Zing Me - Mạng xã hội "Vang bóng một thời" giờ ra sao?

Đối với những ai thuộc thế hệ 8x, 9x tại Việt Nam có lẽ đều sẽ biết đến Zingme - mạng xã hội từng “làm mưa làm gió” tại Việt Nam trong khoảng 10 năm về trước. Từng bỏ xa Facebook, Instagram hay Twitter để trở thành mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, nhưng đến nay, Zingme đang ở đâu trên cuộc đua với các mạng xã hội này? Hãy cùng LPTech đi tìm câu trả lời nhé!

Zingme - đi đầu kỷ nguyên phát triển mạng xã hội tại Việt Nam

Zingme là mạng xã hội ra mắt vào tháng 8 năm 2019 và được phát triển bởi VNG - kỳ lân công nghệ của Việt Nam, một thương hiệu có tiếng tăm trong việc sản xuất các tựa game như: Võ lâm truyền kỳ, Khu vườn trên mây, Happy City, Nông Trại Vui Vẻ, Hàng Rong, Ủn Ỉn…

Được tạo ra bởi chính người Việt, sự ra đời của Zingme được xem là sự mở đầu cho kỷ nguyên phát triển mạng xã hội tại Việt Nam với mục tiêu chính là trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Facebook tại thị trường Việt Nam.

Zingme có giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng và tương đối dễ sử dụng. Mạng xã hội này không chỉ cung cấp cho người dùng khả năng kết nối với bạn bè, theo dõi tin tức mà còn cung cấp nhiều tựa game hấp dẫn với đầy đủ thế loại từ game chiến thuật, game nhập vai bom tấn, đối kháng, game trí tuệ cho tới những mini game.

Một số tựa game quen thuộc với người dùng Zingme như:

  1. Nấm lùn phiêu lưu ký
  2. Thành phố vui vẻ
  3. Rambo Lùn
  4. Ủn Ỉn
  5. MU Online
  6. 2U
  7. Đảo rồng
  8. Hàng rong
  9. Khu vườn trên mây
  10. Võ Lâm Chi Mộng
  11. BOOM Online
  12. Gunny Huyền Thoại
  13. Zing Speed

Ngoài ra, mạng xã hội Zingme còn có đầy đủ những tính năng đặc trưng cần có của một mạng xã hội như kết bạn, trò chuyện trực tuyến, viết blog, chia sẻ hình ảnh… Ngoài ra còn có các diễn đàn nơi người dùng có thể chia sẻ, trò chuyện cùng những người có chung sở thích, mối quan tâm hoặc nghe nhạc trực tuyến và tham gia các trò chơi…

Có thể tổng kết một vài tính năng nổi bật của mạng xã hội Zingme bao gồm:

  1. Giao lưu, kết bạn với mọi người.
  2. Theo dõi và tương tác các hoạt động của bạn bè.
  3. Đăng tin chia sẻ trạng thái, hình ảnh với nhiều người.
  4. Trò chuyện, gửi tin nhắn miễn phí nhanh chóng.
  5. Cập nhật các tin tức, đọc sách, xem phim, nghe nhạc... miễn phí.
  6. Giao lưu, kết bạn với ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng.
  7. Cung cấp tử vi hàng ngày và chọn số tâm linh.
  8. Chơi game trực tuyến với kho game phong phú.
  9. Có kho hình động vui nhộn và có thể chia sẻ trên tường nhà dễ dàng.

Chính sự đa dạng các tính năng của mình đã giúp Zingme thu hút được một lượng người dùng tương đối lớn mạnh ở ngay thời điểm mới ra mắt.

Từ mạng xã hội từng “làm mưa làm gió” tại Việt Nam

Là một mạng xã hội hoàn toàn “made in Viet Nam” và sở hữu nhiều tính năng, tựa game hấp dẫn, Zingme đã từng là cái tên dẫn đầu trong cuộc đua với các mạng xã hội “ngoại lai” khác như Facebook tại thị trường Việt Nam. Thậm chí, đã từng có thời điểm Zingme đánh bại cả những tên tuổi lớn như Facebook để trở thành mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.

Thời khắc hoàng kim nhất của mạng xã hội này chính là ngày 23/09/2009. Thời điểm mà Zingme ghi nhận con số người dùng lên tới 945.000 người dùng, cao hơn gần 30.000 so với con số 918.000 người dùng của Facebook và trở thành mạng xã hội có lượt người dùng cao nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong những năm thành công vang dội nhất, Zingme còn từng đạt đến 6.8 triệu người dùng, cao gấp 2 lần số người truy cập Facebook chỉ với 3.1 triệu người.

Không chỉ vượt mặt các đối thủ nước ngoài, ngay trong cuộc đua với các diễn đàn, nền tảng kết nối khác của Việt Nam, Zingme cũng là cái tên hàng đầu, đạt được những thành tựu bỏ xa những đối thủ khác.

Đã từng có thời điểm, trung bình mỗi ngày có khoảng 3,4 triệu bình luận, 1 triệu hình ảnh được chia sẻ với gần 15.000 blog được xuất bản trên Zingme. Thậm chí, số lượng nội dung mà người dùng tạo ra trên Zingme trong một ngày còn lớn hơn số lượng nội dung mà các diễn đàn lớn của Việt Nam có được trong nhiều năm hoạt động.

Đến sự lụi tàn đầy tiếc nuối

Tuy nhiên, vinh quang của Zingme không tồn tại được quá lâu. Đến năm 2012, chỉ sau vài năm, Facebook đã vượt lên Zingme, trở thành mạng xã hội phát triển mạnh mẽ nhất trên thị trường trong nước.

Tháng 12/2012, trong Bản đồ mạng xã hội toàn cầu (World Map of Social Network) do Vincenzo Cosenza, chuyên gia về chiến lược truyền thông mạng của Ý công bố đã chỉ ra sự phát triển vượt trội của Facebook so với Zingme tại Việt Nam.

Kể từ đó đến nay, Zingme liên tục bị Facebook bỏ xa về tốc độ tăng trưởng. Nếu Facebook liên tục cải tiến, cập nhật và thu hút thêm người dùng mới như livestream, facebook story,... thì Zingme ngược lại không ngừng đi xuống.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều tựa game trong Zingme đã được tuyên bố đóng cửa và ngay cả chính công ty chủ quản của Zingme là VNG cũng không còn mặn mà với việc phát triển ứng dụng này thêm nữa. Zingme đã sống lay lắt trong suốt nhiều năm cho đến khi chính thức bị khai tử vào tháng 1 năm 2020- chấm dứt hành trình hơn 1 thập niên nhiều vinh quang nhưng cũng đầy tiếc nuối của mình.

Zingme biến mất đến từ đâu?

Trên cuộc đua khốc liệt với các mạng xã hội “ngoại nhập”, có nhiều lý do khiến Zingme phải đóng cửa trong sự hối tiếc của cả những người tạo ra nó và hàng triệu người dùng. Có thể nhìn nhận sự thất bại của Zingme bắt nguồn từ các sai lầm do:

Thiếu tính sáng tạo

Sai lầm “chết người” khiến Zingme đánh mất hàng loạt người dùng của mình là việc ứng dụng này không có sự mới mẻ. Các tính năng, giao diện của Zingme được sao chép một cách lộ liễu từ đối thủ Facebook.

Trên thực tế, không phải không có chuyện “bản sao” được yêu thích hơn “bản gốc”. Bởi chính Instagram và Snapchat là một điển hình. Snapchat mới chính là cha đẻ của tính năng tạo và chia sẻ Story, thế nhưng khi Instagram sử dụng lại ý tưởng này lại vẫn tạo nên những ấn tượng và thích thú cho người dùng. Thậm chí, đến thời điểm hiện tại, khi nhắc đến Story, người ta thường sẽ nhớ ngay đến Instagram chứ không phải Snapchat.

Vì sao cũng là “đụng hàng” ý tưởng nhưng Instagram vẫn tạo được thành công đến thế ?

Câu trả lời nằm ở việc ứng dụng này không sao chép toàn bộ như Snapchat mà đã tự thêm thắt và tạo ra thêm những tính năng hấp dẫn theo bản sắc riêng của mình như: trải nghiệm mượt mà hơn; nhiều hiệu ứng filter thú vị hơn, tạo ra Instagram Reel hấp dẫn hơn những gì Snapchat đã làm….

Trong khi đó, Zingme lại không tạo ra được sự khác biệt so với Facebook. Thậm chí, người đứng đầu mạng xã hội này còn thẳng thắn tuyên bố thừa nhận Zingme là phiên bản Việt hóa của Facebook về thể thao giải trí.

Mang theo tâm lý “ăn theo”, thiếu sự đổi mới, sáng tạo chính là nguyên nhân lớn nhất khiến Zingme nhanh chóng bị bỏ lại phía sau. Trong khi đối thủ là Facebook luôn cập nhật và mang đến cho người dùng những tính năng mới mẻ, hấp dẫn do chính mình tạo ra, thì Zingme vẫn cứ đứng cứ mãi là một “chiếc gương”. Nó phản chiếu lại những gì mà ứng dụng khác đã có mà đánh mất đi bản sắc riêng của mình.

Sai lầm khi xác định đối tượng người dùng

Được phát triển bởi VNG - một công ty game sở hữu cộng đồng game thủ lớn nhất Việt Nam, do đó, ngay từ khi ra đời, Zingme đã được định hướng tập trung mạnh vào đối tượng là các game thủ. Nếu muốn chơi các tựa game của VNG, người dùng phải đăng ký tài khoản Zingme. Và vì thế, Zingme nghiễm nhiên được “thừa kế” lượng người dùng đồ sộ là các game thủ từ các tựa game của hãng.

Tuy nhiên, mạng xã hội vốn dĩ nên là nơi dành cho tất cả mọi người. Người dùng sử dụng mạng xã hội như một cách để kết nối và chia sẻ nội dung nhưng các tính năng của Zingme thời điểm đó chưa thực sự hỗ trợ được nhu cầu này của người dùng mà chỉ đang tập trung vào cộng đồng game thủ.

Người dùng phổ thông (không phải game thủ) dần dần cảm thấy nhàm chán và bị lạc lõng khi sử dụng Zingme. Theo thời gian, họ dần dần không còn cảm thấy quá “mặn mà” với mạng xã hội này nữa và bắt đầu rời đi khiến Zingme thất bại một cách thảm thương.

Bị bỏ rơi bởi chính “cha đẻ”

Một trong những lý do dẫn đến sự lụi tàn của Zingme chắc chắn có phần thuộc về chính cha đẻ của ứng dụng này - VNG.

Tại thời điểm năm 2012, khi Zingme đang ở trong thời kỳ hoàng kim với lượng người dùng hàng đầu tại Việt Nam. VNG đáng lẽ ra nên tập trung nâng cấp Zingme với những tính năng mới mẻ, hấp dẫn để giữ chân người dùng và khẳng định vị thế mạng xã hội hàng đầu của mình. Thế nhưng thực tế VNG đã không làm như vậy.

Thay vì tiếp tục tập trung đầu tư vào Zingme thì VNG lại bỏ mặc chính đứa con này để tập trung phát triển một ứng dụng OTT mới có tên là Zalo - ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Từ đó mà Zingme trở nên bị lãng quên dần sau đó biến mất khỏi cuộc chiến mạng xã hội. 

Sự thiếu cân bằng trong đầu tư phát triển của VNG tạo nên sự thành công của Zalo nhưng cũng đổi lại là sự thất bại đầy tiếc nuối của Zingme - mạng xã hội đã từng được kỳ vọng sẽ lớn mạnh như Weibo của Trung Quốc hay Never của Hàn Quốc.

Kết luận

Trên thực tế phải nhìn nhận thẳng thắn, Zingme đã thất bại trong cuộc cạnh tranh với Facebook trên thị trường Việt Nam. Sự thiếu sáng tạo, ít đổi mới của Zingme khiến cho mạng xã hội này từ “con cưng” của người dùng Việt Nam bỗng dần dần bị “quay lưng” tại chính thị trường của nước mình. Sự thất bại của Zingme có thể xem là bài học cho những mạng xã hội “made in Viet Nam” mới hiện nay như Lotus, Gapo, Hahalolo nếu muốn có chỗ đứng và cạnh tranh được với những ông lớn khác trên thị trường.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng...

Hotmail là một ứng dụng được cung cấp bởi Microsoft từ năm 2007. Hotmail hoạt động như một công cụ giúp người dùng gửi và nhận thư điện...

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng...

Outlook là phần mềm gửi và nhận thư điện tử được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại giữa các cá nhân, tổ chức. Tìm...

Discord Là Gì? Hướng Dẫn đăng ký tài khoản và Sử...

Discord là một ứng dụng giao tiếp và trò chuyện qua tin nhắn hay cuộc gọi video miễn phí với nhau bằng giọng nói hoặc văn bản, cho người...

Bài viết mới nhất


Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn hãy xem bài...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên TikTok đơn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng props và...