Bảo mật website và các vấn đề cần lưu ý

Website là văn phòng online, đại diện cho doanh nghiệp, đơn vị tiếp xúc người dùng mạng, tăng doanh số hay tạo uy tín, lòng tin với khách hàng. Tuy nhiên, với tình trạng bảo mật website hiện nay ở nước ta kém hiệu quả, chưa được đầu tư đúng mức, gây nhiều ảnh hưởng như bị hacker tấn công, nhiễm virut… Bảo mật website là yêu cầu cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện để bảo vệ chiến lược SEO, khách hàng, uy tín doanh nghiệp. Để bảo vệ website hiệu quả, cần hiểu về bảo mật web là như thế nào? Nguyên nhân và cách thức để bảo mật website hiệu quả nhất.

Lỗi bảo mật website và nguyên nhân thường gặp

Với tình trạng an ninh mạng hiện nay, nguy cơ bị tấn công mạng, dính virut dẫn đến lỗi hệ thống sẽ rất cao. Website luôn có những lỗ hổng mà các hacker dễ dàng xâm nhập, chiếm đóng và quản trị viên mất quyền điều khiển. Hậu quả dẫn đến website bị khai thác thông tin, đánh cắp dữ liệu khách hàng, các giao dịch trái phép ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, tổn thất kinh doanh…

Xác định nguyên nhân lỗi bảo mật website từ đâu ra? Là vấn đề quan trọng mà người quản trị web cần hiểu, để xử lý khắc phục kịp thời. Tổng hợp một số lỗi bảo mật thường gặp cho các website Việt nam hiện nay:

  1. Lỗi bảo mật do lập trình – Phần lớn website Việt được lập trình với PHP và wordpress, dễ dàng bị gặp các plugin bị lỗi hay bị nhiễm độc. Hacker sẽ lợi dụng lỗi này để tấn công có nền tảng bảo mật và lập trình sai.
  2. Lỗi bảo mật do sử dụng phần mềm/ ứng dụng miễn phí chứa virut. Viruts được cài vào các phần mềm miễn phí tải về máy chủ sẽ gây nhiễm độc hệ thống, tạo cơ hội cho các hacker tấn công.
  3. Lỗi bảo mật XSS – Mức độ nguy hiểm cao bởi toàn bộ website sẽ bị hacker điều khiển. Tuy nhiên, hacker sẽ khó khai thác thông tin từ người dùng.
  4. Lỗi bảo mật đầu vào, lợi dụng chuyển điều hướng trang đích để tấn công. Người dùng dễ bị điều hướng sang các trang web lừa đảo. Bởi vậy, quản trị không nên điều hướng tất cả khi không cần thiết.

Nguyên tắc và phương pháp bảo mật website

Khi website bị tấn công, dính viruts sẽ rất nguy hiểm, xuất hiện các dấu hiệu: mất quyền truy cập, thay đổi giao diện, mất thông tin khách hàng, web tự động đăng bài lạ, web cảnh báo truy cập virut, google chặn và liệt vào danh sách web bị hack… Bảo mật cho website cần thực hiện tối ưu lập trình, quản lý rà soát các lỗ hổng. Dưới đây là nguyên tắc cần tuân thủ để bảo mật website tốt nhất:

 

  1. Tăng cường mức độ bảo mật cho máy chủ bằng cách sử dụng các mã hóa, giao thức an toàn. Quét và làm sạch tập tin, rà soát kiểm tra lỗ hổng bảo mật. Gõ bỏ phần mềm không cần thiết, nâng cấp phần mềm mới.
  2. Cài đặt và lập trình code đúng cho các web trên nền tảng PHP và wordpress. Tăng cường framework giúp tăng tính bảo mật cho web PHP, sử dụng plugin worrkpress chất lượng.
  3. Sử dụng giao thức bảo mật web HTTPS đảm bảo user đang truy cập đúng máy chủ mong muốn.
  4. Tăng cường thiết lập truy cập, giới hạn đăng nhập - quản lý, sử dụng mật khẩu mạnh theo nhiều lớp.
  5. Chống tấn công DDoS và XSS – ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật, hacker chèn mã độc vào ứng dụng web. Sử dụng phần mềm quét mã độc chuyên dụng cho website.
  6. Thực hiện sao lưu nội dung, dữ liệu web định kỳ - Bảo vệ các dữ liệu quan trọng, phòng chống bị tấn công mạng đánh cắp dữ liệu, kiểm soát truy cập.
  7. Cảnh giác với các thông báo lỗi – không cung cấp thông tin đầy đủ cho các thông báo lỗi, tránh rò rỉ thông tin bảo mật của máy chủ.

Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng an ninh web. Các hacker không ngừng cải tiến và phát hiện các lỗ hổng. Bởi vậy, website cần được thiết kế tối ưu an toàn, sử dụng phần mềm chất lượng, xây dựng hàng rào bảo vệ với các phần mềm quét mã độc và các công cụ hỗ trợ.

Có cần thiết thuê dịch vụ bảo mật website?

Website được thiết kế tối ưu ban đầu sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, trong thời gian vận hành, website không được cập nhật, làm mới, kiểm tra để xác định lỗ hổng và sửa chữa sẽ dễ là mồi cho hacker tấn công. Có cần thuê dịch vụ bảo mật website hay không? Còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  1. Tình trạng website đã được tối ưu bảo mật: mã code, lập trình đúng chưa? Phần mềm mới đã được cập nhật, plugin và framework chất lượng không? Web đã được trang bị công cụ bảo mật chưa?...
  2. Quản trị viên có đủ trình độ, kiến thức để thực hiện bảo mật website. Bởi các vấn đề lỗi bảo mật đa dạng, cần chuyên môn và hiểu biết về lập trình kỹ thuật và các nguyên tắc bảo mật web.

Dịch vụ bảo mật website với đội ngũ chuyên viên, nhân viên SEO thường xuyên cập nhật về các vấn đề lỗi bảo mật, an ninh mạng, có đủ chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố kỹ thuật cho website doanh nghiệp. Thuê dịch vụ bảo mật để xử lý tình trạng an ninh mạng, quản trị viên quản lý bảo mật web… giúp doanh nghiệp xử lý nhanh chóng, tiết kiệm chi phí hơn. Giải pháp cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chưa có độ ngũ kỹ thuật và chuyên viên SEO.

Bảo mật website thực sự cần thiết để vận hành hệ thống ổn định, xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng hiệu quả. Đặc biệt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường online hiện nay, website cần được củng cố, tránh tấn công mạng gây tổn thất cho chính doanh nghiệp và khách hàng. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích cho doanh nghiệp đang gặp vấn đề về bảo mật an ninh web.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng...

Hotmail là một ứng dụng được cung cấp bởi Microsoft từ năm 2007. Hotmail hoạt động như một công cụ giúp người dùng gửi và nhận thư điện...

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng...

Outlook là phần mềm gửi và nhận thư điện tử được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại giữa các cá nhân, tổ chức. Tìm...

Discord Là Gì? Hướng Dẫn đăng ký tài khoản và Sử...

Discord là một ứng dụng giao tiếp và trò chuyện qua tin nhắn hay cuộc gọi video miễn phí với nhau bằng giọng nói hoặc văn bản, cho người...

Bài viết mới nhất


Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp hướng dẫn...

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành cho bạn....

Shazam là gì? Ứng dụng tìm nhạc bằng giai điệu...

Shazam là ứng dụng tìm kiếm bài hát dựa trên các giai điệu trên thiết bị điện thoại iOS. Shazam giúp người dùng tìm được tên bản nhạc yêu thích chỉ...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là Google...

Airdrop là gì? Tính năng chia sẻ hình ảnh, dữ...

Airdrop là tính năng dành riêng cho các thiết bị trong hệ sinh thái Apple giúp chia sẻ, trao đổi hình ảnh, dữ liệu dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm...

Smart Switch là gì? Ứng dụng sao lưu dữ liệu...

Smart Switch là ứng dụng hỗ trợ người dùng Samsung sao lưu và truyền các dữ liệu trên điện thoại với các thiết bị có hệ điều hành Windows hoặc...

Itunes là gì? Ứng dụng quản lý dữ liệu đa chức...

iTunes là một phần mềm đã quá quen thuộc với người dùng lâu năm các thiết bị của iOS. Dù vậy, ắt hẳn nhiều người vẫn chưa biết đến hết công dụng...

Visual Studio Code là gì? Lập trình đa ngôn ngữ...

Visual Studio Code là phần mềm lập trình đa ngôn ngữ đã quá quen thuộc với nhiều lập trình viên. Phần mềm này cho phép soạn thảo các đoạn code để...

Locket là gì? Tìm hiểu ứng dụng chia sẻ hình...

Hãy thử trải nghiệm Locket - ứng dụng chia sẻ ảnh trực tiếp lên màn hình chính điện thoại, giúp bạn kết nối và chia sẻ những khoảnh khắc đời thường...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng doanh số!