Trademark là gì? Cách phân biệt Brand và Trademark

Không chỉ riêng các đơn vị nước ngoài, vấn đề bản quyền cũng đã và đang được nhìn nhận một cách nghiêm túc tại Việt Nam. Một trong những biện pháp được các doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ chính mình khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ chính là Trademark. Vậy Trademark là gì? Cùng LPTech tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Trademark là gì?

Trademark – nghĩa tiếng việt là nhãn hiệu. Tuy nhiên, không giống với nhãn hiệu thông thường, một nhãn hiệu chỉ được gọi là Trademark khi đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo luật pháp của hầu hết các quốc gia, bất kỳ đơn vị nào cũng không thể sử dụng một Trademark đã được đăng ký bảo hộ tại quốc gia mà bạn đã đăng ký. Một Trademark đã được đăng ký bảo hộ sẽ tồn tại mãi mãi cùng thương hiệu, khác với chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ như thông thường.

Tại sao cần phải có Trademark?

Bạn cần phải đăng ký Trademark vì những lý do sau đây:

  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Việc đăng ký Trademark sẽ đảm bảo rằng khi không được sự cho phép bất cứ ai cũng không thể sử dụng tên thương hiệu của bạn.
  • Tạo sự phân biệt với các sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh: Việc đăng ký Trademark sẽ giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được các sản phẩm/dịch vụ của bạn với các sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
  • Tăng giá trị cho thương hiệu: Thương hiệu của bạn sẽ trở nên đáng tin cậy và được khách hàng đánh giá cao hơn những thương hiệu chưa đăng ký Trademark.
  • Tạo cho khách hàng niềm tin: Khi thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đã đăng ký Trademark, khách hàng sẽ yên tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng.

Ngoài ra, khi đăng ký Trademark thương hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ. Điều này giúp bạn tránh được những tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ có thể xảy ra trong tương lai. Bạn có quyền sử dụng tên thương hiệu của mình trong một khoảng thời gian nhất định, đảm bảo rằng bất cứ ai cũng không thể sử dụng khi không được sự cho phép.

Vì vậy, đăng ký Trademark là một việc làm vô cùng cần thiết nếu như bạn có ý định kinh doanh lâu dài để bảo quyền lợi cho chính mình và tăng giá trị cho thương hiệu.

Cách phân biệt Brand và Trademark

Nhiều thường nhầm lẫn giữa Brand và Trademark là một. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn.

Về định nghĩa

Brand được hiểu là thương hiệu, là cái tên mà doanh nghiệp tự đặt cho cho mình để đánh dấu sự ra đời, tương tự như việc cha mẹ đặt tên cho con cái khi mới sinh ra. Việc đặt tên như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp.

Trong khi đó, Trademark là thuật ngữ để chỉ một nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Thường được đăng ký để bảo vệ khỏi việc “copy” hoặc sử dụng trái phép nhằm mục đích trục lợi.

Ví dụ: Anh A có một cửa hàng nội thất và đặt tên cho thương hiệu của mình là nội thất A. Sau một thời gian, cửa hàng của anh A kinh doanh phát đạt và có một vài bên bắt đầu sử dụng tên thương hiệu của anh nhằm ăn theo danh tiếng. Anh A đã đi đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu nội thất của mình. Từ đó, tên thương hiệu nội thất A trở thành một Trademark và được pháp luật bảo hồ khi có bất cứ tranh chấp nào xảy ra.

Về vai trò

Trong Marketing, Brand không chỉ là một cái tên mà còn là hình ảnh trong lòng khách hàng, sự yêu mến và tin tưởng của họ. Brand chỉ có thể tồn tại khi có được sự công nhận của khách hàng. Trademark khác với Brand ở chỗ là nó được tạo ra bởi sự công nhận của tổ chức bảo vệ quyền trí tuệ.

Bên cạnh đó, một Brand có thể có nhiều dòng sản phẩm khác nhau và mỗi một cái tên riêng của các dòng sản phẩm này đều có thể đăng ký để trở thành Trademark. Ví dụ như Apple, ngoài Iphone thì họ cũng có các sản phẩm nổi tiếng khác như Macbook, Ipad. Tất cả sản phẩm này đều có thể được đăng ký để trở thành Trademark, tất nhiên chúng không phải là một Brand.

Dấu hiệu nhận biết thương hiệu đã được cấp Trademark

Một thương hiệu đã được cấp Trademark sẽ có 4 dấu hiệu sau đây:

  • Ký hiệu ™ (Trademark): Đây là ký hiệu phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp với một thương hiệu đã được đăng ký Trademark. Ký hiệu này sẽ được gắn cùng với biểu tượng, logo hoặc cụm từ để đánh dấu quyền sở hữu.
  • Ký hiệu R (Register): Ký hiệu này được sử dụng cho các thương hiệu đã được chứng nhận bởi tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Ký hiệu SM (Service Mark): Giống như Trademark nhưng ký hiệu này sử dụng riêng cho các doanh nghiệp dịch vụ.
  • Ký hiệu C (Copyright): Đây là ký hiệu sử dụng riêng cho các đơn vị đã được đăng ký độc quyền.

Một số quyết định liên quan đến nhãn hiệu

Để xây dựng một thương hiệu thành công cần rất nhiều quyết định khác nhau. Sau đây là một số quyết định quan trọng mà doanh nghiệp cần đưa ra.

Quyết định về người đứng tên thương hiệu

Một số yếu tố mà doanh nghiệp cần phải chú ý khi đặt tên nhãn hiệu là kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, uy tín và liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Có 3 cách để đặt nhãn hiệu cho sản phẩm, bao gồm:

  • Đưa ra với nhãn hiệu của mình.
  • Bán sản phẩm cho trung gian để đặt nhãn hiệu riêng.
  • Kết hợp nhãn hiệu của mình với nhà phân phối (Tuy nhiên hiện nay, những nhà bán lẻ lớn đã triển khai nhãn hiệu của riêng họ).

So với sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà sản xuất, sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà phân phối thường có giá thấp hơn, thú hút được những khách hàng có thu nhập thấp. Tuy nhiên hiện nay, nhãn hiệu của nhà sản xuất đang bị suy yếu do nhãn hiệu của nhà phân phối chiếm nhiều ưu thế hơn.

Quyết định chọn tên nhãn hiệu

Khi chọn tên thương hiệu không được bỏ qua các chiến lược quan trọng dưới đây:

  • Sử dụng tên độc đáo cho các sản phẩm khác nhau.
  • Sử dụng tên chung cho tất cả các sản phẩm.
  • Kết hợp giữa tên độc đáo của sản phẩm với tên thương hiệu của công ty.
  • Sử dụng tên nhóm cho mỗi loại sản phẩm khác nhau.

Cần phải xem xét đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm cạnh tranh và thị trường mục tiêu để đặt tên cho nhãn hiệu. Các thương hiệu lớn thường thực hiện các bước sau đây:

  • Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn cho tên nhãn hiệu.
  • Tạo một danh sách các tên nhãn hiệu có thể sử dụng được.
  • Thử nghiệm bằng cách chọn ra một vài cái tên ấn tượng.
  • Thu thập reaction của người dùng.
  • Nghiên cứu xem tên nhãn hiệu được chọn có thể đăng ký bảo hộ được không.
  • Quyết định lựa chọn tên nhãn hiệu cho sản phẩm.

Một tên nhãn hiệu tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Tên nhãn hiệu phải đề cập đến lợi ích mà sản phẩm mang lại.
  • Dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhận biết.
  • Tạo sự khác biệt.
  • Có thể dễ dàng dịch sang đa ngôn ngữ.
  • Có thể đăng ký bảo hộ bởi pháp luật.

Đảm bảo rằng một tên nhãn hiệu mới được tạo ra phải đáp ứng được 2 mục tiêu chính, đó là giá trị thương mại và dễ bảo hộ. Nhãn hiệu có giá trị thương mại sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý của công chúng, nhất là đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Để đạt được mục tiêu này, tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhớ và kích thích.

Quyết định về chất lượng nhãn hiệu

Trong marketing, chất lượng nhãn hiệu được xem là một công cụ định vị quan trọng. Một sản phẩm để đạt được chất lượng cần phải có độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, dễ sử dụng, sửa chữa và các thuộc tính giá trị khác. Cảm nhận của người mua chính là thước đo đánh giá chất lượng của sản phẩm.

Đa số chất lượng của các nhãn hiệu được xác lập trên 4 mức độ: thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Mức hiệu quả nhất là mức chất lượng cao, tuy nhiên nếu mọi nhãn hiệu đều nhắm mức chất lượng cao để cạnh tranh thì chiến lược này cũng không hiệu quả.

Quyết định chiến lược nhãn hiệu

Một số chiến lược nhãn hiệu mà doanh nghiệp cần chú ý như:

  • Mở rộng loại sản phẩm:

Doanh nghiệp có thể thêm những sản phẩm mới cùng tên với nhãn hiệu để mở rộng sản phẩm. Các sản phẩm này sẽ có hình thức, hương vị cũng như kích thước bao bì mới. Mục đích của việc làm này là để đáp ứng mong muốn của khách hàng về sự đa dạng của chủng loại sản phẩm.

Tuy nhiên, việc mở rộng sản phẩm cũng khiến doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro như mất đi ý nghĩa đặc biệt của nhãn hiệu, gây thiệt hại về kinh doanh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, tốn kém chi phí phát triển và khuyến mãi.

  • Mở rộng nhãn hiệu:

Mở rộng nhãn hiệu được thực hiện khi doanh nghiệp muốn tung ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, nhãn hiệu phải làm thỏa mãn được khách hàng, tránh việc những sản phẩm mới gây mất thiện cảm với họ.

Ví dụ: Bằng cách sử dụng tên doanh nghiệp của mình Honda đã mở rộng các sản phẩm từ ô tô, xe máy, máy bơm nước,...Điều này giúp Honda tiết kiệm rất nhiều chi phí trong việc quảng bá truyền thông, ngoài ra còn khiến khách hàng chấp nhận nhanh chóng hơn.

  • Sử dụng nhãn hiệu mới:

Doanh nghiệp muốn tung ra thị trường sản phẩm mới mà nhãn hiệu mà họ đang sử dụng không phù hợp thì bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng một nhãn hiệu mới. Tuy nhiên, trước khi xác lập nhãn hiệu mới, doanh nghiệp cần xem xét lại các nhãn hiệu của mình, chi phí tạo nhãn hiệu mới, mức tiêu thụ có đem lại lợi nhuận hay không,...

  • Tái định vị nhãn hiệu:

Việc tái định vị nhãn hiệu có thể sẽ thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh hoặc đôi khi chỉ cần thay đổi hình ảnh.

Người làm marketing cần phải hết sức thận trọng khi tái định vị một nhãn hiệu sản phẩm, tránh làm những khách hàng cũ mất lòng tin, có như vậy thì họ mới giúp doanh nghiệp thu hút được những khách hàng mới.

Bảo hộ nhãn hiệu là gì và ý nghĩa đối với Branding

Bảo hộ nhãn hiệu việc đăng ký quyền sở hữu một nhãn hiệu để tránh việc sao chép hay bị sử dụng trái phép bởi người khác.

Trong việc xây dựng và thiết kế thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng:

  • Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra, bảo vệ chủ sở hữu trong quá trình sử dụng nhãn hiệu.
  • Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  • Giúp doanh nghiệp bảo vệ sản phẩm/dịch vụ của mình trước các doanh nghiệp khác, tránh việc sao chép hoặc sử dụng tên thương hiệu khi chưa được sự cho phép.
  • Xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của LPTech bạn đã biết được Trademark là gì? Cách phân biệt Brand và Trademark. Từ đó có thể áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp mình tránh được những rắc rối có liên quan đến pháp luật, đặc biệt là về vấn đề sở hữu trí tuệ.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate...

Tiếp thị liên kết TikTok là hình thức kiếm tiền hấp dẫn cho người sáng tạo nội dung. Điều kiện và cách đăng ký affiliate TikTok đơn giản...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Bài viết mới nhất


Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng doanh số!

Thông báo lịch nghỉ Lễ 30.04 và 01.05.2024

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Công nghệ LP xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên lịch nghỉ Lễ 30 tháng 4 và 01 tháng 5.

Tuyển dụng Thực tập sinh SEO 2024

SEO là một ngách đặc thù trong ngành Marketing, LPTech mong muốn tìm được ứng viên đam mê số liệu, luôn cập nhật công nghệ mới để cùng đồng hành.

Tuyển dụng Nhân viên kinh doanh 2024

Đam mê thử thách, nhiệt huyết, năng động là tất cả những điều LPTech cần ở một nhân viên kinh doanh tài năng

Tuyển dụng Nhân viên SEO Marketing 2024

Đợt tuyển dụng mới trong năm của LPTech đã chính thức trở lại rồi. Ai sẽ là chủ nhân của chiếc ghế SEO cuối cùng tại team Marketing của LPTech?

Tuyển dụng Thực tập sinh Social Media 2024

Được xem là gương mặt nhận diện tại công ty, LPTech đang tìm kiếm một tài năng năng động, sáng tạo, đam mê các xu hướng mới trên mạng xã hội.

Tuyển dụng CTV Content Writer 2024

LPTech tuyển dụng CTV Content chuẩn SEO, được training kiến thức về content, đa dạng chủ đề bài viết, thời gian làm việc linh hoạt.

Thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Công nghệ LP xin trân trọng thông báo đến toàn thể Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương hiệu gồm...

Top 15 phần mềm quản lý KPI miễn phí cho doanh...

Phần mềm quản lý KPI giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) của mình liên tục và dễ dàng. Xem ngay top 15 phần mềm!