OTP là gì? Những điều cần biết khi sử dụng mã xác thực OTP

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay, khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, bạn thường sẽ được yêu cầu nhập mã OTP trước khi tiến hành thực hiện giao dịch. Vậy thực chất mã OTP là gì và vì sao cần sử dụng mã OTP? Hãy cùng LPTech đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

OTP là gì?

OTP (One Time Password) - mật khẩu dùng một lần, là mã bảo mật được thiết kế để sử dụng cho một lần sử dụng duy nhất. OTP thường là một chuỗi ký tự hoặc chữ số được hệ thống tạo tự động và gửi đến điện thoại đã đăng ký của người dùng qua tin nhắn, cuộc gọi thoại hoặc thông báo đẩy.

Mỗi mã bảo mật OTP thường chỉ có hiệu lực sử dụng trong khoảng thời gian rất ngắn, từ 30 giây đến 2 phút và chỉ có tác dụng với một lần sử dụng. Sau khoảng thời gian này, những mã OTP đã được gửi đến người dùng sẽ bị vô hiệu hóa và không thể được sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác.

OTP được sử dụng như một lớp bảo mật an toàn thứ hai cho các giao dịch trực tuyến của người dùng. Đặc biệt, khi sử dụng mã OTP trong các giao dịch thanh toán trực tuyến sẽ giúp nâng cao tính an toàn cho giao dịch, giảm thiểu rủi ro tài khoản của người dùng bị tấn công bởi hacker hoặc bị lộ thông tin tài khoản.

Các trường hợp sử dụng mã OTP

Mã bảo mật OTP thường được sử dụng để tăng tính bảo mật trong các trường hợp:

Kích hoạt thẻ thanh toán ngân hàng

Mỗi năm, có tới hàng triệu thẻ ngân hàng được phát hành và mỗi thẻ này cần được kích hoạt bằng cách xác nhận rằng nó thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu hợp pháp của nó. Việc kích hoạt các thẻ này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các mã OTP được gửi dưới dạng tin nhắn SMS đến điện thoại của khách hàng.

Ghi nhận các giao dịch không theo khuôn mẫu

Tính năng nhận dạng giao dịch bất thường có thể ghi nhớ thói quen giao dịch của khách hàng cụ thể dựa trên lịch sử giao dịch của họ. Ví dụ như mọi người có xu hướng hành động lặp đi lặp lại một vài thói quen như chi tiêu một số tiền có thể dự đoán được vào cùng một thời điểm ở một địa điểm nhất định.

Nếu một giao dịch có các đặc điểm bất thường như ở một quốc gia khác, với số tiền bất thường hoặc đơn giản là vào một thời điểm lạ trong ngày thì giao dịch đó sẽ được coi là “không theo khuôn mẫu”. Trong trường hợp này, các mã OTP thường được sử dụng để xác nhận cá nhân thực hiện giao dịch là chính chủ và không phải là giả mạo.

Xác nhận các giao dịch có giá trị cao

Khi giá trị của giao dịch cao hơn một mức nhất định, mã OTP có thể được sử dụng để xác nhận giao dịch đó là đúng theo ý muốn của chủ sở hữu tài khoản. Mã OTP lúc này sẽ có tác dụng như một lớp bảo vệ quan trọng giúp người dùng xác nhận lại chắc chắn giá trị của giao dịch đó và tránh trường hợp tài khoản bị đánh cắp.

Thiết lập lại mật khẩu bị mất cho tài khoản

Một trong những trường hợp mã OTP được sử dụng phổ biến khác là thiết lập lại mật khẩu. Khi người dùng quên mật khẩu tài khoản, các trang web thường sẽ yêu cầu người dùng thiết lập một tài khoản mới. Trong trường hợp này, mã OTP sẽ được tạo và gửi theo yêu cầu của người dùng, cho phép người dùng thiết lập mật khẩu mới cho bất kỳ trang web hoặc ứng dụng nào họ đang truy cập.

Trường hợp thường gặp nhất khi bạn tạo tài khoản Google hay đăng nhập vào gmail để xác minh thiết bị hệ thống yêu cầu số điện thoại để gửi mã OTP để đảm tính an toàn cho tài khoản chủ sở hữu. 

Các hình thức gửi mã OTP cơ bản

Có đến hàng triệu mã OTP được gửi đi mỗi ngày trên khắp thế giới và một phần lớn trong số đó là các mã OTP được gửi dưới dạng tin nhắn SMS. Thế nhưng, ngoài các mã OTP dạng tin nhắn, còn có một số loại mã OTP phổ biến khác như:

SMS OTP

SMS OTP là hình thức gửi mã OTP qua tin nhắn SMS. Đây có thể xem là hình thức gửi mã OTP phổ biến nhất. Sau khi thực hiện xong các bước điền thông tin giao dịch, người dùng sẽ nhận được một tin nhắn có chứa mã OTP gửi về số điện thoại di động đã đăng ký. Người dùng cần nhập đúng mã OTP trong tin nhắn vào ô xác nhận mã OTP và như vậy, quá trình xác thực sẽ hoàn tất.

Vì SMS OTP phổ biến nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh online hay offline cũng áp dụng trong việc thanh toán cho khách hàng của mình. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo độ chắc chắn trong các đơn hàng mà khách hàng thanh toán.

Voice OTP

Ngoài tin nhắn SMS, mã OTP còn có thể được gửi đến dưới dạng Voice. Thông thường, với hình thức voice OTP, mã OTP sẽ được gửi đến thông qua một cuộc gọi đến thiết bị di động của người dùng.

Mật khẩu sẽ không được lưu trữ trên điện thoại của người dùng và Voice cho phép bạn tiếp cận những người dùng bị hạn chế tầm nhìn. Bạn cũng có thể triển khai Voice làm bản sao lưu trong trường hợp SMS của bạn không được gửi.

Token OTP

Token OTP là hình thức mã OTP được tạo ra dành riêng cho mỗi tài khoản và không cần kết nối mạng. Tuy nhiên, để sử dụng Token OTP, người dùng cần trả thêm phí để làm máy Token.

Token OTP có thể hiểu đơn giản là những mã số được mã hóa theo các thành phần có trong chữ ký của người dùng khi đăng ký tài khoản. Mã Token được tạo ngẫu nhiên và sau một khoảng thời gian quy định, mã Token này có thể được đổi.

Smart OTP

Smart OTP là hình thức gửi mã OTP kết hợp giữa SMS OTP và Token OTP. Smart OTP thường là một ứng dụng có chức năng tạo mã OTP. Hình thức mã OTP này có cách hoạt động tương tự như Token OTP. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Token OTP hoạt động trên một thiết bị riêng biệt còn Smart OTP hoạt động trên ứng dụng được cài đặt trong điện thoại.

Smart OTP được xem là hình thức gửi mã OTP mới và hiện đại. Để có đăng ký hình thức gửi mã này, sau khi đăng ký tài khoản thành công, người dùng phải liên hệ với ngân hàng nơi mở tài khoản để đăng ký thêm dịch vụ Smart OTP này.

Lưu ý khi sử dụng mã OTP

Mã OTP là một lớp bảo mật quan trọng giúp tài khoản và những thông tin cá nhân của người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mã OTP có thể bị lộ và trở thành con dao hai lưỡi gây nguy hiểm đến quá trình giao dịch.

Chính bởi vậy, khi sử dụng mã OTP, để tránh những rủi ro không đáng có, người dùng cần lưu ý một vài điều sau:

  1. Kiểm tra thật kỹ các thông tin về số tiền giao dịch và các thông tin về người nhận trước khi nhập mã OTP để xác nhận giao dịch.
  2. Nên thiết lập mật khẩu cho điện thoại đã đăng ký nhận mã OTP để tránh trường hợp mã OTP bị lấy cắp từ điện thoại nhằm mục đích xấu.
  3. Thường xuyên thay đổi để nâng cao tính bảo mật cho tài khoản của bạn.
  4. Khi bị mất điện thoại, nhanh chóng liên hệ ngay với ngân hàng để tạm khóa tính năng nhận tin nhắn SMS báo mã OTP.
  5. Không cung cấp mã OTP cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.
  6. Hạn chế giao dịch, thanh toán trên các thiết bị lạ rất có thể bị mất tính bảo mật.
  7. Nếu nhận được các mã OTP lạ, nhanh chóng liên hệ để khóa tài khoản ngay lập tức.

Vì sao không nhận được mã OTP?

Trong nhiều trường hợp, người dùng có thể sẽ không nhận được mã OTP khiến quá trình xác thực giao dịch bị gián đoạn. Để khắc phục sự cố này, trước hết người dùng cần xác định được những nguyên nhân khiến mã OTP không gửi về thiết bị và tìm cách xử lý phù hợp với từng sự cố.

Số điện thoại đăng ký bị sai

Nguyên nhân dễ thấy nhất khiến người dùng không nhận được mã OTP là do số điện thoại đăng ký nhận mã bị nhập sai. Để kiểm tra xem số điện thoại mà bạn đăng ký đã đúng hay chưa, bạn có thể thực hiện bằng cách liên hệ với ngân hàng để kiểm tra thông tin tài khoản cũng như thông tin về số điện thoại đã đăng ký trước đó.

Để liên hệ với ngân hàng nơi đăng ký tài khoản, bạn có thể gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc đến trực tiếp ngân hàng.

>>Xem thêm: Dịch vụ ZNS: Giải pháp nhắn tin chăm sóc khách hàng hiệu quả qua Zalo

Điện thoại của bạn ngoài vùng phủ sóng

Trong một số trường hợp khác, có thể điện thoại của bạn đang ở ngoài vùng phủ sóng, không thể nhận tín hiệu và vì thế, dĩ nhiên tin nhắn hoặc cuộc gọi thông báo mã OTP sẽ không thể kết nối được đến thiết bị di động của bạn.

Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp khi bạn di chuyển sang quốc gia khác nhưng không thực hiện chuyển vùng cho sim điện thoại thì bạn cũng sẽ không thể nhận được mã OTP.

Để tránh xảy ra sự cố này, hãy luôn đảm bảo thiết bị di động của bạn nằm trong khu vực có mức sóng mạnh và trong vùng dịch vụ để nó có thể nhận được mã từ ngân hàng. Nếu di chuyển đến quốc gia khác (để du lịch hoặc công tác…) thì cũng đừng quên chuyển vùng dịch vụ hoặc có thể chọn một hình thức nhận mã OTP khác phù hợp hơn.

Điện thoại bị chặn SMS

Nếu mã OTP được cung cấp dưới dạng tin nhắn SMS thì nhiều khả năng bạn không nhận được tin nhắn thông báo mã OTP là do điện thoại của bạn đang chặn SMS.

Các bước để kiểm tra xem điện thoại của mình có đang ở chế độ chặn tin nhắn SMS không cũng rất đơn giản:

  1. Đối với thiết bị Android: Vào kiểm tra mục Tin nhắn > kiểm tra danh sách chặn và mục báo cáo Spam > Nếu thấy có số của tổng đài thì hãy gỡ chặn đối với số tổng đài và thực hiện yêu cầu gửi mã OTP để kiểm tra.
  2. Đối với thiết bị iOS: Vào phần Cài đặt > vào Tin nhắn > kiểm tra danh sách chặn > Nếu bạn thấy có số điện thoại của tổng đài hãy bỏ chặn.

SIM điện thoại bị khóa

Một nguyên nhân khác ít gặp phải hơn là sim điện thoại mà bạn đăng ký nhận mã OTP đã bị khóa. Nếu đã thử kiểm tra hết tất cả các khả năng có thể xảy ra nhưng vẫn không nhận được mã OTP thì rất có khả năng sim điện thoại của bạn bị khóa. Bạn có thể liên hệ đến nhà cung cấp mạng di động mà bạn đang dùng để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu rõ OTP là gì và những điều cần biết khi sử dụng mã OTP. Hy vọng rằng, bạn đã có thể hiểu rõ và biết cách sử dụng đúng cách mã OTP để đảm bảo tính an toàn trong quá trình giao dịch trực tuyến của mình.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả mạo...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi...

Pentest là gì? Tầm quan trọng của kiểm thử xâm nhập

Tìm hiểu về phương pháp kiểm thử xâm nhập - Pentest, một giải pháp bảo mật thiết yếu cho doanh nghiệp trong thời đại số hóa.

NAT là gì? Phân loại NAT theo chức năng và cách...

NAT là một kỹ thuật mạng dùng để chuyển đổi địa chỉ IP của một gói data khi nó đi qua một thiết bị mạng như router hoặc tường lửa. Các...

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.