SEO Analysis là gì? Cách thực hiện SEO Analysis như thế nào?

Ngày nay, các công cụ tìm kiếm thực hiện rất chính xác và liên tục cập nhật thuật toán mới nhiều hơn. Và trong đó có một tiêu chuẩn nhất định về cách thức hoạt động của các thư mục hay còn gọi là trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Vì thế việc chú ý đến quá trình SEO và phân tích những hiệu quả rất quan trọng. Trong bài viết lần này LPTECH sẽ gửi đến các bạn một khái niệm cơ bản về SEO Analysis và cách thức thực hiện như thế nào?

SEO Analysis là gì?

SEO Analysis (hay còn gọi là phân tích SEO) là quá trình kiểm tra tổng thể tình trạng của một trang web về cấu trúc, nội dung và các yếu tố liên quan đến thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine). Nói cách khác dễ hiểu hơn, là hãy xem đó là một việc tham khảo ý kiến để có thể cải thiện website.

Tại sao SEO Analysis lại quan trọng?

SEO Analysis có thể nói là một việc làm đầu tiên mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện khi xây dựng chiến lược SEO Marketing. Vì nó chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu trên website, từ đó bạn có thể biết làm gì để có thể cải thiện web một cách hiệu quả nhất.

Ngoài kiểm tra SEO trên trang website của bạn, thì bạn cũng có thể tiến hành phân tích SEO của đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ hơn về xu hướng, thứ hạng mà đối thủ đang thực hiện được. Từ đó lập ra kế hoạch để có thể cạnh tranh và vượt lên đối thủ.

Nếu như bạn đang muốn xuất hiện ở những thứ hạng đầu của các trang tìm kiếm trong lĩnh vực kinh doanh của bạn, tăng lưu lượng truy cập cho website, đạt được mục tiêu kinh doanh, tăng trưởng của doanh nghiệp thì chắc chắn SEO Analysis (phân tích SEO) là một việc mà bạn cần phải làm

Quá trình thực hiện phân tích SEO như thế nào?

Phân tích SEO (SEO Analysis) sẽ bao gồm một số yếu tố khác nhau liên quan đến kỹ thuật và được chia làm ba phần chính

SEO Onpage: Sẽ bao gồm tất cả nội dung được thực hiện và vận hành trên trang web như: nội dung, cấu trúc, thẻ meta, hình ảnh, từ khóa, HTML, tiêu đề, mô tả, UX/UI, tên miền,... và một số vấn đề liên quan khác. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích và đo lường miễn phí hoặc trả phí như: Ahref, Google Search Console, Semrush, MOZ, Seositecheckup,...

SEO Offpage: Đây là một yếu tố liên quan đến các trang website bên ngoài có link trỏ về website của bạn (backlink) nhưng chủ đề vẫn phải liên quan đến website của bạn. Bạn có thể kiểm soát và phân tích SEO Offpage thông qua việc xây dựng một Link Building chất lượng và đáng tin cậy thông qua các chỉ số DA, PA, Spam.

Kỹ thuật SEO: Đây là một yếu tố nói về các khía cạnh trên Onpage liên quan đến cấu trúc, các hoạt động trang web và tối ưu website cho các trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng thu lập dữ liệu hơn.

Các yếu tố SEO Analysis quan trọng cần phải phân tích của một trang web

Đối với một website có thể vận hành và đáp đứng được các thuật toán của Google, đáp ứng được trải nghiệm người dùng thì cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Những nhìn chung thì các yếu tố SEO Analysis (phân tích SEO) dưới đây là không thể thiếu cho một website bất kỳ.

Cấu trúc URL

URL của một trang web được hiểu là  một địa chỉ liên kết để có thể dẫn người dùng đến với trang của bạn và là một yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO. Để tối ưu được URL bạn nên thực hiện theo các phương pháp sau:

Nếu có thể hãy đảm bảo rằng URL trang website của bạn phải liên quan đến nội dung và có thể đọc được

URL phải chứa từ khóa chính để thể thúc đẩy và tăng thứ hạng từ khóa

Thông thường ngày nay, các SEOer thường xuyên sử dụng các URL ngắn và được đo lường theo một số ký tự nhất định (khoảng 70-75 ký tự)

URL không được chứa các khoảng trống mà phải sử dụng dấu (-) để phân tách các ký tự

Các URL phải được sử dụng bảo mật SSL nhằm để đảm bảo việc trao đổi thông tin qua đường Internet. Có SSL cũng góp phần làm tăng thứ hạng của website trên trang công cụ tìm kiếm.

Content (Nội dung Website)

Nội dung có thể nói là một yếu tố quan trọng nhất để thực hiện SEO Analysis. Vì nội dung là cách mà bạn muốn truyền tải thông điệp đến với người dùng và các trình thu thập thông tin của Google.

Nội dung sẽ gồm các vấn đề như: tiêu đề, hình ảnh, từ khóa, tính độc nhất và giá trị cung cấp cho người dùng như thế nào. Các công cụ tìm kiếm ngày nay càng trở nên thông minh hơn, gắt rao hơn trong việc nhận ra các nội dung kém chất lượng là đánh Spam website. Vì thế việc phân tích SEO là rất quan trọng để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề từ cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Để thực hiện được một nội dung tốt và chất lượng bạn cần thực hiện những việc sau:

Đầu tiên phải nghiên cứu được từ khóa trước khi tạo nội dung. Đưa ra những từ khóa có lượng kiếm kiếm cao, độ khóa từ khóa thấp để có thể đẩy thứ hạng từ khóa lên một cách dễ dàng trong những bước đầu. Việc bạn nghiên cứu từ khóa hiện nay thì không quá khó bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Google Keyword Planner, Ahref, Keywordtool.io,...

Phân tích đối thủ cùng ngành xem các từ khóa nào đang được thứ hạng tốt, nội dung nào đang được thu hút tốt để từ đó có thể nắm bắt xu hướng và dần rút ngắn khoảng cách với đối thủ.

Tối ưu hình ảnh trên trang website. Hình ảnh lớn và độ phân giải cao thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, nhưng bạn cũng không muốn hình ảnh chất lượng thấp. VÌ thế bạn phải nén ảnh để ảnh có được một dung lượng thấp mà chất lượng ảnh không đổi. Thêm các yếu tố như Alt, mô tả ảnh, định dạng,...

Lập ra những tiêu để hấp dẫn có chứa từ khóa chính và được giới hạn bởi một số ký tự nhất định (60 - 70 ký tự)

Tránh trùng lặp nội dung. Các bot của Google có thể phát hiện nội dung trùng lặp cả trong và ngoài website. Trong trường hợp bị đánh là trùng lặp nội dung thì Google sẽ "gắn cờ" website và xếp hạng thấp thậm chí có thể xóa khỏi lập chỉ mục.

Meta Description

Meta Description và thẻ meta giống như là một bản tóm tắt nội dung cung cấp cho các công cụ tìm kiếm để mô tả những gì có trên website. Nó giúp bot Google lập chỉ mục các trang theo từ khóa liên quan và có ảnh hưởng lớn đến SEO. Đảm bảo rằng mỗi trang phải có Meta Description và không trùng lặp nội dung với nhau. Thông thường độ dài Meta Description từ 135-165 ký tự.

Link (liên kết)

Liên kết là các địa chỉ giữa các trang liên quan với nhau và là một phần thiết yếu của của cấu trúc trang web, cũng như mối quan hệ giữa trang website của bạn với trang web khác bên ngoài. Trong SEO Analysis thì có ba loại link: Internal link (liên kết nội bộ), External link (liên kết ngoài), Backlink (liên kết ngược).

Internal link: Là liên kết giữa giữa các nội dung có nội dung liên quan với nhau trên trang web của bạn. Bạn cũng có thể thêm các phần “bài đăng liên quan” và phần “bài đăng phổ biến” để cải thiện việc xây dựng liên kết nội bộ. Thường xuyên kiểm tra tình trạng các liên kết, để có thể xử lý kịp thời các liên kết hỏng

External link: Là liên kết từ website của bạn dẫn người dùng ra một trang hoàn toàn khác. Thông thường thì sẽ chọn những trang chất lượng để đặt External link, vì thế sẽ bổ trợ cho website của bạn.

Backlink (liên kết ngược): Việc SEO Analysis (Phân tích SEO) là Kiểm tra các link profile và xem liệu có bất kỳ backlink nào không tốt để có thể tiến hành gỡ hoặc thậm chí có thể chặn những trang đó.

Website structure (Cấu trúc trang web)

Cấu trúc website là nền tảng cho trải nghiệm người dùng. Nó cũng ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Để tối ưu cấu trúc website bạn cần biết những điều sau đây:

Liệt kê tất cả các trang chính của bạn ở đầu trang web, trên thanh điều hướng nơi khách truy cập và trình thu thập thông tin có thể dễ dàng tìm thấy chúng.

Tạo ra một Sitemap (thư mục, lộ trình của trang web của bạn) để giúp trình thu thập thông tin hiểu cấu trúc của trang web.

Đảm bảo rằng nội dung bạn đề cập trong sơ đồ trang web của bạn thực sự hiện diện.

Xây dựng tốt các liên kết nội bộ của bạn để khách truy cập có thể điều hướng từ trang này sang trang khác một cách dễ dàng.

Pagespeed Insight (Tốc độ tải trang)

Tốc độ tải trang hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng vì thế đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong SEO Analysis. Để tối ưu tốc độ tải trang bạn cần làm một số điều sau:

Tối ưu ảnh, đảm bảo ảnh phải đúng định dạng, đúng kích thước, dung lượng nhỏ

Quá nhiều Javascript sẽ làm tốc độ tải trang chậm hơn. Sử dựng các công cụ nén Javascript

Sử dụng CDN (Content Delivery Network) vì việc này sẽ lưu bộ nhớ cache của các trang trên các máy chủ trên toàn cầu và tăng thời gian phản hồi cho nhiều khách truy cập hơn.

Khả năng thích ứng với thiết bị di động

Một trong những yếu tố thuộc SEO Analysis ảnh hưởng khá lớn đến website vì hiện nay phần lớn người dùng truy cập trên internet chủ yếu thông qua mobile. Để tối ưu hóa website trên thiết bị di động bạn cần phân tích kỹ càng các yếu tố như: Bố cục, Font chữ, cỡ chữ, hình ảnh, tốc độ tải trang,....

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành...

Google Sites là gì? Hướng dẫn tạo trang web miễn...

Bạn đang muốn thiết kế một website cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là...

Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại...

Bạn muốn sản phẩm nổi bật trên Google? Bỏ túi ngay thông tin chi tiết về Google Merchant, công cụ đắc lực cho website bán hàng, tăng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Bài viết mới nhất


IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây, trí tuệ...

Render là gi? Top 5 phần mềm render nhanh và ít...

Render, hay còn gọi là "xuất hình", là quá trình đòi hỏi rất nhiều tài nguyên. Top 5 công cụ render mượt và tránh bị lỗi thiếu tài nguyên khi render.

CMO là gì? Tìm hiểu ý nghĩa viết tắt của các...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu bằng chữ...

SPSS là gì? Chạy SPSS là gì? Phần mềm phân tích...

SPSS là một phần mềm giúp phân loại và phân tích dữ liệu thống kê được đông đảo mọi người sử dụng. Tìm hiểu về SPSS và cách tải SPSS nhanh chóng ở...

Autocad là gì? Ứng dụng vẽ kỹ thuật 2D và 3D...

Autocad là phần mềm vẽ kĩ thuật có thể được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề như thiết kế, kiến trúc, hàng không, cơ khí,... Được phát triển bởi...

Siri là gì? Trợ lý ảo cực thông minh của hệ...

Siri là tính năng trợ lý ảo của Apple, được thiết lập trên các thiết bị iPhone, iPad, Apple Watch hoặc Macbook. Siri giúp hỗ trợ sử dụng Apple đơn...

Line là gì? Ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và...

Line là ứng dụng mạng xã hội nhắn tin và gọi điện miễn phí đang được rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng để làm phương tiện liên lạc. Tìm hiểu...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp hướng dẫn...

Youtube Studio là gì? Nền tảng quản lý kênh...

Bạn muốn sáng tạo nội dung trên YouTube nhưng lại loay hoay tìm cách quản lý và phát triển kênh? YouTube Studio chính là giải pháp dành cho bạn....