Ngày nay, ảnh hưởng của social media lên cuộc sống mọi người là hoàn toàn áp đảo. Nhờ Internet và các thiết bị điện tử thông minh mà một thế giới hàng tỉ người được "kết nối" nhỏ gọn trong lòng bàn tay của chúng ta.
Vậy thì social media là gì ? Tận dụng tốt social media sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp! Hãy cùng LP Tech giải mã trong bài viết sau đây nhé!
Social media là gì?
Social Media (hay còn gọi là mạng xã hội) là một tập hợp các nền tảng công nghệ cho phép người dùng cập nhật tin tức, chia sẻ các nội dung, trò chuyện và tương tác qua lại với nhau thông qua internet, bất chấp rào cản địa lý.
Có hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội từ Facebook, Instagram, cho đến X (trước đây là Twitter) và YouTube, tương đương với khoảng 62% dân số thế giới. Theo DataReportal, vào đầu năm 2024, trong số 94,3% người dùng mạng xã hội, có đến 94,7% người dùng truy cập vào các ứng dụng và trang web trò chuyện, nhắn tin.
Mạng xã hội thường có nội dung do người dùng tạo ra, thúc đẩy sự tương tác thông qua các lượt thích, chia sẻ, bình luận và thảo luận. Mạng xã hội được cho là giúp mọi người xây dựng cộng đồng nhưng cũng bị lên án vì tạo điều kiện cho thông tin sai lệch và ngôn ngữ kích động thù địch.
Phân loại social media
Hiện nay các nền tảng truyền thông xã hội được chia thành sáu loại, mỗi loại phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Một số người dùng để giải trí, số khác lại phục vụ cho mục đích công việc. Mọi người sử dụng chúng để tìm những người có cùng quan điểm hoặc sở thích. Các nghệ sĩ sử dụng mạng xã hội để tương tác với người hâm mộ, các chính trị gia tương tác với cử tri, và các tổ chức từ thiện tương tác với nhà tài trợ. Ngoài ra, chính phủ cũng thường tìm đến mạng xã hội để truyền tải thông tin quan trọng trong các tình huống khẩn cấp.
Social networks (Mạng xã hội)
Mọi người sử dụng các nền tảng này để kết nối, chia sẻ thông tin, suy nghĩ và trò chuyện với nhau. Trọng tâm của các nền tảng này thường là người dùng. Hồ sơ người dùng (Profile) giúp người tham gia xác định những người dùng khác có chung sở thích hoặc mối quan tâm. Facebook và LinkedIn là những ví dụ điển hình.
Media-sharing networks:
Các mạng này tập trung vào nội dung. Ví dụ: trên Youtube, sự tương tác xoay quanh các video mà người dùng tạo ra. Các mạng chia sẻ phương tiện truyền thông khác là TikTok và Instagram. Các nền tảng phát trực tuyến như Twitch được coi là một tập hợp con của danh mục này.
Social Community
Trọng tâm của loại mạng xã hội này là thảo luận chuyên sâu, giống như một diễn đàn blog. Người dùng để lại lời nhắc thảo luận và chuyển thành các chuỗi nhận xét chi tiết. Cộng đồng thường hình thành xung quanh các chủ đề được chọn. Reddit là một ví dụ về mạng dựa vào cộng đồng.
Social Commerce
Social commerce là một dạng thương mại điện tử sử dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối người bán và người mua. Nó cho phép người dùng mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, v.v. Chẳng hạn như Facebook Marketplace, TikTok Shop, và Instagram Shopping.
Social commerce bao gồm các khía cạnh như bán lẻ điện tử, dịch vụ hậu mãi, và quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM).
- Bán lẻ điện tử (Electronic Retailing) là hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet. Ví dụ điển hình là Alibaba, nền tảng kết nối các nhà xuất khẩu Trung Quốc với các công ty trên toàn cầu để thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm. Trong năm 2018, Alibaba đã đạt doanh thu gần 40 tỷ USD và lợi nhuận gần 10 tỷ USD.
- Dịch vụ hậu mãi (Sales and Services) bao gồm các dịch vụ được cung cấp sau khi khách hàng mua sản phẩm, như bảo hành, sửa chữa, nâng cấp, đào tạo và các dịch vụ khác.
- CRM (Customer Relationship Management) hay quản lý mối quan hệ khách hàng là một chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Hệ thống CRM thu thập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu trong tổ chức để cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn tổng thể và định hướng mới dựa trên phân tích dữ liệu.
Social media marketing là gì?
Social media marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) là việc sử dụng social media như một công cụ tiếp thị và bán hàng. Các công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ cần quảng bá có thể vượt xa quảng cáo truyền thống để xây dựng sự hiện diện trực tuyến và tương tác trực tiếp với khách hàng của mình.
Đặc biệt, tiếp thị trên mạng xã hội đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương tiếp cận với khách hàng tiềm năng mà không phải tốn nhiều tiền cho vị trí đặt quảng cáo.
Những lợi ích social media mang lại cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, mạng xã hội đã trở thành một công cụ tiếp thị quan trọng. Các công ty sử dụng nó để tìm kiếm và tương tác với khách hàng, thúc đẩy doanh số thông qua quảng cáo và khuyến mãi, nhận diện các xu hướng tiêu dùng nhanh chóng, cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ khách hàng, và thu thập dữ liệu về người dùng.
Miễn phí
Người kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn không phải “mất tiền” khi chia sẻ thông tin, quảng bá sản phẩm trên các nền tảng của social media.
Bên cạnh đó, thay vì phải telesale, đối với một số đơn vị nhỏ lẻ, chưa có nhiều kinh phí, thì các kênh social media được tận dụng triệt để để kết nối và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác,...
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Bằng cách tận dụng sự miễn phí và độ phủ sóng rộng rãi, doanh nghiệp có thể dễ dàng PR sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng truyền thông này để chào mời hấp dẫn và kiến họ chốt đơn mua hàng.
Tiếp cận khách hàng ở mọi nơi nhanh hơn bao giờ hết bằng cách truyền thông trên mạng xã hội để họ biết được về mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh. Tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng từ hoạt động trên social media
Tương tác hai chiều
Các doanh nghiệp không chỉ sử dụng social media là phương tiện để tăng tương tác với khách hàng mà khách hàng còn sử dụng nó để liên hệ hay khiếu nại với doanh nghiệp.
Một trong những đặc quyền lớn nhất khi sử dụng social media đó là giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng và tương tác với họ trên mạng xã hội facebook, instagram, twitter,...Tạo nên những dịch vụ chăm sóc khách hàng và chế độ khiếu nại, đổi trả chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.
Đồng thời, doanh nghiệp biết nắm bắt lợi thế của social media phản hồi khách hàng tích cực còn tạo nên được mối quan hệ thân thiết. Họ sẽ là những đối tượng trung thành với thương hiệu về lâu dài.
Định hình cá tính của một thương hiệu
Dùng social media chính là cách để truyền tải cá tính thương hiệu đến khách hàng thông qua việc nhất quán trong logo, câu chuyện thương hiệu trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân phối nội dung một cách đều đặn để khách hàng nhớ đến.
Ví dụ, khi nhìn thấy màu đỏ kèm dòng chữ in nghiêng trên logo thì khách hàng sẽ lập tức đoán ra ngay cái tên “gạo cội” đó làCoca cola.
Đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu “ít thú vị” hiện diện tích cực kết hợp với nội dung chất lượng nhằm quyến rũ khách hàng. Với mục đích tăng nhận thức về thương hiệu và săn lùng thêm khách hàng mới.
Một tip cho bạn đó là sử dụng các công cụ miễn phí khác nhau(google trend, google keyword planner,...) để tìm ra những ý tưởng hay cho content. Sáng tạo và thử nghiệm các loại nội dung khác nhau trên blog, email, mạng xã hội để định hình xây dựng thương hiệu của bạn.
Viral thương hiệu nhanh chóng
Khi khách hàng hài lòng và có feedback tích cực với thương hiệu của bạn, social media sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ hay giới thiệu về thương hiệu bạn với nhiều người quan khác hơn. Bằng một cách rất tự nhiên, Social Media là nơi tốt nhất để thông tin được lan truyền một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
Những lợi ích mà viral marketing đưa lại cho thương hiệu có lẽ là điều mà doanh nghiệp nào cũng phải bái phục.
Tăng traffic cho trang web và thay đổi thứ hạng web
Một nội dung chất lượng được phân phối trên mạng xã hội sẽ tác động mạnh mẽ vào người dùng. Họ sẽ tò mò và nhấp vào trang web điều này giúp tăng traffic cho website.
Kèm theo content chuẩn SEO thì chắc chắn trang web của bạn sẽ on top trên Google một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, việc tăng thứ hạng còn giúp doanh nghiệp thu hút được thêm khách hàng mới.
Tóm lại, doanh nghiệp ứng dụng phương tiện truyền thông một cách thông thái là không những xem nó như là kênh quảng cáo miễn phí mà còn là công cụ giao tiếp hai chiều. Nó giúp doanh nghiệp thân thiết và gần gũi hơn với khách hàng.
Từ đó, khách hàng sẽ ủng hộ và trở thành những thành viên trung thành đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.