. Tại đây, Brainstorm mô tả về quá trình mà một nhóm cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể bằng cách "sử dụng bộ nào để giải quyết một vấn đề sáng tạo", tạo ra số lượng lớn các ý tưởng, xây dựng ý tưởng của nhau và khuyến khích những ý tưởng "độc đáo". Sau đó nó được mọi người áp dụng rộng rãi trong cộng đồng tiếp thị và quảng cáo.

Ý nghĩa của việc thực hiện Brainstorm

Đơn giản khi bạn có một vấn đề cần thực hiện nhưng không đưa ra được phương án giải quyết tối ưu thì cách tốt nhất chính là áp dụng Brainstorm. Đội nhóm cùng nhau thảo luận và đưa ra vô số các ý tưởng thì đây chính là nguồn lực "giá trị" để có được nhiều cách giải quyết sáng tạo, độc đáo trong thời gian nhanh nhất thay vì chỉ một cá nhân ngồi suy nghĩ. 

Như tên gọi của nó, Brainstorm hoạt đông dựa trên việc kích thích và khiến bộ não hoạt động tốt nhất trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó để đưa ra cách làm việc và thực hiện hiệu quả và sáng tạo nhất.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất đây là phương pháp rất quen thuộc và được mọi người sử dùng hằng ngày từ cùng nhau đưa ra thảo luận, phát triển tư duy sáng tạo và lựa chọn được các phương án giải quyết vấn đề tốt nhất.

>> Xem thêm: 5 giải pháp khắc phục việc cạn kiệt ý tưởng trong content marketing

Brainstorm được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Brainstorming được ứng dụng vào các lĩnh vực như quảng cáo, bí ý tưởng cần thảo luận, hoặc xây dựng đội ngũ… Cụ thể:

  1. Brainstorming trong các nhóm thực hiện xây dựng ý tưởng, quảng cáo.
  2. Brainstorm để giải quyết khó khăn, giúp các team phân tích tình huống, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp cho vấn đề đang gặp khó khăn.
  3. Quản lý quá trình cũng cần đến Brainstorm để giải quyết công việc, thẩm định và xử lý sản phẩm.
  4. Trong các vấn đề quản trị đề tài và nhận diện đối tượng thì Brainstorm sẽ loại bỏ được nguy hại, khoanh vùng đối tượng và xác định vai trò hiệu quả nhất.
  5. Xây dựng đội ngũ content chuyên nghiệp. Brainstorm giúp giúp content tạo sự chia sẻ và bàn về các ý tưởng để tăng tư duy sáng tạo, mang đến tác động mạnh cho khách hàng khi đọc bài viết.

5 phương pháp BrainStorming trong việc phát triển Content Marketing

BrainStorming là cách hiệu quả để các writer lên ý tưởng cho các chiến dịch Content Marketing. Nên LPtech chia sẻ đến các bạn 5 phương pháp BrainStorming thú vị cho lĩnh vực này.

1. Thay đổi 2 yếu tố trong tiêu đề

Chọn 1 tiêu đề đã dùng để viết bài và đăng bài trước đó. Dùng tiêu đề này và yêu cầu mỗi thành viên trong team hãy thay đổi bất cứ 2 yếu tố nào trong tiêu đề để tạo thành một tiêu đề mới.

Hãy dùng một tờ giấy viết ra để chuyển đến các thành viên trong nhóm. Cứ xoay vòng cho đến khi mọi người hết ý tưởng, tờ giấy hết chỗ viết hoặc thời gian đề ra đã hết. Quá trình này sẽ giúp bạn tìm được nhiều tiêu đề mới ý nghĩa, hay và khoanh vùng hết mọi tiêu đề có thể đặt ra để thay đổi nhiều khía cạnh của bài viết.

>> Xem thêm: Tổng hợp 12 công thức viết content đỉnh cao hiệu quả thu hút người xem

2. BrainStorm: “Run-on Story”

Viết ra một câu chuyện để giải quyết các vấn đề content đang gặp phải. Những câu chuyện nay sẽ dựa trên những câu hỏi như khách hàng cần gì, khách hàng muốn nghe điều gì hoặc điều gì khiến khách hàng thất vọng… Khi đã hiểu rõ đối tượng mục tiêu, tâm lý của khách hàng, người viết sẽ tạo nên những câu chuyện mang tính thuyết phục cao và giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Hãy đem những ý tưởng về những câu chuyện mình muốn viết để chia sẻ cho các thành viên. Từ đây họ sẽ góp ý cho nhau để mang đến những câu chuyện hấp dẫn nhất.

3. BrainStorm Sticky Notes và Timers

Đưa ra một vấn đề trung tâm về khách hàng mà bạn đang muốn giải quyết trong content của mình. Sau đó các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra thật nhiều ý tưởng trên từng mẫu giấy note hoặc bản trắng.

Team Leader sẽ đọc to ý tưởng và gom các ý tưởng giống nhau lại thành từng nhóm. Sau đó lại yêu cầu các thành viên tạo thêm nhiều ý tưởng mới hơn. Điều này sẽ kích thích động não và giúp các thành viên phát sinh thêm nhiều ý tưởng thú vị.

4. Brain Writing content

Phương pháp này giúp mỗi cá nhân đều có thể gửi ý tưởng của mình. Phương pháp này ra đời đã loại bỏ được việc nhiều cá nhân giữ lại ý tưởng vì sợ mình bị đánh giá. Mỗi ý tưởng từ các thành viên sẽ được cân nhắc như nhau với phương pháp này.

Cách này không những giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn và còn giúp mỗi cá nhân phát triển tự tin và khai phá nhiều điểm mạnh tiềm ẩn mà trước đó họ chưa biết đến.

5. Lấy ý tưởng content từ các câu hỏi của khách hàng

Hãy tổng hợp những câu hỏi mà khách hàng mục tiêu đã hỏi. Từ những câu hỏi này yêu cầu các thành viên trong nhóm content đưa ra những ý tưởng để giải quyết vấn đề. Sau đó chọn những hình thức viết content ấn tượng để phát triển ý tưởng đó. Có thể triển khai theo kiểu hỏi đáp, cung cấp thông tin hoặc dưới dạng kể chuyện đều được.

Brainstorming trong content để khuếch đại truyền thông đã được chúng tôi chia sẻ cho bạn. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn phát triển nhiều ý tưởng để viết bài.

>> Tham khảo thêm: Viết content chuẩn SEO cho người mới bắt đầu từ A-Z

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Bài viết mới nhất


Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu dùng. Xem...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức tính...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây, trí tuệ...

Render là gi? Top 5 phần mềm render nhanh và ít...

Render, hay còn gọi là "xuất hình", là quá trình đòi hỏi rất nhiều tài nguyên. Top 5 công cụ render mượt và tránh bị lỗi thiếu tài nguyên khi render.

CMO là gì? Tìm hiểu ý nghĩa viết tắt của các...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu bằng chữ...

SPSS là gì? Chạy SPSS là gì? Phần mềm phân tích...

SPSS là một phần mềm giúp phân loại và phân tích dữ liệu thống kê được đông đảo mọi người sử dụng. Tìm hiểu về SPSS và cách tải SPSS nhanh chóng ở...

Autocad là gì? Ứng dụng vẽ kỹ thuật 2D và 3D...

Autocad là phần mềm vẽ kĩ thuật có thể được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề như thiết kế, kiến trúc, hàng không, cơ khí,... Được phát triển bởi...

Siri là gì? Trợ lý ảo cực thông minh của hệ...

Siri là tính năng trợ lý ảo của Apple, được thiết lập trên các thiết bị iPhone, iPad, Apple Watch hoặc Macbook. Siri giúp hỗ trợ sử dụng Apple đơn...

Line là gì? Ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và...

Line là ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và gọi điện miễn phí đang được rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng để làm phương tiện liên lạc. Tìm hiểu...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...