Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (1 Reviews)

Một trong những phương thức phát triển phần mềm mới là thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của Agile. Thế Agile là gì? Liệu có bất kỳ mối liên hệ nào giữa Agile và phương pháp Scrum hay không? Một khi hiểu được Agile/Scrum là gì một cách rõ ràng, người dùng sẽ hoàn toàn làm chủ và lựa chọn được giải pháp quản trị dự án phù hợp nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Agile là gì?

Agile được biết đến là phương pháp phát triển phần mềm tương đối linh hoạt, nhằm phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất. Hiệu suất có thể đạt ở mức cao nhất khi hoạt động tích hợp được diễn ra liên tục và có hiệu quả giữa các nhóm liên quan.

Agile là gì?

Tuyên ngôn của Agile

Tuyên ngôn của mô hình Agile là gì? Nó là tập hợp các giá trị cốt lõi mà người dùng Agile phải tuân thủ, nhằm hướng đến sự thành công của mô hình. Bao gồm 4 giá trị như sau:

  • Ưu tiên cá nhân và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ (Individuals and interactions over processes and tools)
  • Giữ cho phần mềm vận hành liên tục tốt hơn là tài liệu đầy đủ (Working software over comprehensive documentation)
  • Đề cao sự cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng (Customer collaboration over contract negotiation) 
  • Phản hồi trước thay đổi hơn là luôn bám theo kế hoạch (Responding to change over following a plan)

Đặc trưng của mô hình Agile

Để hiểu được nguyên tắc hoạt động của phương pháp Agile là gì, hay ý nghĩa Agile tiếng anh là gì, nhà quản lý phải hiểu 6 đặc trưng cơ bản của nó. Cụ thể là: 

Tính tiến hóa (Evolutionary) và tiệm tiến (Incremental)

Vào cuối mỗi phân đoạn của mô hình Agile, từng nhóm phát triển sẽ tạo ra một hoặc một vài phần nhỏ của sản phẩm cuối cùng. Phần lớn chúng đã được cấu tạo đầy đủ, đã trải quá trình kiểm thử cẩn thận và dễ dàng sử dụng ngay. Đây được gọi là tính tiệm tiến (Incremental).

Khi vận hành một thời gian, các phân đoạn có xu hướng tiếp nối nhau, và thúc đẩy quá trình tích lũy cho đến khi đảm bảo toàn bộ yêu cầu từ khách hàng. Đó được hiểu là tính tiến hóa (Evolutionary). 

Tính thích nghi (Adaptive)

Thời gian của mỗi phân đoạn tương đối ngắn, đòi hỏi sự điều chỉnh và thay đổi liên tục để đảm bảo tính thích nghi cao. Một số tùy chỉnh thường gặp như là công nghệ, định hướng hành động và mục tiêu dự án. Vì vậy, khi hiểu được “Adaptive” của Agile method là gì, người quản lý sẽ có sự cân nhắc liên tục trong quá trình ra quyết định.   

Nhóm tự tổ chức và liên chức năng   

Hai mô hình nhóm thường gặp nhất trong Agile là nhóm tự tổ chức (self-organizing) và nhóm liên chức năng (cross-functionality). 

  • Nhóm liên chức năng (cross-functionality): tự phân công nhiệm vụ mà không dựa vào chức danh mặc định (title) hoặc chịu ảnh hưởng bởi sự phân cách rõ ràng từ hệ thống. 
  • Nhóm tự tổ chức (self-organizing): đã được trang bị đầy đủ kỹ năng để phát triển phần mềm, và được trao quyền để tự ra quyết định, tự quản lý nhiệm vụ, nhằm đạt được hiệu suất tốt nhất. 

Quản trị tiến trình thực nghiệm (Empirical process control)

Quản trị tiến trình thực nghiệm của Agile nghĩa là gì? Tất cả các quyết định của Agile phải dựa trên dữ liệu thực tế, và luôn được cập nhật liên tục. Điều này cho phép Agile rút ngắn vòng đời phản hồi của khách hàng, đảm bảo tính thích nghi cao. 

Giao tiếp trực diện (Face-to-face communication)

Mô hình Agile khuyến khích các cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng để có thể hiểu rõ nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Trong giao tiếp nội bộ, lập trình viên và kỹ sư sẽ tương tác trực tiếp với nhau trên cùng một bản thiết kế, giúp sửa đổi nhanh và hiệu quả hơn. 

Phát triển dựa trên giá trị (Value-based development) 

Giá trị của Agile được đo lường dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng và sự tiến bộ trong từng giai đoạn quản lý dự án. Cho nên, Agile luôn ưu tiên cộng tác trực tiếp với người dùng, phân tích và đánh giá mức độ ưu tiên trong từng trường hợp. Điều này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách đáng kể. 

Tính lặp (Iterative)

Dự án triển khai qua Agile luôn có tính lặp lại trong từng phân đoạn, với khung thời gian kéo dài từ 1 đến 4 tuần. Trong từng phân đoạn, nhóm phát triển phải triển khai đầy đủ các nhiệm vụ, bao gồm: lập kế hoạch, phân tích, triển khai, và kiểm thử. 

Các phương pháp của Agile

Dưới đây là một vài phương pháp Agile nổi bật mà người dùng nên lưu ý để khai thác tối đa trong quản lý dự án phần mềm. Bao gồm:

Các phương pháp của Agile

Scrum

Scrum là phương pháp Agile quan trọng nhất, sử dụng hai cơ chế chính là lặp (iterative) và tăng trưởng (incremental), nhằm phát triển các sản phẩm có tính bền vững và phức tạp cao. 

Kanban

Kanban là phương pháp Agile xoay quanh bốn vấn đề là trực quan hóa công việc, tập trung nâng cao hiệu quả luồng công việc, giới hạn lượng công việc theo khoảng thời gian và đề cao tính cải tiến. 

Scrumban

Scrumban là phương pháp Agile kết hợp của Scrum và Kanban, cho phép các nhóm phát triển nâng cao hiệu suất xử lý công việc và cải biến quy trình liên tục. 

Lean Software Development (LSD)

Lean Software Development (LSD) là phương pháp Agile được tạo nên từ 7 nguyên tắc của Tư duy tinh gọn, được sử dụng tương đối hiệu quả trong phát triển phần mềm. 

Extreme Programming (XP)

Extreme Programming (XP) là phương pháp Agile nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi liên tục trong nhu cầu của người dùng. XP đề cao sự cải biến trong chu kỳ ngắn. 

Quy trình của Agile và Scrum

Hiểu rõ nguyên tắc vận hành của mô hình Agile và phương pháp Scrum sẽ hạn chế tối đa vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm cũng như mối quan hệ với các bên liên quan. Dưới đây là mô tả chi tiết về hai quy trình này. 

Quy trình của Agile 

Quy trình của mô hình Agile sẽ trải qua 6 bước cơ bản, bao gồm: lập kế hoạch dự án, tạo lộ trình sản phẩm, lập kế hoạch phát hành, lập kế hoạch chạy nước rút, đánh giá tính hiệu quả và đánh giá sprint. Cụ thể, nhóm phát triển cần phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:

Quy trình của Agile 

Lập kế hoạch dự án

Hiểu được giá trị cuối cùng mà tổ chức cần mang đến cho khách hàng và cách thức để đạt được nó. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giới hạn được nguồn lực và phạm vi phát triển của dự án. 

Tạo lộ trình sản phẩm

Liệt kê các tính năng cần có của sản phẩm và xây dựng sprint từng ứng với mỗi tính năng riêng lẻ. Nhà quản lý nên sử dụng product backlog để hướng đến hiệu suất cao nhất. 

Lập kế hoạch phát hành

Lập kế hoạch chi tiết cho từng phiên bản ở mỗi sprint, và tiến hành đánh giá lại kết quả hoàn thiện sau khi kết thúc. Nhà quản lý nên ưu tiên chu kỳ phát triển ngắn để tăng tính linh hoạt của sản phẩm. 

Lập kế hoạch chạy nước rút

Tổ chức cuộc họp lập kế hoạch cho từng phân đoạn nhỏ, nêu rõ mục tiêu cần đạt được, nhiệm vụ của từng người và khối lượng công việc. Đặc biệt, người quản lý cần nêu rõ thời gian cho từng nhiệm vụ để đảm bảo hoàn thiện kịp tiến độ. 

Đánh giá tính hiệu quả

Họp và xem xét có nên đưa ra bất kỳ thay đổi liên quan đến sản phẩm hay không. Đồng thời, các thành viên được phép chia sẻ hoặc nói ngắn gọn về những gì họ đã đạt được trong ngày làm việc trước đó bằng cách tổ chức họp ngắn. 

Đánh giá sprint

Khi kết thúc từng sprint, nhóm phải tổ chức hai cuộc họp là đánh giá kết quả của sprint với các bên liên quan và thảo luận về những vấn đề phát sinh (nếu có).   

Quy trình của Scrum

Quy trình của Scrum ngắn hơn so với Agile, chỉ gồm 3 bước là:

Quy trình của Scrum

Sprint Planning Meeting

Họp để xác định các chức năng cần phát triển, kết quả dự kiến, ước lượng, phân bổ công việc và thảo luận giải pháp cho từng sprint. 

Sprint Review

Họp để đánh giá kết quả đã thực hiện trong sprint, xem xét và đưa ra một số thay đổi, và cải tiến cần thiết.  

Daily Scrum Meeting

Tiến hành cuộc họp thảo luận mỗi ngày, và mỗi thành viên nên trả lời ba câu hỏi quan trọng là:  Vấn đề phát sinh của bạn là gì? Hôm nay bạn cần làm gì? Hôm qua bạn làm thế nào? 

So sánh sự khác biệt giữa Agile và Scrum

Sự khác biệt lớn nhất giữa Agile và Scrum đã được phản ánh chính xác qua định nghĩa của chúng. Trong khi Agile được hiểu là mô hình quản lý dự án dựa trên những giá trị cuối cùng hướng đến khách hàng thì Scrum lại là một trong những phương pháp để tiếp cận mô hình Agile. Bên cạnh đó, Agile và Scrum còn có một số điểm khác nhau như là: 

Agile

Scrum

Là một mô hình, phương pháp để vận hành toàn bộ dự án 

Là một trong những phương thức Agile, nhằm thúc đẩy tính hiệu quả của mô hình

Tính lặp lại thể hiện ở danh sách hồ sơ dự án (backlogs) dựa trên phản hồi của khách hàng cuối cùng

Tính lặp lại thể hiện ở các phân đoạn nhỏ, và phản hồi sau khi hoàn thiện từ phân đoạn (sprints)

Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng

Khuyến khích nhóm liên chức năng hoặc tự tổ chức

Cung cấp phần mềm cuối cùng, sau đó điều chỉnh theo yêu cầu (nếu có) 

Cung cấp kết quả của từng phân đoạn nhỏ (sprint) và nhận phản hồi ngay lập tức. 

So sánh sự khác biệt giữa Agile và Scrum

Bài viết trên đây giúp người đọc hiểu được Agile là gì, mô hình Scrum Agile là gì và sự khác biệt cơ bản của chúng. Nhà quản trị dự án phần mềm cần hiểu rõ từng giai đoạn trong quy trình của Agile để định hướng khối lượng và sắp xếp nguồn lực cho phù hợp. Hi vọng sản phẩm cuối cùng sẽ đảm ứng kỳ vọng tốt nhất với khách hàng. Đừng quên theo dõi LPtech để học thêm nhiều kiến thức mới về lập trình và seo nhé!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Visual Studio Code là gì? Lập trình đa ngôn ngữ với phần mềm từ Microsoft

Visual Studio Code là gì? Lập trình đa ngôn ngữ...

Visual Studio Code là phần mềm lập trình đa ngôn ngữ đã quá quen thuộc với nhiều lập trình viên. Phần mềm này cho phép soạn thảo các đoạn...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

Node JS là nền tảng phát triển dựa trên V8 Javascript engine của Chrome. Nó là nền tảng có thể mở rộng và được dùng để phát triển thêm...

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của...

Mạng máy tính là gì? Đây là hệ thống hoạt động bằng cách kết nối nhiều thiết bị máy tính lại với nhau để trao đổi và chia sẻ dữ liệu, tài...

SQL Server là gì? Hướng dẫn cách tải và cài đặt SQL Server

SQL Server là gì? Hướng dẫn cách tải và cài đặt...

SQL (Structured Query Language) server được thiết kế để quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL server cung cấp cho người dùng các tính năng...

Cloudflare là gì? Nên dùng Cloudflare cho website hay không?

Cloudflare là gì? Nên dùng Cloudflare cho website...

Cloudflare là một DNS trung gian, được thiết kế để điều phối lưu lượng truy cập bằng lớp bảo vệ của Cloudflare. Cloudflare nằm giữa kết...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.