SEO - Giải pháp tối ưu hóa website cho Doanh nghiệp 

Khi chúng ta có nhu cầu tìm kiếm về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, chúng ta thường sẽ dùng đến Google để tìm kiếm thông tin. Với một website được hiển thị trong top của Google thì nó dễ được người dùng "ghé thăm" hơn. SEO được biết đến là Giải pháp tối ưu hóa website bền vững và ít tốn kém nhất dành cho các doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

SEO là gì ?

SEO (Search Engine Optimization) - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là bao gồm các phương pháp giúp gia tăng thứ hạng của một website trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Cốc Cốc, Bing,... Mục tiêu cuối cùng của quá trình này chính là đưa thương hiệu tiếp cận khách hàng nhiều hơn, tạo ra doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận.

Đây là quá trình mà người làm SEO cần sử dụng các kỹ thuật tối ưu SEO Onpage và xây dựng các liên kết, tìm kiếm nguồn kênh tiềm năng để kéo traffic về website, ngoài ra đây cũng là những yếu tố giúp các công cụ tìm kiếm thu thập, xếp hạng và ưu tiên lựa chọn trang để "trả về" cho người dùng khi họ có nhu cầu tìm kiếm thông tin trên Internet.

 

Một số hình thức SEO phổ biến.

SEO có nhiều hình thức và cách hoạt động khác nhau nhưng đều có mục đích chung đưa hiển thị website lên những top cao trên Goolge, thu hút thêm nhiều khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng thực tế.

Hai loại hình phổ biến và thường xuyên bắt gặp nhất chính là SEO từ khoáSEO tổng thể. Tối ưu từ khoá sẽ tập trung đẩy những từ, cụm từ nhất định, mang hiệu quả chuyển đổi cao lên những top đầu của công cụ tìm kiếm. Khi áp dụng SEO tổng thể thì toàn bộ website bao gồm cấu trúc, giao diện, nội dung, hệ thống liên kết trong và ngoài,... đều được điều chỉnh theo các quy chuẩn của Google, bất kì yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng website đều cần tối ưu.

Một loại hình phổ biến hiện nay được các SEOer sử dụng nhiều nhất đó là tối ưu hình ảnh, cách này giúp bạn đưa hình ảnh có trong website lên top tìm kiếm của Google hình ảnh khi người dùng truy vấn từ khóa có liên quan đến nội dung hình ảnh

Tiếp đến là tối ưu hóa clip, video được sử dụng rộng rãi trên Google và các kênh mạng xã hội khác như Youtube.. nhằm đẩy video có trong website của bạn được hiển thị trong top tìm kiếm giúp tiếp cận người dùng hiệu quả.

Tối ưu hóa maps ( Local SEO ): được các nhà doanh nghiệp có lĩnh vực về ăn uống, mua sắm, khu vui chơi và các trung tâm thương mại sử dụng nhiều, giúp người dùng tìm kiếm địa điểm dễ dàng và nhanh hơn trong Google Maps, bên cạnh đó tạo cho doanh nghiệp một độ tin cậy trong cảm nhận người dùng.

Tối ưu hóa  App mobile: cách tối ưu này chủ yếu được các nhà game mobile, app mua sắm trực tuyến…sử dụng để tăng tỷ lệ đề xuất của app và xuất hiện nhiều trên trang tìm kiếm của Google, thúc đẩy người dùng sử dụng, tải app của bạn.

SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám là gì?

Tương tự như lĩnh vực IT, SEO cũng được chia ra làm 3 loại dựa theo cách thức hoạt động, đó chính là White Hat (SEO mũ trắng ), Black Hat (SEO mũ đen), Grey Hat SEO (SEO mũ xám). Cả 3 loại đều có mục đích chung là đưa liên kết của website lên trang đầu, để tiếp cận thêm nhiều người dùng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi nhất định. Mỗi phương pháp đều có cách làm khác nhau cho website.

SEO mũ trắng

SEO mũ trắng là hình thức làm tối ưu thuần, sạch, dựa vào nội dung và hệ thống các liên kết bền vững. Trang web khi áp dụng loại hình này thường gia tăng thứ hạng tìm kiếm từng bước một và chất lượng của website cũng được đảm bảo khi chúng tuân thủ các quy định của công cụ tìm kiếm.

Tối ưu thuần là cách làm lâu dài và có tính bền vững cao, tránh được nguy cơ vi phạm các thuật toán Google khi công cụ tìm kiếm này tiến hành thu tập, rá soát và xếp hạng tìm kiếm.

SEO mũ đen

SEO mũ đen là loại tối ưu website "lách luật", sử dụng các kỹ thuật mang tính chất luồn lách qua các quy luật để đẩy website lọt vào những top đầu trên SERPs. 

Khi bạn chọn sử dụng SEO mũ đen cho website thì bạn cần lưu ý rằng SEO mũ đen sẽ giúp đưa website lên top đầu trên các công cụ tìm kiếm một cách nhanh chóng nhưng rủi ro mang lại cho website của bạn là rất cao. Google có khả năng nhận biết những hành vi vi phạm và trả về những án phát tương xứng, khi đó trang web của bạn chắc chắn sẽ bị tụt hạng nhanh chóng vá không thu về lượng traffic như mong đợi.

SEO mũ xám

SEO mũ xám được hình thành từ việc kết hợp giữa SEO mũ trắng và SEOmũ đen để tạo ra được kết quả tốt hơn trong quá trình SEO website. 

Hình thức mũ xám tồn tại ít rủi ro hơn mũ đen nhưng vẫn đem về một số lợi ích nhất định. Đọc tới đây có thể bạn cảm thấy hình thức này sẽ là phù hợp nhất, tuy nhiên chưa hẳn vậy! Để tiến hành thành công hình thức này, bạn cần có những kiến thức, kĩ năng và sự hiểu biết nhất định vì việc này vẫn tồn tại những rủi ro bị Google phát hiện vi phạm và đánh giá kém cho website.

Tại sao phải phải dùng đến SEO ?

Các nhà doanh nghiệp hay gần hơn là các marketer khi tìm đến SEO website thì họ luôn có một câu hỏi là tại sao website cần tối ưu mới làm tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hãy cùng LPTech tìm hiểu một vài nguyên do sau:

  1. Mục đích chính của tối ưu hoá website chính là tiếp cận khách hàng, tìm kiếm doanh thu bằng cách đưa trang web xuất hiện ở những thứ hạng cao trên Google khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin. Top 1 là vị trí ao ước của nhiều SEOers.
  2. SEO kiến chất lượng và hiệu quả website được nâng cao hơn. Tốc độ trang web nhanh và mượt hơn, nội dung thể hiện có giá trị và đáp ứng được trải nghiệm của người dùng trên web,... đều là nhờ vai trò của SEO.
  3. Thu hút khách hàng tiềm năng bằng một website chân thật, phong phú, bổ ích. Từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu nhất định, đpá ứng được mong muốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Tham khảo dịch vụ SEO LPTech tại đây: https://lptech.asia/dich-vu/dich-vu-seo

SEO có được sự lựa chọn tin dùng của doanh nghiệp/ thương hiệu là từ đâu ?

Với xu hướng hiện nay xã hội phát triển mạnh về Internet, xây dựng và phát triển website là điều hiển nhiên trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Cùng LPTech điểm qua 3 lợi ích kinh doanh mà SEO mang lại cho hiệu quả kinh doanh:

  1. Làm SEO không tiêu tốn quá nhiều chi phí so với các phương thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm khác
  2. Đưa website lên top cao trong Google nhằm tiếp cận khách hàng, những người đang thực sự quan tâm đến sản phẩm và từ đó đẩy mạnh doanh thu, tìm kiếm lợi nhuận cho công ty.
  3. Tối ưu website giúp doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu. Những nội dung, thông tin giá trị về công ty sẽ được thể hiện trên web, đó là "bộ mặt" của doanh nghiệp trên nền tảng số.

Muốn làm tối ưu hiệu quả, SEOers cần trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết. bên cạnh đó việc sử dụng các công cụ hỗ trợ là điều không thể thiếu, một số công cụ quen thuộc có thể kể đến như: Google Analytics, Google Search Console, Sử dụng Google Lighthouse... Hãy lựa chọn cách làm tối ưu cho website của một cách đúng đắn, hợp lsy và mang lại hiệu quả nhất có thể nhé.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google Search Console cải tiến thời gian xem hiệu...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế...

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ...

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug...

Slug là gì? Đây là một yếu tố có thể chỉnh sửa được trong URL của Wordpress, nó có các ký tự chữ, số, dấu gạch ngang và được đặt sau tên...

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công...

Tìm hiểu Disavow Link là gì và cách sử dụng công cụ này để gỡ bỏ hình phạt tác vụ thủ công từ Google. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ...

Bài viết mới nhất


NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.