Proof Of Concept (POC) là gì? Cách thực hiện POC hiệu quả

Proof Of Concept (POC) là thuật ngữ đã có từ rất lâu và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết Proof Of Concept (POC) là gì? Cách thực hiện POC hiệu quả. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của LPTech, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ và chi tiết nhất về POC.

POC là gì?

Proof Of Concept (viết tắt là POC) là thuật ngữ được dùng để kiểm tra tính khả thi của ý tưởng hoặc để xác định một ý tưởng có khả năng trở thành hiện thực hay không. 

Ngoài ra, Proof Of Concept còn giúp chứng minh một ý tưởng nào đó có đúng với thực tiễn cuộc sống hay có tác động tới người tiêu dùng. Đây đều là những việc làm cần thiết cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa POC và Prototype

Prototype (nguyên mẫu) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một phiên bản của sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng đã có đầy đủ các chức năng cơ bản và đôi khi cũng có thể là hình dáng cuối cùng của sản phẩm. 

Các doanh nghiệp thường sử dụng Prototype để thử nghiệm các tính năng của sản phẩm, từ đó đánh giá được sản phẩm đã sẵn sàng để tung ra thị trường hay chưa.

Theo khái niệm POC thì nó được coi là một dự án tiền mẫu, ứng dụng này không được dùng để tạo tính năng và đưa vào sản phẩm. Bạn cần phải đưa ra bằng chứng cho khái niệm đó, nếu muốn thử nghiệm một ý tưởng.

Bằng cách đồng ý hoặc không đồng ý, POC sẽ cho bạn biết ý tưởng của bạn có tốt để thực hiện hay không. Nhờ đó mà bạn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc xây dựng nguyên mẫu hoạt động và phát triển các chức năng.

Prototype cũng giúp đưa ra các quyết định về các tính năng nhất định của sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng Prototype để kiểm tra các thay đổi về POC và phát triển chúng trước khi sản phẩm được tung ra thị trường.

Lợi ích của POC là gì?

Trên thực tiễn, POC là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho người dùng trong quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ mới:

  • Giúp đánh giá tính khả thi của ý tưởng trước khi đầu tư vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ.
  • Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên trong nghiên cứu vấn đề liên quan tới phát triển.
  • Giúp doanh nghiệp, công ty hạn chế rủi ro một cách triệt để và hiệu quả.
  • Tăng khả năng thành công khi đàm phán với các đối tác.

Vai trò của POC trong đa lĩnh vực

POC là một trợ thủ đắc lực hỗ trợ người dùng trong nhiều lĩnh vực:

Trong kinh doanh

Kinh doanh là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Vì vậy mà bất kỳ sản phẩm nào muốn tiếp tục tồn tại và phát triển phải đáp ứng các yếu tố như tính mới, tính thực tiễn, tính khả thi với người tiêu dùng. Đó cũng là lý do mà ứng dụng POC rất được ưa chuộng trong lĩnh vực này.

Proof Of Concept sẽ giúp người dùng thiết lập khả năng tồn tại, tách biệt các vấn đề kỹ thuật, đề ra phương hướng tổng thể, cung cấp phản hồi về ngân sách cũng như các hình thức quy trình ra quyết định nội bộ khác.

Đặc biệt, khi sử dụng ứng POC trong kinh doanh người dùng có thể cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm để tiếp nhận các ý kiến cũng như phản hồi của khách hàng. Dựa vào những phải hồi này để, người dùng sẽ tìm cách cải tiến, tối ưu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng.

Trong điện ảnh

Có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi tìm hiểu Proof Of Concept là gì trong điện ảnh. Bởi vì không phải nhà sản xuất nào cũng cần thực hiện hoặc sử dụng ứng dụng này để xác định tính hiệu quả của bộ phim. Mỗi người sẽ có cho mình một phương pháp xác định khác nhau.

POC cho phép các đạo diễn trải nghiệm thử các tính năng, hình ảnh cũng như kỹ xảo trước để xem xét tính hiệu quả của chúng, từ đó tạo ra một sản phẩm hoàn thiện và hấp dẫn.

Trong kỹ thuật

Trong lĩnh vực kỹ thuật, ứng dụng này sẽ được sử dụng khi có ý tưởng về một sản phẩm mới nào đó. Hay nói một cách dễ hiểu là sản phẩm phải được thử nghiệm trước trước khi cập nhật hay ra mắt người dùng.

Chi phí của các dự án liên quan đến kỹ thuật thường có chi phí khá đắt đỏ. Chính vì vậy mà việc hiểu rõ vai trò của POC là gì là rất quan trọng để có thể thuyết phục các nhà đầu tư rằng dự án này có tính khả thi và đáng để rót tiền.

Trong phát triển phần mềm

Nhu cầu sử dụng phần mềm hiện nay đang tăng một cách chóng mặt. Ngày càng có nhiều phần mềm được ra mắt trên thị trường. Thế nhưng, chỉ có số ít phần mềm có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Đây là minh chứng cụ thể cho việc sử dụng POC chưa triệt để.

Phần mềm của bạn cần phải có điểm mạnh nhất định mới có thể thành công trước hàng loạt những phần mềm tương tự trên thị trường.

Ví dụ: Bạn muốn cho ra đời một ứng dụng bán hàng nhưng trên thị trường đã có nhiều ứng dụng như vậy rồi, đây chắc chắn là một ý tưởng không còn mới mẻ. Lúc này, bạn cần chứng minh ứng dụng này khi được làm thì sẽ phải vượt qua các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Ứng dụng có phù hợp với thực tiễn hay không? Mức giáo bao nhiêu là hợp lý?

Khi đó, việc sử dụng POC sẽ giúp bạn tìm ra được công nghệ tối ưu cho việc tạo ứng dụng và đưa ra các chiến thuật để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Trong dược phẩm

Trong lĩnh vực y dược, POC còn được gọi là Proof Of Pricuctor (POP) hay Proof Of Mechanism (POM).

Việc sản xuất các sản phẩm thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, nó yêu cầu cao về sự cẩn thận và chính xác. Không chỉ hiểu rõ quy trình POC, doanh nghiệp của bạn còn phải thực hiện đúng, đủ các bước trước khi các sản phẩm thuốc được đưa vào sản xuất và đưa ra thị trường.

Cách thực hiện POC hiệu quả

Để tăng hiệu quả thực hiện POC bạn cần phải đảm bảo 5 bước sau đây:

Bước 1: Xác định cơ hội

Trước tiên, doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu chính mà mình muốn đạt được là gì với AI. Tầm quan trọng của AI đối với doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo kết quả mong đợi đến đâu. 

Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa xác định mục tiêu chính của mình với AI thì nên tiếp cận với những nơi mà AI có thể tạo ra khác biệt tức thì:

  • Xem xét các doanh nghiệp khác đang làm gì với AI.
  • Tìm hiểu những vấn đề đang cần giải pháp hoặc đang cần những giá trị của AI.
  • Phối hợp và làm việc với đội ngũ chuyên gia, sử dụng những kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có của doanh nghiệp.

Bước 2: Mô tả vấn đề và dữ liệu

Khi cơ hội đã được xác định, doanh nghiệp cần hiểu, phân tích và phân loại chúng thành từng hạng mục cụ thể, khoa học. Bao gồm 3 yếu tố: nhận thức, lập luận và thị giác máy tính.

Bước 3: Xây dựng và triển khai giải pháp

Xây dựng mô hình dựa trên các dữ liệu đào tạo để thử nghiệm. Trong quá trình này, POC sẽ giúp kiểm tra độ chính xác của mô hình. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn cũng như các giải pháp điều chỉnh phù hợp cho dự án đang triển khai.

▷ Tham khảo: Chiến lược kinh doanh là gì? Vai trò và nguyên tắc xây dựng

Bước 4: Thẩm định giá trị doanh nghiệp

Để thẩm định chất lượng POC, đội ngũ kỹ sư của doanh nghiệp sẽ dựa trên các yếu tố như: mức độ đo lường, cấu trúc thiết kế, kết quả thử nghiệm, mức độ hoàn thiện của dự án, tính chính xác và thời điểm,...

Tông qua những yếu tố này, doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một số giải pháp hiệu quả để cải thiện quy mô hoặc tăng tính linh hoạt cho dự án.

Bước 5: Mở rộng quy mô POC

Người dùng có trải nghiệm càng tích cực, lượng cầu sẽ càng cao, từ đó khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn hơn. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ mạo hiểm biến POC thành mục tiêu chung của các đối thủ cạnh tranh.

Sau đây là một số việc mà doanh nghiệp cần làm để đảm bảo sự thành công của POC, cho phép hỗ trợ chiến lược AI:

  • Tăng khả năng suy luận.
  • Đầu tư cơ sở vật chất.
  • Điều chỉnh, tối ưu hóa giải pháp POC đang triển khai.
  • Mở rộng viễn cảnh cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành.

Hy vọng qua những thông tin mà LPTech chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu được Proof Of Concept (POC) là gì? POC giúp giải quyết vấn đề, tiết kiệm thời gian và hạn chế rủi ro, giúp doanh nghiệp phát triển phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường trong nhiều lĩnh vực. Vậy thì còn chần chờ gì mà không bắt đầu áp dụng POC vào những sản phẩm sắp ra mắt của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng...

Hotmail là một ứng dụng được cung cấp bởi Microsoft từ năm 2007. Hotmail hoạt động như một công cụ giúp người dùng gửi và nhận thư điện...

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng...

Outlook là phần mềm gửi và nhận thư điện tử được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại giữa các cá nhân, tổ chức. Tìm...

Bài viết mới nhất


Thông báo lịch nghỉ Lễ 30.04 và 01.05.2024

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Công nghệ LP xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên lịch nghỉ Lễ 30 tháng 4 và 01 tháng 5.

Tuyển dụng Thực tập sinh SEO 2024

SEO là một ngách đặc thù trong ngành Marketing, LPTech mong muốn tìm được ứng viên đam mê số liệu, luôn cập nhật công nghệ mới để cùng đồng hành.

Tuyển dụng Nhân viên kinh doanh 2024

Đam mê thử thách, nhiệt huyết, năng động là tất cả những điều LPTech cần ở một nhân viên kinh doanh tài năng

Tuyển dụng Nhân viên SEO Marketing 2024

Đợt tuyển dụng mới trong năm của LPTech đã chính thức trở lại rồi. Ai sẽ là chủ nhân của chiếc ghế SEO cuối cùng tại team Marketing của LPTech?

Tuyển dụng Thực tập sinh Social Media 2024

Được xem là gương mặt nhận diện tại công ty, LPTech đang tìm kiếm một tài năng năng động, sáng tạo, đam mê các xu hướng mới trên mạng xã hội.

Tuyển dụng CTV Content Writer 2024

LPTech tuyển dụng CTV Content chuẩn SEO, được training kiến thức về content, đa dạng chủ đề bài viết, thời gian làm việc linh hoạt.

Thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Công ty TNHH Thương mại Điện tử Công nghệ LP xin trân trọng thông báo đến toàn thể Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng...

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương hiệu gồm...

Top 15 phần mềm quản lý KPI miễn phí cho doanh...

Phần mềm quản lý KPI giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) của mình liên tục và dễ dàng. Xem ngay top 15 phần mềm!

Fiverr là gì? Cách tạo tài khoản kiếm tiền từ...

Fiverr là nền tảng cung cấp việc làm cho freelancer lớn nhất thế giới hiện nay. Trên đây, freelancer có thể tìm kiếm các công việc đa lĩnh vực để...