Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (2 Reviews)

Tường lửa đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ hệ thống máy tính của người dùng trước sự tác động của Internet. Một khi hiểu được cách thức hoạt động của tường lửa là gì, người dùng có thể dễ dàng tối ưu hiệu quả sử dụng của nó. Bài viết này sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến tường lửa, và gợi ý một số cách tắt/bật tường lửa khi cần thiết.  

Tường lửa là gì?

Bức tường lửa (firewall) là cơ chế bảo mật mạng, được ứng dụng để kiểm tra và giám sát toàn bộ nội dung được truyền tải qua nó từ hệ thống mạng Internet. Tường lửa được phép thiết lập ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm máy tính, thiết bị định tuyến hoặc dạng máy chủ (server) đặc biệt. 

Firewall sẽ cho phép hoặc ngăn chặn luồng thông tin dựa trên một số yếu tố, như là cổng mạng, địa chỉ IP, giao thức (HTML, TCP, FTP,..) hoặc các quy định đặc biệt khác. Từ đó, máy tính của người dùng sẽ được bảo vệ an toàn hơn trước các cuộc tấn công từ tin tặc hoặc mã nhiễm độc.  

Tường lửa là gì?

Phân loại tường lửa 

Không chỉ biết rõ tường lửa là gì, người dùng nên tìm hiểu thêm đặc điểm và cách thức vận hành của từng loại tường lửa để ứng dụng một cách hiệu quả. Cụ thể, tường lửa được chia thành 2 loại chính, gồm: 

Tường lửa cá nhân (personal)

Tường lửa cá nhân được thiết kế để bảo vệ riêng máy tính của người dùng dưới sự ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc tấn công mạng. Nó là hệ thống được tính hợp cả phần mềm chống virus, và chống xâm nhập để gia tăng lớp bảo mật dữ liệu. 

Một số loại personal firewalls có thể kể đến như là: Microsoft Internet Connection Firwaall, Cisco Security Agent và Symantec Personal Firewall. Người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy những ứng dụng này trên 3 hệ điều hành phố biển nhất hiện nay, bao gồm: Window, MacOS và Linux. 

Network Firewalls 

Network Firewalls là hệ thống tường lửa được sử dụng riêng cho các host, nhằm tránh được sự tấn công của các tin tặc từ hệ thống mạng Internet. Dạng phổ biến nhất của Network Firewalls là Applicance-Based Network Firewalls, với một số ứng dụng cơ bản sau: Juniper Netscreen Firewalls, Linux-Based IPTables, và Microsoft ISA Server. 

Phân loại tường lửa

Chức năng của tường lửa là gì?

Chức năng của tường lửa chủ yếu vẫn là tăng cường sự bảo vệ các thiết bị và dữ liệu người dùng trước các phần mềm độc hại. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này được vận hành một cách hiệu quả, một hệ thống tường lửa cơ bản sẽ làm các nhiệm vụ bao gồm:

Bảo vệ thông tin: Tường lửa sẽ sử dụng cơ chế đã thiết lập, mã hóa và bảo vệ vùng dữ liệu đang được lưu trữ trên máy tính. Nhờ vậy, toàn bộ thông tin sẽ được xử lý và phân bổ một cách an toàn, hiệu quả. 

Kiểm soát truy cập: Dựa vào tên địa chỉ IP, giao thức, và cổng mạng, các ứng dụng firewalls có thể dễ dàng nhận ra được những dạng mã độc tiềm ẩn. Từ đó, chúng có thể loại bỏ và xử lý một cách triệt để. 

Chống tấn công mạng: Hệ thống tường lửa sẽ nhận diện, và ngăn chặn các cuộc tấn công từ mạng Internet đến máy tính, bao gồm: tấn công từ bên trong mạng, tấn công từ chối dịch vụ hoặc mã độc. 

Quản lý lưu lượng mạng: Tường lửa có thể năng giới hạn và kiểm soát tốt lưu lượng mang ra/vào máy tính của người dùng. Nhờ vậy, tránh được tình trạng quá tải và nâng cao hiệu suất. 

Nhiệm vụ của bức tường lửa

Tường lửa hoạt động như thế nào?

Nắm được cơ chế vận hành của thiết bị tường lửa là gì có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về cấu hình của một bức tường lửa. Khi lưu lượng mạng qua tường lửa, mã nguồn sẽ kiểm tra và đánh giá thông tin đó liệu có phù hợp với quy tắc bảo mật đã được thiết lập hay không.

Nếu dữ liệu không thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, hệ thống tường lửa sẽ tự động bật lên và ngăn chặn truy cập. Ngay lúc này, màn hình máy tính của người dùng sẽ được hiển thông báo chính xác về hoạt động này. 

Quy trình và phạm vi hoạt động của tường lửa còn được phân loại dựa trên các chế độ khác nhau. Hiện tại, người dùng có thể tiếp cận 3 dạng chính là: chế độ đăng nhập (stateful inspection); chế độ gói dữ liệu (packet filtering) và chế độ ứng dụng (application layer).

Cơ chế vận hành của tường lửa 

Ưu và nhược điểm của tường lửa là gì?

Trước khi sử dụng tường lửa, người dùng có thể cân nhắc một số ưu và nhược điểm để tối ưu bảo mật cho luồng thông tin trên máy tính. Cụ thể là: 

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của firewall là cung cấp một lớp màng bọc bảo vệ cho toàn bộ dữ liệu của người dùng. Nó thực hiện và phân bổ cơ chế hoạt động bằng các nhiệm vụ cơ bản như là kiểm soát và điều chỉnh truy cập, bảo vệ dữ liệu, tăng tính bảo mật, và báo cáo giám sát. Toàn bộ các thao tác này được thực hiện đồng thời, và diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nhờ vậy, phản ứng của máy tính trước các tác nhân độc hại là khá nhanh. 

Bên cạnh đó, tường lửa còn có khả năng nhận diện sự thay đổi liên quan đến bảo mật, mã nguồn và địa chỉ IP của dữ liệu. Do đó, khi xảy ra bất kỳ lỗi hệ thống hoặc sự cố kĩ thuật từ sự không tương thích, firewall sẽ lập tức thông báo đến người dùng. 

Nhược điểm

Chi phí để cài đặt và trải nghiệm toàn bộ chức năng trên các ứng dụng tường lửa là khá đắt đỏ, bao gồm cả giai đoạn triển khai, cài đặt cấu hình và vận hành. Vì vậy, người dùng nên cân nhắc cẩn trọng trước khi sử dụng, đặc biệt tại các doanh nghiệp lớn. 

Một số ứng dụng firewalls không tương thích với hệ điều hành, gây ra các sự cố về phần cứng, rủi ro về trễ lưu lượng mạng hoặc quá tải luồng thông tin. Điều này có thể gây thiệt hại về thời gian, cũng như chi phí xử lý toàn bộ hệ thống lưu trữ. 

Ưu và nhược điểm của tường lửa

Các tùy chọn khi triển khai Firewall

Để hoạt động có hiệu quả, một thiết bị tường lửa thường gồm có các tùy chọn cơ bản sau: 

Stateful firewall (Tường lửa có trạng thái)

Stateful firewall có khả năng theo dõi trạng thái kết nối dữ liệu của máy tính với hệ thống mạng theo thời gian thực. Nhờ vậy, tùy chọn này được ứng dụng để giám sát và quản lý lưu lượng mạng, cũng như khả năng lưu trữ thông tin trên máy có hợp lệ không. 

Bức tường lửa có trạng thái làm nhiệm vụ ghi nhớ toàn bộ kết nối mạng đã có, gồm cổng nguồn và đích; địa chỉ IP nguồn và đích; giao thức và trạng thái kết nối. Đó là lý do tại sao người dùng sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian khi sử dụng thiết bị này. 

NGFW (Tường lửa thế hệ tiếp theo)

NGFW (hay còn gọi là Next-generation firewalls), là dạng tường lửa đã nâng cấp, có kết hợp cả 2 tính năng là bảo mật cơ bản và nâng cao. Vì vậy, người dùng nên sử dụng NGFW trong quá trình giám sát hệ thống dịch vụ mạng, ngăn chặn các cuộc tấn công liên quan đến website, email và ứng dụng. 

Trong một số trường hợp, NGFW có khả năng phản ứng lại tin tặc bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Hai dạng phổ biến nhất có thể kể đến như là phòng ngừa xâm nhập (Intrusion Prevention System) và phát hiện xâm nhập (Instrusion Detection System).

Proxy - based firewall (Tường lửa dựa trên proxy)

Đây là dạng tường lửa sử dụng hệ thống máy chủ proxy để xử lý các kết nối thay thế cho máy tính. Khi một truy cập một trang web, toàn bộ yêu cầu sẽ được gửi đến Proxy, và sau đó máy chủ này sẽ tiếp nhận và xử lý thay cho phần cứng trên máy tính. Sau đó, kết quả sẽ một lần nữa được trả về máy tính trong mạng và đưa ra phản hồi cuối cùng. 

Có thể nói, Proxy hoạt động như một hàng rào “trung gian” giữa máy tính trong mạng và Internet, để gia tăng khả năng bảo mật địa chỉ IP một cách hiệu quả. Do đó,  Proxy - based firewall vẫn có đầy đủ chức năng của một bức tường lửa truyền thống. 

WAF (Tường lửa ứng dụng web)

WAF, được viết tắt bởi Web Application Firewall, được sử dụng dành riêng cho các ứng dụng website hiện có. Cụ thể, WAF sẽ giám sát trực tiếp các yêu cầu từ các website, sau đó sẽ tìm ra nền tảng phù hợp và kiểm tra xem có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến bảo mật hay không. Nếu phát hiện bất kỳ mã độc hay lỗ hổng thông tin nào, WAF sẽ nhanh chóng ngăn chặn yêu cầu đó, và bảo vệ trang web của người dùng. 

Các tùy chọn quan trọng khi triển khai Firewall

Phần mềm Firewall

Phần mềm Firewall (Software) là dạng phần mềm được cài đặt trên máy chủ (server) hoặc máy tính để kiểm soát các kết nối mạng. Nó được xem là ứng dụng tùy chọn, và được phát hành bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau. 

Người dùng có thể cài đặt trực tiếp phần mềm Firewall trên hệ thống máy, hoặc tích hợp vào một số ứng dụng mạng, phần mềm antivirus hoặc hệ điều hành. Nhờ vậy, quá trình thiết lập có thể tích kiệm được tối đa thời gian và công sức. 

Phần cứng Firewall

Phần cứng Firewall (Hardware Firewall) là thiết bị tường lửa có khả năng kết nối mạng bên ngoài với mạng nội bộ để quản lý lưu lượng thông tin. Đây là một công cụ được thiết kế riêng biệt, với khả năng bảo mật tốt hơn nhiều lần so với phần mềm tường lửa. 

Người dùng có thể thiết lập phần cứng Firewall trên máy tính cá nhân, hệ thống máy chủ hoặc thậm chí là mạng quản lý doanh nghiệp cục bộ. Khi xảy ra một số cuộc tấn công như là DoS hay DDoS, thiết bị này có thể xử lý nhanh và triệt để hơn. 

Tường lửa diệt virus

Tường lửa diệt virus là phát minh tuyệt vời khi kết hợp cả phần mềm diệt virus và tính năng tường lửa truyền thống để hoàn thiện bảo mật. Nhờ vậy, hệ thống máy tính của người dùng luôn được bảo vệ ở trạng thái tốt nhất. 

Kiểm tra SSL 

Kiểm tra SSL là quá trình phân tích và đánh giá tính hợp lệ và độ an toàn của chứng chỉ SSL được sử dụng khi kết nối dữ liệu truyền thông giữa máy chủ và máy khách. Có thể nói, SSL là một trong những công nghệ hàng đầu để bảo vệ các thông tin cá nhân của người dùng như là tài khoản ngân hàng, đăng nhập, hay giao dịch trực tuyến. Do đó, đây là một trong những tùy chọn vô cùng hữu ích của hệ thống firewall. 

DPI (Phân tích sâu các gói lưu lương)

DPI - Deep Packet Inspection, là một kỹ thuật phân tích luồng dữ liệu ở qua thiết bị DPI, với khả năng bảo mật gần như tuyệt đối. Theo đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý toàn bộ giao thức mạng, nội dung và các ứng dụng liên quan được truyền tải qua mạng Internet. Cuối cùng, hệ thống sẽ phân tích và đưa ra cách thức ưu tiên hóa lưu lượng mạng cho từng miền, và trường thông tin phù hợp. 

Hướng dẫn bật và tắt Firewall trên Window 11

Sau khi đã cài đặt Firewall trên máy tính, người dùng có thể linh hoạt tắt hoặc bật hệ thống này dựa vào nhu cầu sử dụng. Nếu chưa biết cách để tắt/bật tường lửa, hãy theo dõi hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây! 

Cách bật tường lửa trên Window 11

Để tiến hành bật tường lửa trên hệ điều hành Window 11, người dùng thực hiện lần lượt các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào hộp thoại Control Pannel và chọn Windows Defender Firewall.

Hướng dẫn bật tường lửa trên Window 11 bước 1

  • Bước 2: Chọn mục Turn Windows Defender Firewall on or off và chọn Turn on Windows Defender Firewall. Sau đó, người dùng nên chọn thêm mục “Notify me when Windows Defender Firewall blocks a new app” để nhận thông báo cho mỗi lần ngăn chặn mã độc trên máy. 

Hướng dẫn bật tường lửa trên Window 11 bước 2

  • Bước 3: Chọn nút OK để kết thúc. 

Cách tắt tường lửa trên Window 11

Một trong những cách vượt tường lửa hiệu quả là thực hiện tắt hệ thống bức tường lửa mặc định trên hệ điều hành. Để thực hiện được thao tác này, người dùng cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Mở hộp thoại Control Panel, và chọn Windows Defender Firewall
  • Bước 2: Ấn chọn mục Turn Windows Defender Firewall on or off và ấn chọn mục Turn off Windows Defender Firewall (not recommended). Người dùng có thể chọn một trong 2 mục “Private Networks Settings” và “Public Networks Settings” hoặc chọn cả 2 mục. 
  • Bước 3: Chọn nút OK để kết thúc. 

▷ Xem chi tiết hơn: Hướng dẫn cách tắt/bật tường lửa trên Win 7 và 10

Hướng dẫn cách tắt tường lửa trên Window 11

Bài viết trên đây giới thiệu toàn bộ thông tin về tường lửa là gì, chức năng và cơ chế vận hành của tường lửa. Trong khi sử dụng máy tính, người dùng cần đánh giá và cân nhắc một cách cẩn thận, dự đoán trong trường hợp nào cần tắt/bật tường lửa để tối ưu khả năng bảo mật. Nhờ vậy, mọi người sẽ có thể bảo vệ luồng thông tin tốt hơn.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Visual Studio Code là gì? Lập trình đa ngôn ngữ với phần mềm từ Microsoft

Visual Studio Code là gì? Lập trình đa ngôn ngữ...

Visual Studio Code là phần mềm lập trình đa ngôn ngữ đã quá quen thuộc với nhiều lập trình viên. Phần mềm này cho phép soạn thảo các đoạn...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

NodeJS là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Node.JS

Node JS là nền tảng phát triển dựa trên V8 Javascript engine của Chrome. Nó là nền tảng có thể mở rộng và được dùng để phát triển thêm...

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Thành phần và lợi ích của...

Mạng máy tính là gì? Đây là hệ thống hoạt động bằng cách kết nối nhiều thiết bị máy tính lại với nhau để trao đổi và chia sẻ dữ liệu, tài...

SQL Server là gì? Hướng dẫn cách tải và cài đặt SQL Server

SQL Server là gì? Hướng dẫn cách tải và cài đặt...

SQL (Structured Query Language) server được thiết kế để quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL server cung cấp cho người dùng các tính năng...

Cloudflare là gì? Nên dùng Cloudflare cho website hay không?

Cloudflare là gì? Nên dùng Cloudflare cho website...

Cloudflare là một DNS trung gian, được thiết kế để điều phối lưu lượng truy cập bằng lớp bảo vệ của Cloudflare. Cloudflare nằm giữa kết...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.